Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có lây không? 90% bệnh nhân hiểu sai

“Chào bác sĩ, tôi có một thắc mắc rất mong được bác sĩ giải đáp, đó là bị viêm loét dạ dày có lây không? Tuần rồi tôi có đến bệnh viện thăm khám sức khỏe định kỳ và được chẩn đoán mình bị viêm loét dạ dày. Vì bệnh không nặng nên chỉ cần cắt thuốc uống đúng theo chỉ định là được. Tuy nhiên, gần đây tôi nghe đồng nghiệp nói bệnh viêm loét dạ dày có thể lây từ người này sang người khác. Điều này làm tôi rất hoang mang vì trong nhà hiện còn có 2 cháu nhỏ nữa. Rất mong nhận được phản hồi sớm từ bác sĩ.”

(Anh Nguyễn Văn Linh, Tiền Giang)

CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP:

Anh Linh thân mến, viêm loét dạ dày là bệnh ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh trên. Rất nhiều người cho rằng đây là một bệnh nội tiêu hóa, không thể lây được. Để biết bệnh viêm loét dạ dày có lây hay không, dưới đây, bác sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Châu, công tác tại khoa tiêu hóa Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM sẽ giúp bạn đọc gỡ rối vướng mắc.

I. Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày là gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng lớp lót dạ dày khu vực niêm mạc dạ dày hoặc ruột non bị viêm, sưng, loét làm lộ lớp mô bên dưới. Mọi đối tượng đều có nguy cơ bị viêm loét dạ dày, sau tỉ lệ mắc bệnh thường tập trung nhiều hơn ở nhóm người cao tuổi.

 

viêm loét dạ dày có lây không
Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày là gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng được hình thành do sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày (chấy nhầy, hàng rào niêm mạc, HCO3) và yếu tố tấn công (axit Hcl và Pepsine tiêu hóa thức ăn). Dưới đây là những tác nhân trực tiếp dẫn đến sự mất cân bằng trên, gồm:

  • Nhiễm vi khuẩn Hp: Vi khuẩn Hp dạ dày là một trong những nguyên nhân gây bệnh lý về dạ dày, trong đó có viêm loét dạ dày phổ biến nhất hiện nay. Loại vi khuẩn này sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ trú ẩn tại niêm mạc dạ dày, từ đây, chúng tiết ra độc tố kích thích dạ dày tiết nhiều axit hơn gây phá hủy lớp niêm mạc, gây bệnh viêm loét. Một điều đáng lưu ý là vi khuẩn Hp có thể lây truyền từ người này sang ngời khác khi dùng chung đồ ăn uống, vật dụng cá nhân hằng ngày.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm không Steroid: Việc lạm dụng hoặc sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm không steroid điều trị một số bệnh lý khác trong thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày hoặc khiến cho bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Thần kinh căng thẳng: Người thường xuyên bị căng thẳng, áp lực, lo lắng, stress kéo dài sẽ có nguy cơ mắc một số bệnh về dạ dày cao hơn người bình thường. Lúc này, yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày sẽ tăng cao, hệ miễn dịch suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho yếu tố gây bệnh tấn công.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày. Người có thói quen ăn uống không khoa học như ăn nhiều đồ cay, nóng, thực phẩm gây kích ứng niêm mạc dạ dày; người thường xuyên bỏ bữa, ăn không đúng giờ giấc.. có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người thông thường.
  • Dùng rượu bia, thuốc lá: Rượu, bia, nhất là thuốc lá là những món cực kì không tốt cho sức khỏe và dạ dày. Uống nhiều đồ uống có cồn sẽ làm giảm sự tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc, đồng thời kích thích dạ dày tiết nhiều axit hơn thông thường, làm bào mòn niêm mạc, dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó, hút thuốc lá cũng làm cho dạ dày bị tổn thương bởi thành phần nicotine có trong đó.

Khi bị viêm loét dạ dày, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng khó chịu đó là: đau rát vùng bụng giữa, vùng thượng vị dữ dội, thường xuyên cảm thấy buồn nôn và nôn, kém ăn, chán ăn, sụt cân, một số trường hợp niêm mạc bị tổn thương đủ lớn, người bệnh sẽ bị xuất huyết dạ dày kèm theo biểu hiện thiếu máu.

Tham khảo thêm: Các triệu chứng viêm loét dạ dày “Đa số người bệnh gặp phải”

II. Bác sĩ giải đáp: Viêm loét dạ dày có lây không?

“Căn cứ vào những nguyên nhân gây bệnh trên, chúng ta phần nào đoán được bệnh viêm loét dạ dày có lây từ người này sang người khác hay không bằng phương pháp loại trừ.” –  Bác sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Châu cho biết.

bệnh viêm loét dạ dày có lây hay không
Bệnh viêm loét dạ dày có lây từ người sang người nên bạn cần đặc biệt lưu ý.

Nếu như bạn bị viêm loét dạ dày do những nguyên nhân không đến từ vi khuẩn Hp, kết quả xét nghiệm âm tính đối với loại xoắn khuẩn này thì bạn hoàn toàn yên tâm vì bệnh sẽ không lây lan.

Tuy nhiên, những trường hợp dương tính với vi khuẩn Hp thì bạn cần đặc biệt lưu ý vì bệnh có khả năng lây từ người bệnh sang những người xung quanh. Một số con đường lây nhiễm vi khuẩn Hp – kẻ “sừng sỏ” gây bệnh viêm loét dạ dày đó là:

  • Lây qua con đường miệng – miệng: Vi khuẩn Hp được tìm thấy trong cao răng, khoang miệng, nước bọt của người bị viêm loét dạ dày. Chúng có thể lây từ người này sang ngời khác bằng cách mà bạn không thể ngờ đến như dùng chung đồ vệ sinh cá nhân, bát đũa, ăn chung mâm, chấm chung bát, mẹ mớm thức ăn cho con, nam nữ hôn nhau…
  • Lây qua con đường phân – miệng: Những trường hợp bị lây nhiễm qua hình thức này là vệ sinh không đảm bảo. Đi vệ sinh không rửa tay đã trực tiếp cầm, nằm thức ăn hoặc không đậy kín thức ăn khiếm cho côn trùng, gián xâm nhập cũng là một trong những hình thức lấy nhiễm vi khuẩn Hp gây bệnh viêm loét dạ dày vô cùng phổ biến.
  • Lây qua con đường dạ dày – dạ dày: Trường hợp này không thường hay gặp. Con đường lây truyền này chủ yếu đến từ thiết bị nội soi không đủ sạch, gây lây nhiễm vi khuẩn Hp từ người bệnh sang người bình thường.

Với những phân tích như trên, có thể khẳng định viêm loét dạ dày hoàn toàn có khả năng lây từ người sang người. Do đó, mỗi chúng ta cần chú trọng trong ăn uống và sinh hoạt hằng ngày để ngăn chặn bệnh tiến tiển, đồng thời đây cũng là cách bảo vệ người thân xung quanh.

♣ Cách phòng tránh lây nhiễm bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả

Để tránh lây và bị lây bệnh viêm loét dạ dày, người bệnh cần nắm những biện pháp sau:

  • Giữ vệ sinh trong ăn uống bằng cách ăn chín, uống sôi, không dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh như khăn mặt, bàn chải, không gắp thức ăn cho nhau.
  • Đậy kĩ thức ăn, tránh để kiến, gián, côn trùng bò vào.
  • Vệ sinh sạch sẽ sau khi đi vệ sinh xong.
  • Đối với người bị viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn Hp, cần tích cực điều trị bằng phác đồ tiêu diệt vi khuẩn Hp cụ thể. Có như vậy mới tránh lây nhiễm cho người khác, đồng thời tránh được biến chứng nguy hiểm do bệnh mang lại.

Trên đây là giải đáp thắc mắc viêm loét dạ dày có lây không sẽ không giúp bạn có thể những kiến thức cần thiết về bệnh và cách phòng tránh hiệu quả. Hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn. Chúc bạn sớm điều trị được bệnh.

Hoàng Mai

BẠN ĐỌC CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:

Ẩn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *