Dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị trào ngược dạ dày thực quản

Dấu hiệu nhận biết bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là gì? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giảm đáp thắc mắc.

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là hiện tượng sinh lý thường gặp, không đáng ngại. Tuy nhiên, khi nôn trớ diễn ra thường xuyên không ăn không quá no hoặc khi thay đổi tư thế đột ngột, đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh nếu như không điều trị sớm có thể gây biến chứng nguy hiểm như: viêm tai giữa, hẹp thực quản, suy dinh dưỡng… ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ. Chính vì thế, việc nắm bắt dấu hiệu trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là vô cùng cần thiết.

I. Thế nào là trào ngược thực quản dạ dày sinh lý và bệnh lý

Trào ngược dạ dày thực quản có thể là hiện tượng sinh lý thông thường hoặc là biểu hiện của bệnh lý về dạ dày.

triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em
Cần phân biệt trào ngược dạ dày sinh lý và bệnh lý

Thế nào là trào ngược dạ dày sinh lý?

Hiện tượng trào ngược dạ dày sinh lý thường xuất hiện ở đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ dưới 12 tháng tuổi với biểu hiện duy nhất là trẻ nôn trớ. Nôn trớ xuất hiện vài lần mỗi ngày, sau khi ăn xong. Trẻ bị trào ngược dạ dày sinh lý vẫn khỏe mạnh, tăng cân, phát triển bình thường.

Nguyên nhân gây trào ngược sinh lý là do dạ dày trẻ phát triển chưa hoàn hiện, dạ dày nằm ngang và cao hơn so với dạ dày của người lớn. Bên cạnh đó, các cơ thắt thực quản vốn chỉ mở ra khi thức ăn đi xuống và đóng kín lại khi dạ dày co bóp, nhào trộn thức ăn lại hoạt động chưa ổn định nên thỉnh thoảng, lẽ ra nó phải đóng kín thì lại mở ra khiến thức ăn trào và đi ngược lên trên gây nôn trớ. Vì là hiện tượng sinh lý thông thường nên hầu như đứa trẻ nào cũng từng mắc phải. Chứng nôn trớ do trào ngược sinh lý sẽ thoái dần theo tời gian nên bố mẹ không cần quá lo lắng.

Thế nào là trào ngược dạ dày bệnh lý?

Khác với trào ngược sinh lý, bệnh trào ngược dạ dày là trào ngược dạ dày thực quản có những triệu chứng và biến chứng. Khi hơn 12 tháng tuổi, hiện tượng trào ngược sinh lý vẫn xuất hiện, trẻ nôn trớ nhiều lần trong ngày thì khả năng cao là bé bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Nguyên nhân gây bệnh phổ biến là do mắc các dị tật bẩm sinh như sa dạ dày, cơ thắt trương lực dạ dày – thực quản yếu, không đủ sức cản sữa và thức ăn, thoát vị cơ hoành, sa dạ dày.

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ dẫn đến nhiều nguy hiểm như sặc sữa, thức ăn qua mũi, trẻ có hiện tượng, khó tăng cân mà không rõ nguyên nhân. Bên cạnh đó, trào ngược dạ dày thực quản còn gây ảnh hưởng đến hô hấp như trẻ thở khò khè, nghẹt thở, tím tái, thậm chí nguy hiểm hơn là ngừng thở.

Trường hợp này, bố mẹ cần theo dõi triệu chứng biểu hiện, cho trẻ thăm khám và tiến hành điều trị.

II. Dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị trào ngược thực quản dạ dày

Trào ngược dạ dày thực quản có thể là biểu hiện sinh lý nhưng cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý. Cha mẹ cần hiểu rõ đặc trưng từng loại để có biện pháp ứng phó kịp thời cho trẻ.

1. Dấu hiệu nhận biết trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng sinh lý thông thường

  • Trào ngược dạ dày sinh lý bắt gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi.
  • Trẻ bị trào ngược dạ dày sinh lý có biểu hiện nôn trớ sau khi bú, sau khi ăn no hoặc do phản ứng với một loại thực phẩm nào đó.
  • Trẻ bị trào ngược sinh lý vẫn khỏe mạnh, tăng cân tốt, thể chất phát triển bình thường.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

Khi mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, trẻ xuất hiện một số biểu hiện sau:

dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị trào ngược dạ dày
Dấu hiệu nhận biết bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em.
  • Nôn trớ nhiều lần trong ngày
  • Trẻ có biểu hiện lười ăn, sợ ăn.
  • Hệ quả của việc nôn trớ nhiều lần, chán ăn, sợ ăn, trẻ bị sụt cân, thậm chí suy dinh dưỡng, thấp còi.
  • Vì dịch axit thường xuyên trào ngược từ dạ dày lên thực quản lên nhiều trẻ có biểu hiện mòn răng, sâu răng, hôi thở có mùi hôi.
  • Trẻ thường xuyên bị đau bụng, tức ngực.
  • Trào ngược dạ dày có thể gây biến chứng đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, ho khò khè…Trẻ ho nhiều vào ban đêm, có khi khó thở, ngưng thở tạm thời, da dẻ tím tái, xanh xao.

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện khám?

Trào ngược sinh lý không có gì đáng ngại, tuy nhiên trào ngược dạ dày do bệnh lý nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh không chỉ khiến trẻ khó chịu mà còn gây biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Khi nhận thấy trẻ có những biểu hiện sau, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị:

  • Người gầy gò xanh sao, không tăng cân.
  • Nôn trớ nhiều, mạnh, chất nôn sặc lên mũi.
  • Chất nôn trớ có màu xanh nhạt hoặc vàng.
  • Nôn kèm theo máu.
  • Nôn trớ kéo dài nhiều lần trong ngày kèm theo biểu hiện tiêu chảy, sốt.

Trên đây là dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị trào ngược dạ dày điển hình. Bố mẹ cần quan tâm theo dõi, đưa con đi khám kịp thời khi phát hiện những dấu hiệu bất thường. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn. Chúc con bạn chóng khỏe mạnh.

Thanh Ngân

BẠN ĐỌC CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:

Ẩn

Bình luận

  1. Bé nhà mình 13 tháng khoảng 3 tháng nay bé hay bị viêm đường hô hấp trên,tái đi tái lại nhiều lần nhất là ban đêm khi ngủ bé ho nhiều có lúc ọc sữa (bé bú mẹ) hơi thở có mùi hôi, đêm ngủ không ngon giấc hay trằn trọc khóc đêm, ăn kém, bé mọc 7 răng nhưng răng bị vàng và mòn dần ( bé dc 29 ngày tuổi thì bị viêm phổi phải điều trị tại bệnh viện nhi đồng 2 14 ngày). Nếu đi khám và điều trị ở bệnh viện nào tốt. Nhà mình gần bệnh viện nhi đồng đồng nai. Xin tư vấn giúp, xin cảm ơn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *