Cách xử lý khi trẻ dưới 12 tháng tuổi bị trào ngược dạ dày

Trong thời gian nuôi con nhỏ thường gặp phải hiện tượng trẻ bị trào ngược dạ dày khiến các bậc làm cha làm mẹ hoang mang không biết xử lý như thế nào cho hợp lý. Nhất là đối tượng trẻ dưới 12 tháng tuổi thường xuyên gặp phải tình trạng này , nếu muốn tìm cách xử lý khi trẻ dưới 12 tháng tuổi bị trào ngược dạ dày đúng cách thì mọi người nên biết những thông tin và lời khuyên của bác sĩ Khoa Nhi hướng dẫn sau đây. 

Lý do khiến trẻ dưới 12 tháng tuổi bị trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày được chia làm 2 loại là trào ngược dạ dày sinh lý và trào ngược dạ dày bệnh lý. Lúc này thức ăn từ dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản và miệng và trào ra ngoài. Trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi đang trong thời kỳ bú mẹ nếu gặp phải các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản được xác định là do một số nguyên nhân như:

Trẻ dưới 12 tháng tuổi bị trào ngược dạ dày
Trẻ dưới 12 tháng tuổi bị trào ngược dạ dày

+) Trào ngược dạ dày ở trẻ do sinh lý 

  • Dạ dày trẻ còn non yếu chưa hoàn thiện: Cấu tạo dạ dày ở trẻ nhỏ thường nằm ngang và cao hơn so với dạ dày của người lớn nên dễ bị trào ngược khi cho trẻ nằm sau khi vừa ăn xong.
  • Các cơ co thắt đóng mở dạ dày chưa ổn định: Các cơ trơn co thắt đóng mở khi dạ dày co bóp trộn thức ăn chưa hoạt động ổn định nên dễ làm trào ngược khi trẻ ăn quá no.
  • Thức ăn dạng lỏng: Trẻ dưới 12 tháng tuổi là độ tuổi bú mẹ, thức ăn dạng lỏng dễ dàng trào ngược hơn so với các thực phẩm cứng. Sữa dễ lọt qua khe hở nhỏ trào ngược ra ngoài.
  • Tư thế cho trẻ ăn, bú sữa: Tư thế cho trẻ ăn ảnh hưởng nhiều tới việc trẻ có bị trào ngược dạ dày hay không. Nếu trẻ bú nằm thì trẻ sẽ dễ bị trào ngược sữa ra ngoài vì lúc này dạ dày nằm ngang không khác gì bình sữa để ngang khiến sữa chảy ra ngoài.

+) Trào ngược dạ dày ở trẻ do bệnh lý 

Ngoài việc trào ngược dạ dày ở trẻ dưới 12 tháng tuổi do một số dấu hiệu sinh lý tự nhiên gây ra thì vẫn tiềm ẩn một số lý do bệnh lý như: Trẻ mắc bệnh dị ứng sữa, rối loạn kích thích ruột,  nhiễm trùng toàn thân, viêm dạ dày, bại não…. Những căn bệnh này vẫn có khả năng xảy ra ở trẻ nhỏ do đó khi trẻ nhà bạn thường xuyên bị trào ngược dạ dày thì nên tới bệnh viện khám kiểm tra xác định rõ.

Chăm sóc xử lý khi trẻ dưới 12 tháng tuổi bị trào ngược dạ dày

Trẻ dưới 12 tuổi bị trào ngược thì các bậc cha mẹ nên thay đổi cách chăm trẻ và tìm hiểu xem nguyên nhân gây trào ngược  ở trẻ là do sinh lý hay do bệnh lý để kịp thời chữa trị cho trẻ. Bác sĩ Võ Đức Tùng – Khoa tiêu hóa Bệnh viện Nhi Đồng 2, chia sẻ cách xử lý khi trẻ dưới 12 tháng tuổi bị trào ngược dạ dày cần tiến hành các bước chăm sóc như sau:

1/ Chuẩn bị thức ăn cho trẻ 

Thức ăn cho trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản
Thức ăn cho trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản

Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi đang trong thời gian bú sữa mẹ thì có thể làm đặc thức ăn thay vì cho trẻ uống sữa loãng. Việc làm đặc thức ăn sẽ  ngăn chặn tình trạng trào ngược dạ dày tốt hơn. Các mẹ có thể học cách bổ sung thêm 1 muỗng canh bột gạo đã chế biến cho vào sữa của trẻ khoảng 60ml-120ml sữa là cho trẻ ăn được. Có thể vắt sữa mẹ pha thêm với bột gạo đã nấu chín và cho trẻ ăn cũng giảm nôn trớ ở trẻ rất tốt.

! Lưu ý: Việc pha thêm bột gạo vào sữa giảm trào ngược ở trẻ, giúp trẻ tăng cân hơn nhưng chỉ thực hiện sau khi trẻ 3 tháng tuổi, và trẻ cũng có nguy cơ mắc táo bón cao nên khi khi trẻ không bị trào ngược dạ dày nữa thì nên dừng lại.

2/ Chọn sữa ngoài cho trẻ 

Đối với nhiều trẻ bị dị ứng protein trong sữa bò thì việc cho trẻ uống sữa ngoài sẽ khiến trẻ dễ bị trào ngược dạ dày thực quản. Theo đó nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có khoảng 80% nguyên nhân trẻ bị trào ngược là do bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Nên cần phải chọn lựa sữa thủy phân protein gây dị ứng ra ngoài thì trẻ sử dụng mới không bị trào ngược dạ dày.

! Lưu ý: Khi cho trẻ dùng sữa ngoài cần pha sữa ở nước sôi 85 độ C, sau khi pha xong nên đậy chật nắm hộp sữa và để nơi khô ráo thoáng mát, tránh nhiễm khuẩn. Và chỉ cho trẻ uống sữa pha trong khoảng 3-4 giờ, tuyệt đối không cho trẻ uống sữa đã pha trong thời gian quá lâu.

3/ Tránh cho trẻ ăn thực phẩm làm tăng trào ngược dạ dày

Nhiều người trong thời gian chăm sóc trẻ thường cho trẻ ăn vặt, hoặc ăn các thực phẩm như người lớn. Tuy nhiên cần thật trong với một số thực phẩm làm tăng acid dịch vị ở dạ dày có thể gây bệnh dạ dày ở trẻ như: Sữa dâu, sữa cam,  hoặc cam ép, bưởi, chanh hoặc cà phê, thực phẩm cay nóng… Dù số lượng ít nhưng nếu thường xuyên sẽ gây phá hủy dạ dày non nớt của trẻ.

4/ Thay đổi tư thế cho trẻ ăn

Nếu trẻ thường xuyên bị trào ngược dạ dày khi mà bạn cho trẻ bú nằm hoặc ăn dặm nằm thì nên cân nhắc điều chỉnh lại. Cần bế trẻ thẳng sau khi ăn khoảng 20-30 phút. Tránh cho trẻ nằm hoặc ngủ ngay khi trẻ vừa ăn xong sẽ không tốt cho trẻ.

5/ Chia nhỏ bữa ăn cho trẻ

Không nên cho trẻ bú quá no một lúc sẽ khiến dạ dày co bóp mạnh làm trào ngược sữa trong dạ dày lên trên. Mỗi lần bú nên cho trẻ bú từ 30- 60ml là được.

Đây là những lời khuyên khi trẻ dưới 12 tuổi bị trào ngược dạ dày do sinh lý thì các mẹ nên thực hiện các cách xử lý ở trên. Còn trường hợp trẻ bị trào ngược dạ dày do bệnh lý thì nên đưa trẻ tới Bệnh Viện Nhi khám cho trẻ và điều trị tích cực bằng biện pháp khoa học  nhất giúp trẻ sinh trưởng phát triển khỏe mạnh.

Chúc các bạn nuôi con khỏe mạnh nhé!

-> Tham khảo một số thông tin liên quan:

Ẩn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *