Bị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Uống Thuốc Gì?

Bị trào ngược dạ dày thực quản nên uống gì nhanh khỏi bệnh? Sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài có gây tác dụng phụ gì hay không? 

“Thưa bác sĩ, gần đây tôi bị trào ngược dạ dày thực quản. Không biết bị trào ngược dạ dày thực quản nên uống thuốc gì nhanh khỏi bệnh? Trường hợp của tôi bệnh đã được một tháng, nhưng do công việc bận rộn, nhà lại xa bệnh viện nên không có điều kiện đi khám. Rất mong nhận được sự tư vấn của bác sĩ.”

[Anh Nguyễn Duy Mạnh, 34 tuổi, Cần Thơ]

trào ngược dạ dày uống thuốc gì
Bị trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì?

TƯ VẤN

Tùy theo mức độ trào ngược cũng như tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê cho bạn những loại thuốc khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung lại, những thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản đều thuộc nhóm thuốc kháng axit, thuốc giảm co thắt dạ dày…. Để biết thêm thông tin chi tiết, theo dõi bài viết ngay để nghe bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Điệp, công tác tại khoa Tiêu hóa, bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh tư vấn cách chọn thuốc.

I. Bị trào ngược dạ dày thực quản nên uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh?

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh đường tiêu hóa không khó bắt gặp. Khi bị trào ngược dạ dày, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, cảm giác buồn nôn và nôn dịch trong dạ dày. Ngoài ra, nhiều người còn xuất hiện triệu chứng đau tức ngực, nôn ói, tăng tiết nước bọt…

Sau khi xác định chắc chắn mình bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, tùy theo mức độ bệnh, bác sĩ chuyên môn sẽ kê cho bạn một trong số những loại thuốc điều trị bệnh sau:

bị trào ngược dạ dày uống thuốc gì
Bị trào ngược dạ dày thực quản nên uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh?

1. Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Như chúng ta đa biết, dư thừa axit trong dạ dày là một trong những nguyên nhân gây hầu hết bệnh về dạ dày, trong đó có trào ngược dạ dày thực quản. Thuốc ức chế bơm proton (PPI) là tên gọi chung của những thuốc có tác dụng làm giảm sự tiết axit ở dạ dày bằng cách ngăn enzym trong dạ dày sản sinh axit. Một số tên thuốc thuộc nhóm trên gồm:

♦ Omeprazole 

Thuốc Omeprazole có công dụng ức chế axit khá mạnh, có thể tạo ra các vô toan. Ngay sau khi dùng thuốc, những triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản thuyên giảm rất nhanh chóng. Một số tác dụng phụ thường thấy là: táo bón, nhức đầu, tiêu chảy…

Lansoprazole

Thuốc Lansoprazole thuộc nhóm ức chế bơm proton thế hệ thứ 2. Sau khoảng 8 tuần điều trị bằng thuốc trên, tỉ lệ liền sẹo ở dạ dày đạt từ 89-92%, tỉ lệ vi khuẩn Hp bị tiêu diệt dao động từ 21 – 43%. Thuốc ít gây tác dụng phụ, một số tác dụng phụ chủ yếu là buồn nôn, đi ngoài, nhức đầu.

Pantoprazole

Khi cơ thể dung nạp Pantoprazole, thuốc giúp liền sẹo nhanh chóng nhưng ít gây tác dụng phụ.

Rabeprazole

So với omeprazole, thuốc Rabeprazole có công dụng ức chế axit và kiểm soát nồng độ axit trong dạ dày mạnh hơn. Tuy nhiên, khi dùng thuốc, mọi người có thể bắt gặp một số tác dụng phụ như: chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt…

2. Thuốc điều hòa nhu động ruột

Một số thuốc điều hòa nhu động ruột giúp đẩy nhanh quá trình tống thức ăn từ dạ dày xuống thành ruột, hạn chế sinh khí, tránh được những triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. Một số thuốc thuộc nhóm trên gồm:

♦  Metoclopramid

Thuốc Metoclopramid tác dụng lên các cơ ống tiêu hóa, gia tăng vận động, thúc đẩy môn vị mở rộng hơn, từ đó dạ dày vơi nhanh hơn, giảm hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản nhanh chóng. Tuy nhiên, khi dùng thuốc bạn cần lưu ý là thuốc dễ gây tăng trương lực ngoại tháp và buồn ngủ.

Domperidon

Domperidon là thuốc tăng cường hoạt động co thắt dạ dày và ruột, do đó làm tăng sự vơi nhanh chóng của da dày, giảm nhanh được hiện tượng trào ngược.. Ngoài ra, thuốc Domperidon còn có tác dụng giảm nhanh chứng buồn nôn, nôn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chống chỉ định dùng thuốc cho những đối tượng bị chảy máu dạ dày, phụ nữ mang thai, người bị tắc ruột…

♦ Cisaprid

Cũng thuộc nhóm thuốc kích thích nhu động dạ dày, ruột, trị chứng đầy bụng, khó tiêu mạn tính do giảm nhu động ruột, thuốc Cisaprid được nhiều người tin dùng. Tuy nhiên thuốc có tác dụng phụ gây rối loạn nhịp tim. Cục quản lý dược cũng đã đưa ra những thông báo yêu cầu các đơn vị lưu ý khi dùng thuốc này để điều trị.

3. Nhóm thuốc tạo màng ngăn dạ dày thực quản

Những bệnh nhân bị nóng rát vùng thượng vị, cơn đau lan lên phía xương ức, có khi lên tận cổ họng, ợ nóng tăng lên sau khi ăn hoặc khi nằm xuống, lúc này bạn có thể sử dụng một số thuốc thuộc nhóm tạo màng ngăn dạ dày thực quản, ngăn không cho cơn trào ngược xuất hiện.

Thuốc tạo màng ngăn dạ dày thực quản phổ biến nhất hiện nay là Alginat. Acid alginic trong Alginat khi tiếp xúc với Hcl có trong dạ dày sẽ tạo thành một lớp gel nổi lên bên trên dịch vị. Lớp gel này có công dụng ngăn chặn axit trào ngược tấn công niêm mạc thực quản, từ đó bảo vệ được cơ quan này.

Bên cạnh Alginat, người ta cũng dùng dimeticol (gel polysilan) với mục đích tương tự.

4. Nhóm thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc

Một trong những thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày phổ biến nhất hiện nay là thuốc Sucralfat. Thuốc Sucralfat giúp tạo ra phức hợp các chất albumin và fibrinogen hình thành hàng rào ngăn cản những tác nhân gây hại: pepsin, axit, dịch mật… Thuốc Sucralfat thường được dùng để điều trị bệnh trào ngược từ vừa đến nặng.

Tham khảo thêm: Cách làm giảm trào ngược dạ dày nhanh không cần dùng thuốc

II. Ưu điểm và nhược điểm của thuốc Tây khi điều trị bệnh trào ngược dạ dày

Thuốc Tây chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một trong những phương pháp trị bệnh phổ biến và được nhiều người áp dụng hiện nay. Ưu điểm của phương pháp trên là gì? Thuốc chữa trào ngược dạ dày có nhược điểm gì hay không? Hãy cũng nghe TS. Bùi Trần Quỳnh Ngọc, phó khoa Tiêu Hóa, bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội phân tích.

bị trào ngược dạ dày nên uống thuốc gì
Ưu điểm và nhược điểm của thuốc Tây khi điều trị bệnh trào ngược dạ dày

1. Ưu điểm

Khi mắc bệnh nói chung và bệnh trào ngược dạ dày thực quản nói riêng, hầu hết mọi người đều tìm đến thuốc Tây đầu tiên. Điều này không khó lí giải bởi thuốc Tây nhỏ gọn, dễ mang theo bên mình.

Hơn nữa, với một số thành phần đặc hiệu, các loại thuốc tây chữa trào ngược dạ dày như: thuốc tạo màng ngăn, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày… thường có tác dụng tức thời, các triệu chứng thường biến mất ngay sau khi dùng thuốc nên đây là lựa chọn ưu tiên của nhiều người.

2. Nhược điểm

Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng không có cách chữa bệnh nào an toàn và hiệu quả tuyệt đối, cách chữa bệnh hiện đại nhất là dùng thuốc Tây cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro khá cao. Khi dùng thuốc, người bệnh cần lưu ý một số điểm sau:

  • Hầu hết những thuốc điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản hiện nay hoạt động trên cơ chế ức chế niêm mạc dạ dày tiết nhiều axit. Điều này sẽ hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày thực quản nhưng lại gây khó khăn cho việc tiêu hóa vì sự thiếu hụt axit, quá trình tiêu hóa sẽ diễn ra chậm hơn nên người bệnh thường có cảm giác đầy bụng, khó tiêu.
  • Khi dùng nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, rất nhanh chóng, thuốc sẽ tạo ra hàng rào để bảo vệ niêm mạc, giúp dạ dày tránh được một số tác nhân gây hại. Tuy nhiên, người bệnh có thể phải đối mặt với chứng rối loạn hệ tiêu hóa nhẹ, buồn nôn, táo bón…do tác dụng phụ của thuốc gây nên.
  • Khi dùng thuốc điều hòa nhu động ruột, thuốc sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh hơn, các chứng chướng bụng, đầy bụng vì thế mà không còn. Song, thuốc có thể gây buồn ngủ, rối loạn ngoại tháp.

III. Một số lưu ý khi dùng thuốc Tây chữa trào ngược dạ dày

Người bị trào ngược dạ dày thực quản nên lưu ý một số điều sau để việc điều trị bệnh bằng thuốc tây đạt hiệu quả và tránh được những tác dụng không mong muốn:

trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì
Một số lưu ý khi dùng thuốc Tây chữa trào ngược dạ dày
  • Chỉ dùng thuốc khi có chẩn bệnh rõ ràng
  • Khi điều trị bệnh trào ngược dạ dày, không nên uống thuốc giảm áp lực cơ thắt dưới khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Đó là thuốc: thuốc chẹn beta, thuốc ức chế calci, chất dẫn nitre, thuốc chống parkinson, thuốc chống colin, thuốc giảm đau không steroid, thuốc an thần.
  • Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lí để hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Chẳng hạn: không nên ăn quá nhiều trong một bữa mà nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Không nên ăn đồ ăn lỏng, khô, đồ ăn cưng. Không nằm ngủ ở tư thế gối đầu quá cao. Đồng thời, người bệnh nên bỏ một số món ăn làm giảm trương lực của dạ dày như: thuốc lá, socola, cà phê, mỡ, nước khoáng có hơi…Cần ăn chậm, nhai kĩ , hạn chế nuốt hơi vào dạ dày.
  • Chỉ điều trị ngoại khoa khi việc điều trị nội khoa không khỏi và để lại nhiều di chứng nặng nề.

Trên đây là giải đáp thắc mắc trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh. Đối với trường hợp bệnh của bạn Mạnh, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và cấp đúng thuốc điều trị. Trào ngược dạ dày là bệnh dễ tái phát, do đó sau khi dùng thuốc điều trị, bệnh nhân nên thăm khám sức khỏe định kì để theo dõi diễn biến bệnh, đồng thời tránh được những tác dụng phụ ngoài ý muốn. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đế bạn. Chúc bạn chóng khỏi bệnh.

Biên soạn: Hoàng Hà

Bạn đọc có thể tham khảo thêm: 

 

Ẩn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *