Rượu, bia từ lâu đã trở thành thứ đồ uống quen thuộc của người Việt, nó hiện diện ở hầu hết các cuộc họp mặt, liên hoan cuối năm hay thôi nôi, đầy tháng, sinh nhật… Thói quen uống rượu, bia đã trở nên khó bỏ với nhiều người, đây cũng là nguyên nhân làm phát sinh nhiều bệnh tật cho sức khỏe, đặc biệt là chứng viêm loét dạ dày – tá tràng. Nếu muốn bệnh nhanh khỏi, bạn cần tránh xa loại đồ uống này.
Bị viêm loét dạ dày tá tràng cần kiêng rượu bia
Thức uống có cồn sẽ gây ức chế đến sự hình thành chất nhầy bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, ngoài ra bia còn làm tăng tiết axit dịch vị gây tổn thương lớp niêm mạc, hậu quả là gây ra hiện tượng đầy hơi, chướng bụng, co thắt dạ dày hoặc xuất huyết.
Các triệu chứng ban đầu dễ bị người bệnh bỏ qua, càng uống nhiều rượu tổn hại lên dạ dày càng lớn và lâu dài, dần dần sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như viêm loét hoặc thậm chí là ung thư dạ dày.
Trong bia còn có chứa nhiều CO2, khi đi vào cơ thể sẽ khiến axit dạ dày tăng cao, gây ra các vết loét kịch phát, hoặc thậm chí là thủng dạ dày, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
Bảo vệ dạ dày ngay từ bây giờ
Viêm loét dạ dày là bệnh khó điều trị dứt, ngay cả những người chưa có triệu chứng viêm loét dạ dày nhưng thường xuyên tiếp xúc với rượu bia cũng cần phải nghĩ ngay đến các biện pháp bảo vệ sức khỏe cho dạ dày.
Nếu có các biểu hiện trướng bụng, đầy hơi, ợ chua, nóng rát trong dạ dày hoặc xuất hiện những cơn đau thắt ở thượng vị thì khả năng lớn bạn đã bị viêm loét dạ dày. Lúc này, bệnh nhân nên nhanh chóng thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Công việc và lối sống hằng ngày có thể rất khó để bạn tránh khỏi việc tiếp xúc với rượu, bia, song nếu có thể bạn nên hạn chế tối đa sử dụng loại đồ uống có cồn này.
– Tuyệt đối không uống rượu, bia khi bụng đang đói vì sẽ làm gia tăng nguy cơ viêm loét dạ dày cao.
– Tránh xa một số thực phẩm có thể làm tình trạng viêm loét dạ dày của bạn tồi tệ hơn như:
+ Thực phẩm cay nóng: tiêu, ớt, mù tạt, hành…đây là những thực phẩm gây kích thích cho dạ dày khiến chúng tiết nhiều dịch vị và dễ bị tổn thương hơn.
+ Thực phẩm có vị chua: dưa muối, xoài, me, cóc ổi… nhóm thực phẩm này sẽ làm tăng lượng axit trong dạ dày làm rộng thêm các vết loét.
+ Đồ uống có gas: uống nhiều nước có gas sẽ khiến dạ dày trương to hơn, gây trướng bụng, đồng thời tăng tiết axit ở dạ dày.
+ Cà phê: cũng là thực phẩm không nên uống khi đói, cafe cũng khiến axit dịch vị tiết nhiều hơn, gây cảm giác cồn cào và nóng rát trong bụng.
+ Muối: không nên ăn quá mặn nếu bạn là người có tiểu sử viêm loét dạ dày tá tràng, ăn mặn sẽ làm tăng nguy cơ viêm loét cao hơn.
– Hạn chế thức khuya, nên ngủ trước 23 giờ để các cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi và hồi phục lại chức năng sau một ngày làm việc mệt nhọc.
– Rèn luyện thể thao mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, đề kháng và giúp các cơ quan nội tạng trong cơ thể làm việc tốt hơn. Thể thao thường xuyên sẽ giúp hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp hoạt động ổn định và khỏe mạnh hơn.
THÔNG TIN LIÊN QUAN:
Bài được quan tâm
5 Cách chữa viêm loét dạ dày hiệu quả “bệnh nhân dùng đã khỏi”
Cơ chế gây loét dạ dày của NSAID và cách hạn chế
Tất Tần Tật Từ A-Z Về Viêm Loét Dạ Dày (Bao Tử) Và Cách Xử Lý Từ YHCT
3 cách chữa viêm loét dạ dày từ quả bưởi cực đơn giản
Cách chữa loét dạ dày bằng quả sung được nhiều người áp dụng
Hình ảnh nội soi của bệnh viêm loét dạ dày
Cách điều trị bệnh viêm dạ dày ruột cấp nhanh chóng
Giải đáp tất cả thắc mắc đơn thuốc chữa đau dạ dày của viện 103
Vỏ lựu có thực sự chữa được viêm loét dạ dày như lời đồn
Thuốc điều trị đau dạ dày hiệu quả an toàn nhất
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!