Vỏ lựu có thực sự chữa được viêm loét dạ dày như lời đồn

Vỏ lựu có thực sự chữa được viêm loét dạ dày? Thực hư vấn đề này như thế nào, liệu vỏ lựu có thể chữa được bệnh viêm loét dạ dày như nhiều người đồn đoán.? 

Mặc dù đây không phải là biện pháp điều trị viêm loét dạ dày mang lại hiệu quả cao và nhanh nhưng cũng được khá nhiều người áp dụng. Tìm hiểu những thông tin đề cập dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này

I. Tác dụng vỏ lựu trong việc chữa viêm loét dạ dày

Quả lựu ngoài là loại trái cây còn là nguyên liệu không thể thiếu trong khẩu phần ăn của người bệnh viêm loét dạ dày, giúp hỗ trợ làm lành vết loét trong dạ dày. Với tên gọi là thạch lựu và tên khoa học Punica granatum L thuộc họ Lựu – Punicaceae. Quả lựu được giới khoa học lẫn đông y từ lâu đã sử dụng làm thuốc để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Tất cả các bộ phận của cây lựu như vỏ, rễ, thân, hoa, quả, thịt,… đều được dùng như một vị thuốc. Đặc biệt, vỏ quả lựu thường được y học cổ truyền và dân gian dùng như thuốc chữa viêm loét dạ dày hiệu quả.

Tác dụng chữa viêm loét dạ dày từ vỏ lựu
Tác dụng của vỏ lựu trong việc chữa viêm loét dạ dày được nhiều người biết đến

Theo nghiên cứu của thầy thuốc y học cổ truyền người Nga GI Glubokog có biên soạn và được đăng trên Forgotten Hippocrate and treatment plants vào tháng 12/ 1999 chỉ ra rằng: Vỏ lựu khô có thể giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày và các vấn đề về đường ruột khá hiệu quả, giúp loại bỏ cơn đau nhanh chóng.

Theo cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Nam” của giáo sư Ngô Tất Lợi cho biết: Vỏ quả lựu còn gọi là thạch lựu bì với tên khoa học là Pericarpium Granati. Trong vỏ quả lựu chứa axít betulic, isoquercetin, granatin và axít ursolic, có công dụng kháng viêm, diệt khuẩn, giúp loại bỏ vi khuẩn hp gây viêm loét dạ dày và làm giảm tình trạng viêm tấy. Ngoài ra, các hoạt chất này, giúp làm lành các ổ loét trong dạ dày, cải thiện bệnh. Đồng thời, các hoạt chất trong vỏ quả lựu giúp cản trở và ức chế tế bào ác tính, giảm khả năng gây ung thư

Theo đông y, vỏ quả lựu có vị chua, tính ấm thường tác dụng vào 2 kinh thận và đại tràng, có tác dụng khử trùng, sáp trường chi tả, chỉ huyết (cầm máu),… giúp làm lành vết loét, ngăn cản các vết loét hình thành sâu hơn và gây chảy máu.

II. Cách dùng vỏ lựu chữa viêm loét dạ này

Để điều trị viêm loét dạ dày bằng vỏ lựu đúng cách giúp loại bỏ các nguyên nhân gây viêm loét dạ dày và mang lại kết quả chữa trị tốt nhất, các bước thực hiện đơn giản sau đây sẽ giúp bạn mau lành bệnh.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Vỏ lựu phơi khô: 10 – 12g
  • Nước sôi: 100ml.

Cách thực hiện vô cùng đơn giản sau đây:

  • Các bạn có thể sử dụng vỏ quả lựu đã phơi khô sẵn hoặc sử dụng vỏ lựu tươi đem rửa sạch và ngâm trong nước muối phá loãng 5 – 10 phút, để giúp loại bỏ bớt hàm lượng thuốc trừ sâu còn bám trên vỏ quả rồi tiến hành phơi khô.
  • Tiếp theo, bạn cho 10 – 12g vỏ lựu khô vào 100ml nước sôi đã chuẩn bị và đậy kín nắp lại.
  • Các bạn đợi khoảng 20 – 30 phút cho các hoạt chất trong vỏ lựu khô hòa tan vào nước để tạo thành công thức trị bệnh viêm loét dạ dày.
Cách dùng vỏ lựu chữa viêm loét dạ dày
Công thức chữa bệnh viêm loét dạ dày bằng vỏ lựu

Cách dùng:

Người bệnh viêm loét dạ dày nên chia đều ly nước thành 4 phần, mỗi phần 25ml và uống vào các buổi sáng, trưa, chiều và tối trong ngày. Các bạn nên uống vào lúc bụng đói, đặc biệt buổi tối bạn nên uống trước khi đi ngủ ít nhất 15 phút để thuốc phát huy hết tác dụng chữa bệnh. Người bệnh nên uống liên tục trong vòng 7 ngày để bệnh mau thuyên giảm. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể điều trị theo liệu trình, một tuần uống và một tuần nghỉ để có kết quả chữa bệnh cao.

Lưu ý chữa viêm loét dạ dày bằng vỏ quả lựu

  • Trong quá trình chữa bệnh viêm loét dạ dày bằng quả lựu, các bạn tuyệt đối không uống rượu hoặc bia, bởi các hoạt chất trong vỏ quả rượu tạo cơ chế phản ứng với các chất kích thích khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Bên cạnh đó, để thuốc phát huy được hết công dụng trong việc chữa bệnh viêm loét dạ dày, người bệnh cần lựa chọn vỏ quả lựu tươi, mới và không có chứa chất bảo quả hay dư hàm lượng thuốc trừ sâu,…
  • Hơn nữa, các bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng tránh trường hợp dùng quá liều lượng gây ra tác dụng phụ không mong muốn như gây kích ứng đường tiêu hóa dẫn đến đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn,.. hoặc gây dị ứng như sốt phát ban, sưng mặt và khó thở,…
  • Vỏ quả lượu khi sử dụng điều trị bệnh phải rõ nguồn gốc xuất xứ, hiện nay trái cây Trung Quốc tràn lan trên thị trường và những quả lựu mà bạn mua về có thể cũng nằm trong số đó.

III. Thực tế về hiệu quả khi sử dụng vỏ quả lựu chữa viêm loét dạ dày

  • Chị Như Bích (25 tuổi, nhân viên thống kê công ty TNHH thủy sản Nha Trang) cho biết: ” Năm 12 Bích có thăm khám và được bác sĩ chẩn đoán bị viêm loét dạ dày. Lúc này, bệnh của Bích chỉ nhẹ thôi nên bác sĩ kê toa và tư vấn người bị viêm loét nên kiêng ăn gì. Tuy nhiên, do đặc thù ngành làm của Bích phải thường xuyên làm việc trong môi trường lạnh và ăn uống không đúng giờ, đúng bữa nên có uống thuốc bệnh cũng không khỏi mà biểu hiện bệnh viêm loét dạ dày xuất hiện ngày càng nhiều hơn, ợ chua, buồn nôn, đau vùng thượng vị,… Sau đó, vì không muốn uống thuốc Tây nữa nên Bích mới lên mạng tìm hiểu các bài thuốc dân gian, đông y. Vô tình lướt qua bài thuốc chữa viêm loét dạ dày bằng vỏ quả lựu nên Bích mới áp dụng theo thử, bởi vỏ lựu thì không hiếm (trái cây khoái khẩu của Bích). Bích sử dụng bài thuốc chữa viêm loét dạ dày bằng vỏ quả lựu được 1 tháng thì thấy các triệu chứng viêm loét dạ dày thuyên giảm.”
Ý kiến của người bệnh chữa bệnh viêm loét dạ dày bằng vỏ lựu
Nhiều bệnh nhân đã sử dụng vỏ lựu để chữa bệnh viêm loét dạ dày
  • Cô Tuyết Nga (50 tuổi, nội trợ, Hà Nội) chia sẻ: “Cô cũng dùng vỏ lựu khô để chữa bệnh viêm loét dạ dày. Cô uống một tuần rồi nghỉ một tuần theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Cô điều trị khoảng 2 liệu trình với ăn uống theo chế độ dinh dưỡng bác sĩ khuyên, các dấu hiệu bệnh như đau bụng, ợ hơi, nôn giảm dần. Lúc trước, buồn nôn 3 – 4 lần/ tuần thì nay giảm hẳn, lâu lâu mới bị lại.”

Tóm lại, bài thuốc chữa viêm loét dạ dày bằng vỏ lựu đã được các nhà nghiên cứu khoa và Đông y chứng nhận về công dụng của chúng trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, việc khắc phục bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả như thế nào và sử dụng ra sao vẫn chưa được nghiên cữu rõ. Ngoài ra, hiệu quả mà phương thuốc này mang lại còn phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người. Do đó, để chữa bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả, tốt nhất các bạn vẫn nên tiến hành thăm khám và làm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Hạ Vy

Có thể bạn quan tâm: Bài thuốc đông y chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả

Ẩn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *