Cách sơ cấp cứu khi bị xuất huyết do viêm loét dạ dày tá tràng

Các chuyên gia cho biết, những người có người thân mắc bệnh lý về dạ dày, nhất là đối tượng bị viêm loét dạ dày nên nắm vững cách sơ cứu khi bị xuất huyết dạ dày để chủ động hơn khi đối phó với những tình huống bất ngờ.

Khi bị xuất huyết dạ dày, cơ thể bị mất máu đột ngột gây suy tuần hoàn, sốc, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng nếu như không được xử lý kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn tỉ mỉ, chính xác các bước sơ cứu khi vấp phải tình huống trên.

I. Bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày có những biểu hiện gì?

Xuất huyết dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, chảy máu. Xuất huyết dạ dày gặp nhiều ở những đối tượng bị viêm xung huyết dạ dày, viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày. Tùy vào mức độ thương tổn ở dạ dày nặng hay nhẹ mà lượng máu xuất huyết sẽ nhiều hay ít.

Triệu chứng xuất huyết dạ dày khá dễ nhận biết. Tham khảo một số dấu hiệu điển hình của bệnh thường gặp ngay sau đây:

sơ cứu xuất huyết dạ dày
Hình ảnh dạ dày bình thường (A) và dạ dày bị xuất huyết (B).

# Nôn ra máu: Máu nôn có màu đỏ tươi hoặc hồng nâu, máu có thể trộn lẫn với dịch vị và thức ăn trong dạ dày. Nôn ra máu thường xuất hiện bất ngờ, đột ngột, bệnh nhẹ thì nôn ít máu, trường hợp xuất huyết mạnh, lượng máu chảy nhiều hơn.

# Đau rát vùng thượng vị dạ dày: Cơn đau thượng vị xuất hiện dữ dội, lan rộng khắp cả ổ bụng.

# Phân có màu đen: Khi đi ngoài, quan sát phân thấy lẫn ít máu tươi, trường hợp máu bị ứ đọng lâu ngày, phân sẽ có màu đen, nâu đậm kèm mùi hôi thối khó chịu.

 # Biểu hiện thiếu máu: Khi cơ thể thất thoát đi một lượng máu một cách từ từ hay ồ ạt thì đều gây nên các biểu hiện vã mồ hôi, da dẻ xanh xao, sụt cân không rõ nguyên nhân, người tái nhợt, mệt mỏi.

II. Hướng dẫn sơ cứu cho bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày tá tràng

Xuất huyết dạ dày có nhiều mức độ, không phải bất kì trường hợp xuất huyết dạ dày nào cũng đòi hỏi  bệnh nhân thực hiện sơ cứu. Cụ thể:

  • Xuất huyết dạ dày nhẹ: bệnh nhân có hiện tượng ra máu nhưng lượng máu xuất huyết tương đối ít. Trường hợp này nếu theo dõi 1-2 ngày mà không thấy có biểu hiện đáng ngại thì có nghĩa dạ dày đã tự cầm máu, bạn không cần quá lo lắng, chỉ cần chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt là được.
  • Trường hợp xuất huyết dạ dày mức độ nhẹ, lượng máu xuất ít nhưng kéo dài, âm ỉ: Người bệnh cảm thấy xanh xao, mệt mỏi, thiếu sức sống – những biểu hiện của thiếu máu thì bạn cũng nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị bệnh xuất huyết dạ dày.
  • Xuất huyết dạ dày nặng: Người bệnh có những biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, tay chân run rẩy… trường hợp này, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh trường hợp xấu nhất có thể diễn ra.

Sơ cứu bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày được thực hiện trong trường hợp người bệnh liên tục nôn ra máu tươi hoặc đi ngoài ra máu nhiều, người mệt mỏi, choáng, tay chân lạnh… Việc sơ cứu cần được thực hiện nhanh chóng, đúng cách theo những bước như sau:

Bước 1: Đặt bệnh nhân nằm yên trên giường, kê phần  chân cao hơn phần đầu. Nếu bệnh nhân bị lạnh tay, chân, lạnh người nên dùng chăn ủ hoặc mặc thêm quần áo để ấm người.

Bước 2: Không được để bệnh nhân ở trạng thái bụng đói vì như vậy, dạ dày sẽ tăng cường co bóp và tiết dịch vị, gây xây xát vết thương dẫn đến máu chảy nhiều hơn. Thay vào đó, nên cho bệnh nhân ăn một ít thức ăn nhẹ như cháo lỏng, sữa, khoai tây nghiền, thịt băm… rồi uống thuốc cầm máu.

Bước 3: Cầm máu cho bệnh nhân:

  • Cho bệnh nhân uống một số thuốc cầm máu. Một số loại phổ biến, có tác dụng nhanh chóng đó là Hemocaprol, Posthypophyse, vitamin K.
  • Trong trường hợp nhà không có thuốc cầm máu, bạn có thể cho bệnh nhân dùng nước muối pha loãng. Hòa tan 6-8 gam muối với 100 gam nước lọc cho bệnh nhân uống để hạn chế máu đông lại, ngừng chảy.
cách sơ cứu khi bị xuất huyết dạ dày
Nếu không có thuốc cầm máu, bạn có thể dùng nước muối để cầm máu cho bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày.

Bước 4: Sau khi thực hiện xong tất cả những thao tác trên, người nhà nên nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để thăm khám và có sự can thiệp chuyên môn đúng lúc.

Lời khuyên cho người bị xuất huyết dạ dày ngăn lượng máu xuất huyết:

Để ngăn ngừa tình trạng xuất huyết cũng như hạn chế lượng máu xuất huyết, người bệnh cần lưu ý:

  • Chia thức ăn thành bữa ăn nhỏ hơn để tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Ăn uống điều độ, không nên ăn quá no hay để bụng quá đói.
  • Tránh ăn thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh để tránh dạ dày co bóp quá mạnh, khiến cho tình trạng xuất huyết càng nghiêm trọng hơn.
  • Không nên nằm sau khi ăn hoặc vận động quá mạnh sau khi ăn.
  • Kiêng rượu, bia, thuốc lá, những thực phẩm có hại cho sức khỏe.
  • Tích cực điều trị bệnh dạ dày như viêm dạ dày, loét dạ dày sớm. Khi tình tạng viêm loét được cải thiện thì hiện tượng xuất huyết cũng khó xảy ra hơn.

Trên đây là hướng dẫn cách sơ cấp cứu khi bị xuất huyết dạ dày tá tràng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để ứng phó với tình huống trên.

Hoàng Anh

BẠN ĐỌC CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:

Ẩn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *