Cách trị hiện tượng trào ngược dạ dày ở bà bầu

Các triệu chứng trào ngược dạ dày xuất hiện khiến bà bầu cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Tuy nhiên, chữa trào ngược dạ dày ở bà bầu không hề khó như bạn nghĩ, nếu bạn biết các cách chữa trị sau đây.

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở bà bầu

Trong quá trình tiêu hóa bình thường, thức ăn sẽ theo đường thực quản (nối giữa miệng và dạ dày) đi vào dạ dày, dưới sự tác động của cơ vòng thực quản dưới hay còn gọi là LES. Cơ này hoạt động bằng cách mở ra và cho phép thức ăn đi vào dạ dày rồi đóng của để ngăn cản không cho thức ăn hoặc acid chảy ngược lại thực quản. Chính vì vậy, khi LES thư giãn dẫn đến hiện tượng ợ hơi, ợ chua, gây đau rát ở vùng ngực.

Theo thống kê có tới 50% phụ nữ mắc phải bệnh trào ngược dạ dày khi mang thai và triệu chứng này sẽ dần tăng lên khi thai nhi bắt đầu lớn dần. Bởi khi mang thai, các hormone thay đổi (hormone relaxin ở bà bầu thường tăng cao), làm chậm quá trình co bóp, tiêu hóa thức ăn khiến thức ăn bị ứ trệ, lượng acid dạ dày được điều tiết nhiều hơn. Song song với việc cơ vòng dưới thực quản giãn nỡ thường xuyên dẫn đến tình trạng acid dư thừa trong dạ dày trào ra ngoài. Hiện tượng này dễ trông thấy nhất khi các mẹ bầu nằm hoặc sau khi ăn xong.

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở bà bầu
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở bà bầu – Bạn nên biết!

Bên cạnh đó, khi thai nhi lớn, nhất là trong tháng thứ hai hoặc thứ 3 thai kỳ. Lúc này tử cung giãn nỡ để thích ứng với sự thay đổi, làm tăng áp lực lên vùng bụng, các biểu hiện trào ngược dạ dày xuất hiện ngày càng nhiều. Ngoài ra, hiện tượng trào ngược dạ dày ở bà bầu xảy ra còn do một số nguyên nhân khác nhau như stress, tiêu hóa kém,…

Hầu hết những người phụ nữ khi mang thai lần đầu mắc phải chứng trào ngược dạ dày thì nguy cơ bệnh trở lại trong những lần mang thai tiếp theo là khó tránh khỏi.

10 cách chữa trào ngược dạ dày cho bà bầu an toàn

Các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày ở bà bầu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà còn liên quan đến khả năng phát triển của thai nhi. Nếu bạn không biết cách điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm loét dạ dày, viêm xoang, viêm phổi, ung thư thực quản,… Tuy nhiên, mẹ bầu không cần phải quá lo lắng, bạn có thể giảm nhanh các biểu hiện trào ngược dạ dày bằng 10 cách đơn giản ngay tại nhà sau đây.

1/ Chia nhỏ bữa ăn

Nếu hiện tượng trào ngược dạ dày ở bà bầu xuất hiện, ăn một ít thức ăn vào thời điểm đó có lẽ không phải là vấn đề gì với bạn. Nhưng nếu bạn không biết điểm dừng mà ăn quá nhiều thì đó chính là vấn đề gây trào ngược dạ dày ở bạn. Cũng giống như khi bạn không mang thai, ăn quá nhiều vào một bữa ăn sẽ khiến bạn ợ nóng, đầy hơi, ợ chua, khó tiêu là lẽ tự nhiên.

Chia nhỏ bữa ăn chữa trào ngược dạ dày ở bà bầu
Bà bầu nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều phần chữa trào ngược dạ dày hiệu quả

Chính vì vậy, thay vì ăn quá nhiều vào một bữa để giảm cảm giác thèm ăn, tốt nhất bạn nên chia bữa ăn thành nhiều phần nhỏ, ít nhất 5 – 6 phần trong một ngày. Điều này sẽ làm cho dạ dày bạn hoạt động liên tục, tránh trường hợp trống rỗng làm tăng tỷ lệ trào ngược dạ dày gây ra cảm giác đầy bụng, ợ hơi,…

2/ Ngồi hoặc đứng sau mỗi bữa ăn

Sau mỗi bữa ăn, bà bầu nên ngồi hoặc đứng, bạn cũng có thể đi dạo nhẹ nhàng xung quanh nhà hoặc ngồi xuống đọc cuốn sách, xem một chương trình yêu thích để dạ dày có thể thoải mái hoạt động giúp thức ăn thấm dịch và chuyển hóa tốt hơn. Các mẹ không nên nằm xuống hoặc làm các động tác bắt buộc cơ thể phải cúi xuống, bởi hai hành động này tạo áp lực lên cơ bụng làm acid trào ngược trở lại thực quản dẫn đến các hiện tượng trào ngược dạ dày ở bà bầu, gây đau nhức và mệt mỏi.

3/ Ăn chậm rãi và nhai kỹ

Theo TS.Takayuki Yamaji (bác sỹ tim mạch tại Đại học Hiroshima Nhật Bản) cho biết: Mẹ bầu nên ăn uống thật chậm, nhai thật kỹ, giúp nghiền nhỏ thức ăn, giảm sự co bóp ở cơ dạ dày, giúp hệ tiêu hóa hoạt động chuyển hóa và hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày. Bên cạnh đó, ăn chậm sẽ làm bạn cảm thấy mau no và tránh nạp thêm thức ăn.

Điều trị trào ngược dạ dày ở bà bầu bằng cách ăn chậm
Bà bầu nên ăn chậm nhai kỹ để khắc phục trào ngược dạ dày

Đồng nghĩa với việc nếu bạn ăn quá nhanh, ăn vội, bạn sẽ không cảm thấy no và sẽ muốn ăn nhiều hơn nữa. Ăn nhanh không chỉ gây đầy bụng, ợ hơi mà khiến glucose tăng nhanh bất thường, có thể làm tăng khả năng kháng insulin. Nếu tình trạng này xuất hiện thường xuyên, về lâu về dài, bà bầu sẽ bị tiểu đường thai kỳ. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thai to, dị tật bẩm sinh ở thai nhi, tăng nguy cơ sinh non, sẩy thai ở mẹ bầu.

Chính vì vậy, các mẹ nên ăn thật chậm, nhai thật kỹ, để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày và tránh những hệ lụy không mong muốn có thể xảy ra.

4/ Đừng đi ngủ ngay sau khi ăn

Chắc bạn không hề biết lời cảnh báo của giám đốc bộ phận tiêu hóa và dinh dưỡng của Trung tâm bệnh thực quản tại Đại học Nam Florida (Tampa), ông Joel Richter chia sẻ: Theo một số nghiên cứu về bệnh trào ngược dạ dày ở bà bầu, Joel muốn khuyên bạn không nên ăn ít nhất ba giờ trước khi đi ngủ.

Bởi vì, khi bạn rơi vào giấc ngủ, các bộ phận trong cơ thể của bạn cũng đang thực hiện chức năng nghỉ ngơi. Do đó, quá trình trao đổi chất trong cơ thể sẽ diễn ra chậm hơn so với bình thường dẫn đến thức ăn sẽ không được tiêu hóa và tích tụ trong dạ dày, gây trào ngược dạ dày.

Vì vậy, mẹ bầu nên ăn trước khi đi ngủ 3 tiếng để dạ dày có thời gian tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn tốt hơn.

5/ Gối cao đầu

Theo các nhà nghiên cứu trọng lực có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát trào ngược dạ dày ở bà bầu. Vì thế, mẹ bầu nên nằm ngửa và kê cao đầu, nâng một phần lưng để cải thiện bệnh, giảm biểu hiện thức ăn, acid dư thừa trong dạ dày có thể hồi lưu trở lại thực quản, giúp các triệu chứng trào ngược dạ dày xuất hiện thưa dần và nhẹ hơn.

Chữa trào ngược dạ dày ở bà bầu bằng gối cao đầu
Gối cao đầu hạn chế sự trào ngược acid trong dạ dày lên thực quản

Các mẹ có thể sử dụng một chiếc gối hay cuộn tròn vài chiếc khăn mềm lại kê dưới đầu, sao cho phần đầu cao hơn chân. Hoặc nếu giường nhà bạn thiết kế theo kiểu có thể nâng đầu giường lên, mẹ bầu nên điều chỉnh nâng phần đầu giường cao lên vài cm để cải thiện bệnh trào ngược dạ dày.

6/ Tránh xa cà phê, bạc hà và socola

Đây là những loại thực phẩm phụ nữ mang thai mắc phải bệnh trào ngược dạ dày nên tránh xa theo lời khuyên của bác sĩ Richter. Chúng đều là những tác nhân thúc đẩy kích hoạt triệu chứng trào ngược dạ dày xảy ra trong khoảng thời gian ngắn, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, bệnh trào ngược dạ dày thực quản kiêng ăn gì, bà bầu cũng cần phải tìm hiểu, để loại chúng khỏi khẩu phần ăn hàng ngày.

7/ Mặc quần áo rộng rãi

Mặc quần áo bó sát chính là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở bà bầu mà ít ai để ý nhất. Đặc biệt, khi bạn ăn quá no, quần áo bó sát sẽ gây áp lực lên cơ bụng và các dấu hiệu trào ngược dạ dày sẽ tái phát. Do đó, các mẹ nên mặc đồ rộng rãi, thoải mái, nhất là vùng eo và hông.

8/ Tập thể dục

Một khi bệnh trào ngược dạ dày ở bà bầu xảy ra, thể dục là điều cần thiết, giúp bạn kiểm soát và khắc phục bệnh hiệu quả. Tập thể dục không chỉ giúp bạn có được vóc dáng khỏe khoắn mà còn giúp tinh thần thoải mái, giảm stress, căng thẳng. Bởi khi mức độ căng thẳng kéo dài dẫn đến cortisol sẽ được tiết ra để điều hòa quá trình trao đổi chất. Nhưng nếu lượng cortisol quá nhiều ức chế cơ thể sản xuất chất bảo vệ dạ dày gây tiết nhiều acid pepsin và acid citric – nguyên nhân gây trào ngược dạ dày điển hình.

Trị trào ngược dạ dày ở bà bầu bằng cách tập thể dục
Tập thể dục – Biện pháp trị hiện tượng trào ngược dạ dày ở bà bầu

Bên cạnh đó, việc tập thể dục nâng cao sức đề kháng, tăng hệ miễn dịch cho cơ thể và dạ dày, giúp diệt trừ vi khuẩn hp gây dạ dày. Một trong những điều lưu ý của tập thể dục, bà bầu nên tránh tập các động tác cúi người, nằm ngửa,… và không nên tập lúc đang no hoặc đang đói, không đảm sức khỏe.

9/ Dùng gừng tại nhà

Gừng nguyên liệu tự nhiên với tính ấm, có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng trào ngược dạ dày ở bà bầu, giúp làm dịu cơn đau hiệu quả và an toàn cho mẹ bầu. Do đó, phụ nữ khi mang thai có thể sử dụng một vài lát gừng hãm trà uống hoặc ngậm kẹo gừng khi cơn đau xuất hiện.

10/ Kiểm soát cân nặng

Tăng cân là điều không thể tránh khỏi ở bà bầu. Tuy nhiên, các mẹ nên có chế độ ăn uống hợp lý, kiểm soát cân nặng tránh hiện tượng dư thừa cân nặng, tạo áp lên vùng bụng khiến cho cơ vòng thực quản dưới hoạt động giãn nỡ thường xuyên gây trào ngược dạ dày.

Lời khuyên cho bà bầu bị trào ngược dạ dày

  • Trong quá trình chữa trào ngược dạ dày ở bà bầu, nếu thấy các triệu chứng không thuyên giảm mà xuất hiện với tần số ngày càng nhiều, các mẹ nên đến cơ sở gần nhất để thăm khám.
  • Không nên tự ý sử dụng thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ, tránh gây ảnh hướng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
  • Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng và hạn chế các loại thức ăn không tốt cho bệnh.
  • Luôn luôn giữ tâm trạng vui vẻ và thoải mái.

Có thể thấy, các cách trị hiện tượng trào ngược dạ dày ở bà bầu trên đâ có thể hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày khá hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe và ngăn ngừa bệnh quay trở lại, mẹ bầu nên tiến hành thăm khám để bác sĩ theo dõi và đưa hướng chữa trị phù hợp.

Biên tập: Anh Thư

Có thể bạn quan tâm:  Chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản bằng đông y

Ẩn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *