Nắm được nguyên nhân viêm loét dạ dày sẽ giúp bạn tránh được các tác nhân gây bệnh, đồng thời giúp công tác điều trị bệnh được hiệu quả hơn.
Theo các số liệu thống kê gần đây, viêm loét dạ dày được xem là một trong số những bệnh mãn tính thường gặp ở nước ta khi mà 7-10% tỉ lệ dân số mắc căn bệnh này. Do đó, việc am hiểu về nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn có biện pháp phòng chống và điều trị bệnh kịp thời. Cùng theo dõi bài viết để tìm hiểu 5 thủ phạm gây viêm loét dạ dày.
Các nguyên nhân gây viêm dạ dày, loét dạ dày thường gặp
Theo bác sĩ Đỗ Thanh Thư – làm việc tại Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết: “Bản chất của viêm loét dạ dày là niêm mạc bị hoại tử với mức độ tổn thương và kích thước vết loét lớn hơn 0.5cm. Tùy vị trí loét khác nhau mà xuất hiện tên gọi khác nhau: viêm dạ dày, viêm tâm vị…”
Mọi lứa đều đều có khả năng mắc viêm loét dạ dày, nhất là những người thường xuyên làm việc trong môi trường căng thẳng, áp lực, hoặc có thói quen sinh hoạt bất thường. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến có tác động mạnh nhất gây viêm loét dạ dày.
# Viêm dạ dày do chế độ ăn uống
Phần lớn những người bị viêm loét dạ dày đều thú nhận rằng mình có chế độ ăn uống không khoa học. Việc thường xuyên bỏ bữa, ăn vội, ăn quá no, hay ăn đêm, vừa ăn vừa xem tivi đều là tác nhân gây viêm loét dạ dày.
Ăn quá no, ăn quá nhanh sẽ khiến cho thức ăn ở lại trong dạ dày lâu hơn, dạ dày co bóp nhiều, niêm mạc dạ dày tăng tiết axit để tiêu hóa thức ăn. Lượng axit đó sẽ tác động trực tiếp lên niêm mạc dạ dày. Những thói quen tưởng chừng như vô hại này lại khiến dạ dày phải hoạt động với cường độ cao, niêm mạc dạ dày bị bào mòn, tình trạng trên diễn ra liên tục gây nên viêm loét dạ dày.
# Viêm dạ dày do sử dụng nhiều chất kích thích
Việc sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia và các loại đồ uống có cồn khác không chỉ ảnh hưởng xấu đến gan mà còn có tác động tiêu cực lên dạ dày.
- Thuốc lá
Hút thuốc lá không chỉ có hại cho phổi mà dạ dày cũng phải hứng chịu những tổn hại do khói và chất độc hại gây nên. Nguyên nhân là vì Nicotine trong khói thuốc lá kích thích cơ thể sản sinh cortisol – tác nhân gây viêm loét dạ dày và làm tăng nguy cơ mắc bệnh nếu người bệnh đang nhiễm vi khuẩn HP.
Không chỉ vậy, thuốc lá còn kích thích niêm mạc dạ dày sản sinh chất endothelin làm cơ chế bảo vệ niêm mạc suy yếu. Hút thuốc làm giảm lưu lượng máu đến niêm mạc dạ dày, ngăn cản không cho dạ dày bài tiết chất nhầy. Do đó, những đối tượng thường xuyên hút thuốc lá rất dễ bị viêm loét dạ dày.
- Rượu bia, đồ uống có cồn
Rượu bia đã trở thành một thói quen không thể thiếu trong các bữa tiệc tùng, liên hoan, thậm chí trong những bữa ăn hằng ngày của nhiều người. Tuy nhiên, dùng rượu bia một cách vô tội vạ và không có kiểm soát đồng nghĩa với việc bạn đưa bản thân đến gần hơn với căn bệnh viêm loét dạ dày.
Các loại đồ uống có cồn sẽ ức chế quá trình tạo chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Mặt khác, uống nhiều rượu, bia khiến dạ dày tiết nhiều axit hơn bình thường dẫn tới sự mất cân bằng, niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Triệu chứng viêm loét dạ dày dễ thấy nhất là người bệnh hay có cảm giác chướng bụng, khó tiêu, hơi thở nóng, đau thắt bụng…Bên cạnh đó, uống nhiều rượu bia gia tăng lượng carbon dioxite khiến các ổ viêm càng trở nên nặng nề hơn.
# Do căng thẳng, Stress, thức khuya
Một trong những nguyên nhân viêm loét dạ dày ít ai ngờ đến chính là căng thẳng, stress, thói quen thức khuya thường xuyên – những điều vốn phổ biến trong cuộc sống hiện đại.
- Stress
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy stress có liên quan đến nhiều bệnh, trong đó có dạ dày. Theo thống kê, tỷ lệ người lao động trí óc mắc bệnh viêm loét dạ dày nhiều hơn những người lao động chân tay, tỉ lệ mắc bệnh ở thành thị cũng nhiều hơn so với nông thôn.
Thông thường, căng thẳng nhẹ sẽ không gây vấn đề gì nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu căng thẳng, stress xảy ra bất ngờ và kéo dài, hệ thần kinh bị ức chế dẫn đến hiện tượng cơ thể sản sinh ra Casitol để điều chỉnh quá trình trao đổi chất.
Lượng Carsitol được sản sinh quá mức không chỉ kích hoạt tăng tiết axit và men pepsine gây tổn hại niêm mạc dạ dày mà còn còn ngăn cản sự bài tiết chất bảo vệ niêm mạc dạ dày, dập tắt các mầm mống của phản ứng miễn dịch và tự chống viêm nhiễm.
- Thức khuya
Có thể xem cơ thể bạn là một cỗ máy có chế độ vận hành theo thời gian sinh học. Cơ thể vận hành đúng theo khoảng thời gian định sẵn sẽ khiến cho nhịp sống bình thường và ổn định. Những hoạt động nào gây ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học đều có thể tạo ra những bất thường cho cỗ máy đó.
Dạ dày không nằm ngoài qui luật trên. Khi ngủ đúng giấc, dạ dày được nghỉ ngơi giúp cơ thể hoạt động tốt ngày hôm sau. Còn nếu không có đủ quĩ thời gian cần thiết để nghỉ ngơi thì dạ dày dễ tăng tiết dịch. Do đó, thức khuya thường xuyên sẽ khiến dạ dày tăng tiết axid, lâu dần gây bệnh đau dạ dày.
# Do dùng thuốc chống viêm không Steroid (NSAIDs)
Khi người bệnh mắc bệnh viêm loét dạ dày, dùng chống viêm thông thường như ibuprofen, aspirin, và naproxen là cách nhanh nhất để thoát khỏi cơn đau. Mặt lợi khi dùng thuốc này là làm ức chế nhanh chóng tác nhân gây viêm nhưng đồng thời, nó lại ức chế enzym COX2 – enzyme chính trong việc tổng hợp prostaglandins – một chất đóng vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Do đó, khi lạm dùng thuốc hoặc uống các loại thuốc kháng viêm không chứa steroid thường xuyên sẽ khiến cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương, gây viêm loét dạ dày tá tràng, chuyển bệnh từ cấp tính sang mãn tính, việc điều trị viêm loét dạ dày cũng sẽ khó khăn hơn. Bên cạnh đó, những loại thuốc giảm đau này còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
# Do vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp)
Bên cạnh những tác nhân trên, 90% người bệnh viêm loét dạ dày được xác định do nhiễm vi khuẩn Hp. Vi khuẩn này có dạng xoắn hình chữ S. Loại vi khuẩn này có thể lây nhiễm qua đường thức ăn qua dụng cụ ly, muỗng, đũa…
Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn Hp sẽ ẩn náu ở lớp niêm mạc dạ dày và tiết chất kích thích dạ dày. Những chất này khiến dạ dày tiết nhiều dịch vị hơn, gây tình trạng thừa axit. Lượng axit dư thừa này sẽ bào mòn niêm mạc, hình thành các vết loét.
Bên cạnh đó, độc tố do vi khuẩn Hp tiết ra làm suy yếu chất nhầy bảo vệ niêm mạc. Như vậy, lớp niêm mạc vốn đã bị tổn thương do lượng axit dư thừa phá hủy nay lại bị bị suy yếu thêm, chính điều này khiến cho quá trình viêm loét diễn ra nhanh hơn.
* Lời khuyên giúp tránh xa các nguyên nhân gây viêm dạ dày, loét dạ dày
Nhịp sống quá tất bật khiến nhiều người lơ là việc chăm sóc bản thân. Tuy nhiên “sức khỏe là vàng”, kể cả khi có nhiều tiền bạn cũng không đánh đổi được một cơ thể khỏe mạnh. Do đó, mỗi người cần trang bị cho mình kiến thức để tránh tác nhân gây bệnh, thiết lập lối sống khoa học, phòng bệnh hiệu quả. Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh không hề khó nếu bạn đủ quyết tâm.
Dưới đây là một số lời khuyên do bác sĩ Thanh Thư đưa ra giúp bạn bảo vệ dạ dày và sức khỏe của mình:
- Ăn uống đúng bữa khoa học, hợp lý. Sau khi ăn nên nghỉ ngơi để dạ dày làm việc.
- Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng
- Tăng cường luyện tập thể dục hằng ngày, tốt nhất là nên kết hợp đi bộ sau bữa ăn khoảng 30 phút.
- Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như: sữa chua, yaour, nước trái cây.
- Nên tắm trước bữa ăn và không tắm ngay sau khi ăn no.
- Khi có tiền sử đau dạ dày cần dùng thuốc kháng sinh, cần thông báo cho bác sĩ để điều chỉnh toa thuốc cho phù hợp.
- Không dùng rượu bia, chất kích thích, thuốc lá để bảo vệ gan và cả dạ dày.
- Khi có các biểu hiện đau dạ dày: chán ăn, khó tiêu, ợ chua, ợ hơi, đau thượng vị…nên đến bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp điều trị.
Trên đây là một số nguyên nhân viêm loét dạ dày phổ biến mà bạn không thể bỏ qua. Tuy nhiên, để phòng ngừa bệnh hiệu quả, người bệnh cần ăn uống khoa học, thăm khám bệnh định kì để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị kịp thời.
Biên soạn: Thanh Hằng
Bài được quan tâm
5 Cách chữa viêm loét dạ dày hiệu quả “bệnh nhân dùng đã khỏi”
Cơ chế gây loét dạ dày của NSAID và cách hạn chế
Tất Tần Tật Từ A-Z Về Viêm Loét Dạ Dày (Bao Tử) Và Cách Xử Lý Từ YHCT
3 cách chữa viêm loét dạ dày từ quả bưởi cực đơn giản
Cách chữa loét dạ dày bằng quả sung được nhiều người áp dụng
Hình ảnh nội soi của bệnh viêm loét dạ dày
Cách điều trị bệnh viêm dạ dày ruột cấp nhanh chóng
Giải đáp tất cả thắc mắc đơn thuốc chữa đau dạ dày của viện 103
Vỏ lựu có thực sự chữa được viêm loét dạ dày như lời đồn
Thuốc điều trị đau dạ dày hiệu quả an toàn nhất
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!