Bị đầy hơi, chướng bụng không nên ăn gì? Người bệnh nên biết

Chế độ ăn uống không phù hợp, ăn uống vô tội vạ không kiêng khem là nguyên nhân gây đầy hơi chướng bụng. Bị đầy hơi chướng bụng không nên ăn gì để hạn chế tình trạng trên? Bạn đọc hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.

I. Nguyên nhân gây hiện tượng chướng bụng, đầy hơi?

Đầy hơi, chướng bụng xuất hiện khi hơi bị tụ nhiều ở dạ dày hay ruột khiến bạn có cảm giác đầy bụng, trong một số trường hợp bụng của bạn sẽ căng lên.

Người bị chướng bụng, đầy hơi thường xuyên xuất hiện chứng ơ nóng, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn và nôn, bụng chướng, ậm ạch khó chịu, một số người xuất hiện tình trạng táo bón. Cảm giác càng khó chịu khi xuất hiện chứng ợ hơi, đau thắt ngực, triệu chứng trên càng nổi bật ngay sau khi ăn.

chướng bụng đầy hơi
Nguyên nhân gây hiện tượng chướng bụng, đầy hơi?

# Thói quen ăn uống không đúng cách:

  • Ăn nhiều tinh bột khiến cho men tiêu hóa, dịch vị trong dạ dày tiết ra không kịp để tiêu hóa thức ăn.
  • Ăn quá nhanh, không nhai kĩ, nuốt vội dẫn đến việc dạ dày phải tốn nhiều công sức để tiêu hóa, thức ăn ở dạ dày lâu hơn dễ gây cảm giác đầy hơi, chướng bụng.
  • Một số thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn dễ tạo hơi dạ dày, ruột; gia vị, đồ uống có cồn như rượu, bia cũng là tác nhân gây tình trạng đầy hơi, chướng bụng.
  • Người thường xuyên lo âu, căng thẳng, stress cũng có thể bắt gặp tình trạng trên.

# Do rối loạn vận động nhu động tiêu hóa

Rối loạn vận động nhu động ống tiêu hóa khiến cho dạ dày lúc nào cũng đầy thức ăn, thức ăn xuống ruột chậm đẫn đến việc tiêu hóa thức ăn gặp nhiều khó khăn.

# Do mắc một số bệnh đường tiêu hóa

Một số bệnh về dạ dày như viêm dạ dày, loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản gây triệu chứng của hiện tượng trào ngược chính là chứng đầy hơi, chướng bụng kèm theo cảm giác nóng rát phía sau xương ức, ợ hơi, ợ nóng.

Bệnh viêm đại tràng co thắt hay còn được gọi là hội chứng viêm đại tràng kích thích, giảm nhu động ruột đều có thể gây nên hiện tượng trên.

# Do bệnh thuộc hệ thống thần kinh

Nhiều nghiên cứu cho rằng, những người thường xuyên lo âu, căng thẳng stress kéo dài có nguy cơ mắc phải chứng chướng bụng, đầy hơi.

# Do dùng thuốc không đúng cách

Chứng chướng bụng đầy hơi cũng có thể đến từ tác dụng phụ của một số thuốc trị bệnh làm ảnh hưởng đến chức năng sinh lí bình thường của một số cơ quan thuộc hệ tiêu hóa như việc dùng: suy tuyến giáp trạng, tăng huyết áp, dùng thuốc trị bệnh trầm cảm…

Tham khảo thêm: Cách nhận biết bị chướng bụng đầy hơi

II. Bị đầy hơi chướng bụng không nên ăn gì?

Có thể thấy, chế độ ăn uống tác động trực tiếp đến việc hình thành chứng đầy hơi, chướng bụng. Do đó, để tránh tình trạng trên “ghé thăm” thường xuyên, người bệnh nên kiêng một số loại thực phẩm sau:

1. Các loại rau cải

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, ăn nhiều cải bao gồm: súp lơ, bông cải xanh, cải bẹ xanh… dễ dẫn đến hiện tượng đầy hơi, khó tiêu. Bỏ qua việc loại rau này giàu vitamin, khoáng chất, tốt cho hệ tiêu hóa thì rau cải còn chứa một loại carbohydrates raffinose. Vì cơ thể chúng ta không thể tạo ra enzym để phân giải nên chúng sẽ đi ruột non mà không được tiêu hóa. Khi thức ăn đi vào ruột già, nó bị vi khuẩn lên men, phát sinh khí gây đầy hơi, chướng bụng, đầy bụng.

chướng bụng đầy hơi nên kiêng gì
Rau cải dễ gây chứng đầy hơi, bạn cần hạn chế ăn sống.

Nếu như đang bị chứng đầy hơi nhưng bị “lậm” rau cải, bạn chỉ nên ăn cải đã nấu chín, làm như vậy mới giảm bớt được lượng khí dư thừa trong dạ dày, ruột.

2. Ngũ cốc (lúa mạch đen, lúa mì)

Lúa mạch, lúa mì đen cũng thuộc danh sách những món ăn gây chứng đầy hơi chướng bụng cần tránh. Nguyên do bởi chúng chứa hàm lượng fructan cao, không bị phân hủy trong quá trình tiêu hóa. Những ai bị dị ứng gluten mà ăn ngũ cốc có thể gây phá hủy ruột non, phát sinh khí, đầy hơi, tiêu chảy. Kể cả khi không dị ứng với gluten thì hàm lượng lớn chất xơ không hòa tan trong những loại ngũ cốc này cũng dễ khiến vi khuẩn lên men, hình thành khí thừa thải.

3. Các loại đậu

Những cây họ đậu chứa hàm lượng lớn carbon hydrate và protein rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, những cây họ đậu cũng giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất… Tuy nhiên, trong một số họ đậu chứa một nhóm carb tên gọi là Fodmaps.

đầy hơi chướng bụng nên kiêng ăn gì
Ăn nhiều đậu dễ gây hiện tượng đầy hơi.

Đối với người bình thường, Fodmaps chỉ đơn giản là nhiên liệu cho lợi khuẩn, không gây bất kì vấn đề gì. Tuy nhiên, đối với những người có vấn đề về hệ tiêu hóa, nhất là mắc hội chứng ruột kích thích có thể sinh chứng đầy hơi, đầy bụng, khó tiêu.

Nói như vậy không có nghĩa là bạn không thể ăn những món ăn từ đậu. Bạn vẫn có thể ăn những món trên khi ngâm chúng qua đêm vì như vậy lượng Fodmaps sẽ được giảm đi đáng kể.

4. Thực phẩm chứa hàm lượng fructose cao

Trái cây nói chung là nhóm thực phẩm chứa hàm lượng fructose cao, dễ tiêu hóa, phòng tránh được nhiều bệnh tật. Tuy nhiên, fructose trong trái cây và đồ ăn ngọt cũng chính là thực phẩm yêu thích của một số vi khuẩn đường ruột. Ăn nhiều thực phẩm chứa đường fructose cao sẽ dễ hình thành khí.

Một số loại trái cây có chứa lượng đường fructose cao đó là: lê, mận, táo, anh đào, chà là… cần hạn chế tiêu thụ nhiều để tránh sinh khí ở đường ruột.

5. Cà phê

Cà phê là thức uống yêu thích để bắt đầu ngày mới hứng khởi. Tuy nhiên, nó cũng là tác nhân gây chứng chướng bụng, đầy hơi. Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, caffein trong cà phê sẽ làm gia tăng axit dạ dày, gây kích ứng ruột, hình thành chứng đầy hơi, uống khi đói tình trạng trên sẽ càng nghiêm trọng hơn.

6. Các sản phẩm từ sữa

Sữa và một số sản phẩm từ sữa như sữa chua, bơ, kem, pho mát… là thức uống cực kì bổ dưỡng vì chúng chứa hàm lượng protein và canxi vô cùng dồi dào. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể tiêu hóa được sữa. Bằng chứng là có khoảng 75% dân số thế giới không có hoặc ít enzym lactoza phân giải đường lactose trong sữa dẫn đến. Cơ thể không dung nạp được lactose có thể dẫn đến một số triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi…

Một số người không dung nạp được lactose nhưng vẫn có thể dùng một số chế phẩm từ sữa như sữa chua, kem, bơ… một số thực phẩm thay thế sữa như: sữa gạo, sữa đậu nành sữa dừa, hạnh nhân…

7. Đồ uống có ga

Nhiều người cho rằng, sau khi hải hản, đồ nướng hay một số thực phẩm khó tiêu nên uống nước có ga để dễ tiêu hơn. Thực ra, điều này không hoàn toàn đúng vì nước uống có ga chứa hàm lượng khí lớn, khi vào cơ thể, một phần khí ga bị mắc kẹt trong hệ tiêu hóa, có thể gây đầy hơi, chướng bụng, thậm chí đau bụng.

đầy hơi chướng bụng không nên ăn gì
Kiêng đồ uống có ga nếu không muốn bị chướng bụng, đầy hơi.

Thay vì dùng nước uống có ga, bạn có thể bổ sung một số nước uống trái cây tự nhiên như táo, nho, ca, quýt để cung cấp thêm axit dạ dày, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và giảm khí thừa.

8. Bia

Uống bia không chỉ làm tăng mỡ bụng, bụng phệ mà còn gây hiện tượng đầy hơi, chướng bụng. Nguyên do bia là nước giải khác được làm từ nguồn carb có thể lên men như ngô, lúa mì, lúa mạch, gạo cùng men và nước. Chính vì thế mà bia chứa khí carbon dioxide và carb lên men – 2 nguyên nhân chính gây tình trạng đầy hơi.

Đồ uống thay thế: Nước trắng vẫn là sự lựa chọn tốt nhất trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, nếu bạn đang cần tìm một loại thức uống có cồn thay thế thì nên chọn rượu vang trắng, rượu vang đỏ hay rượu mạnh để tránh tình trạng đầy hơi, chướng bụng.

9. Tỏi, hành, hành tây

Tỏi, hành củ, hành tây à một loại gia vị phổ biến hằng ngày, ngoài ra, người ta còn dùng tỏi để trị bệnh. Tuy nhiên, nếu không muốn bị đầy hơi, chướng bụng thì bạn nên hạn chế ăn tỏi, hành, hành tây bởi chúng chứa hàm lượng fodmaps gây hiện tượng đầy hơi. Tuy nhiên, với hành củ, tỏi, hành tây được nấu chín có thể giảm được tình trạng trên.

10. Nhai kẹo cao su

Kẹo cao su chứa chất ngọt nhân tạo, tiêu biểu là sorbitol và xylitol. Những chất này đặc biệt hấp thu rất chậm tại ruột non nên nhai kẹo cao su thường xuyên có thể làm lên men, phát sinh khí, gây đầy hơi, khó chịu, đau bụng, tiêu chảy… Bên cạnh đó, nhai kẹo cao su còn khiến bạn nuốt nhiều hơi hơn, là nguyên nhân gây tình trạng đầy hơi.

Lưu ý một số cách hạn chế tình trạng chướng bụng, đầy hơi:

  • Uống nhiều nước hằng ngày (1,5-2 lít) để tống độc tố ra khỏi cơ thể.
  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung chất xơ, hỗ trợ hoạt động bài tiết chất độc và cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa. Một số loại rau củ nên ăn đó là: rau dền, cam. bưởi, táo, dứa, lê…
  • Đối với một số người bị chứng đầu bụng, chướng bụng do một số bệnh lí dạ dày gây nên, bạn cần chia bữa ăn lớn thành 4-5 bữa nhỏ trong ngày để giảm bớt áp lực cho dạ dày.
  • Boit thói quen nhai kẹo cao su, nói chuyện khi ăn để tích tụ khí ở bụng gây chứng đầy hơi, chướng bụng.
  • Sau khi ăn, bạn nên có một số động tác vận động nhẹ nhàng hoặc mát xa để xoa bóp, tăng nhu động ruột ở dạ dày, thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.

Bài viết vừa giúp bạn giải đáp đầy hơi chướng bụng không nên ăn gì. Có thể thấy, nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi xuất phát chủ yếu từ chế độ ăn uống không phù hợp, ăn uống không đúng cách. Để tình trạng trên không tái diễn gây khó chịu, bạn nên kiêng một số thực phẩm bài viết vừa liệt kê trên, đồng thời xây dựng cho mình chế độ ăn uóng và sinh hoạt điều độ để hạn chế tình trạng trên. Nếu những triệu chứng trên tái đi phát lại nhiều lần và kéo dài, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời.

Thanh Ngân

Bạn đọc có thể tham khảo thêm: 

Ẩn

Bình luận

  1. Nguyễn loan Trả lời

    Ăn đậu phụ khiến no lâu nhưng những người bị dạ dày ko nên ăn vì rất dễ gây đầy, chướng bụng, khó tiêu. Ăn nhiều dễ bị táo bón hoặc sỏi thận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *