Cẩn thận với chứng đau dạ dày quặn từng cơn

Đau dạ dày chỉ tình trạng đau bất thường của bất kỳ cơ quan nào trong ổ bụng. Mức độ đau và vị trí đau khác nhau sẽ tương ứng với những nguyên nhân gây đau nhất định. Đau bụng thường xuyên, đặc biệt là những cơn đau quặn hoặc đau âm ỉ ở vùng thượng vị là dấu hiệu cho thấy những bệnh lý nguy hiểm về dạ dày bạn chớ nên xem thường.

can-than-voi-chung-dau-da-day-quan-tung-con-1

Cẩn thận với chứng đau bụng quặn từng cơn

Nguyên nhân gây đau dạ dày có thể xuất phát từ những rối loạn trong hệ tiêu hóa, viêm ruột thừa, đau bụng kinh,… Vài cơn đau bụng đơn giản chỉ xuất hiện trong vài giờ nguyên nhân thường bắt nguồn từ việc sử dụng thực phẩm ôi thiu, sinh hơi, giàu chất béo,.. sau khi dạ dày tiêu hóa hết những loại thực phẩm này thì cơn đau bụng cũng biến mất.

Tuy nhiên, vài trường hợp đau dạ dày lại là lời cảnh báo những bệnh liên quan đến các cơ quan nội tạng trong ổ bụng. Nguyên nhân gây đau dạ dày trong những trường hợp này khá phức tạp, đôi khi có thể bị chẩn đoán sai do vị trí đau khác nhau.

Đau dạ dày quặn từng cơn có thể gây nguy hiểm hoặc không. Đau quặn được hiểu là cơn đau trội lên trên nền đau âm ỉ hoặc chỉ đơn thuần là đau từng cơn không liên tục

Đau dạ dày quặn từng cơn có thể là triệu chứng của một số bệnh như:

– Đau dạ dày cấp hoặc viêm loét dạ dày.

– Rối loạn vận động đường mật hoặc túi mật.

– Viêm túi mật hoặc giun chui vào ống mật.

– Viêm ruột thừa với triệu chứng đặc trưng là những cơn đau quặn và đau âm ỉ.

– U nang buồn trứng.

– Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

-> Bạn có đang thắc mắc: Đau bụng âm ỉ, có lúc đau quặn dữ dội là bị bệnh gì?

Vị trí đau cho ta biết bệnh hiện tại

can-than-voi-chung-dau-da-day-quan-tung-con

  • Đau phần giữ bụng: cơn đau giữ bụng xảy ra thường kèm theo các triệu chứng ợ chua, ợ nóng, đau rát vùng thượng vị, ăn không tiêu, buồn nôn… đây là dấu hiệu của một số bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày, hành tá tràng, viêm hang vị dạ dày.
  • Đau xung quanh rốn: nếu vị trí đau sau một thời gian có sự dịch chuyển xuống phần bụng dưới bên phải thì có thể xác định đây là cơn đau ruột thừa. Nếu là đau ruột thừa khi dùng tay ấn vào vị trí đau bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhói, các triệu chứng đi kèm bao gồm sốt nhẹ, chán ăn, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, sưng vùng bụng.
  • Đau phía trên rốn: thường là do đau dạ dày gây ra. Bệnh nhân bị đau tại vị trí này thường đi kèm các triệu chứng đau tức, đau âm ỉ hoặc quặn từng cơn, đau bỏng rát, đau khi đói hoặc lúc no. Nếu nguyên nhân gây đau dạ dày là do khuẩn Hp thì chỉ cần tìm cách loại bỏ vi khuẩn ra khỏi dạ dày là có thể hết bệnh.
  • Đau dưới rốn: có thể là triệu chứng của rối loạn tiêu hóa hay rối loạn đại tràng, cơn đau thường âm ỉ hoặc có cảm giác bị chuột rút, đau nhói ở phần bụng dưới. Riêng với phụ nữ, đau bụng dưới có thể xuất phát từ cơn đau bụng kinh với các triệu chứng đi kèm như toát mồ hôi lạnh, tay chân bủn rủn, hoa mắt, chóng mặt, đau lưng, đi ngoài ra phân lỏng.
  • Đau bụng trên bên trái: vị trí đau này rất ít gặp, nếu bị thường là do rối loạn đại tràng, u nang buồng trứng, hoặc viêm phần phụ ở nữ.
  • Đau bụng trên bên phải: thường là bệnh lý liên quan đến gan như viêm gan hay xơ gan. Biểu hiện kèm theo bao gồm chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, ăn không ngon miệng.
  • Đau bụng dưới bên trái: nguyên nhân thường do rối loạn đại tràng, các rối loạn này có thể bao gồm viêm đại tràng, viêm loét tá tràng hay viêm túi thừa.
  • Đau bụng dưới bên phải: bao gồm các cơn đau tại vùng hố chậu phải,  đau âm ỉ, đau liên tục, cơn đau tăng dần thành đau quặn, sốt nhẹ hoặc vừa, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn và nôn… Trường hợp không phải đau ruột thừa, nếu ở nữ thì có thể là do viêm buồng trứng, viêm tử cung hoặc vòi trứng.

Khi thấy xuất hiện những cơn đau dạ dày quặn từng cơn, bệnh nhân nên tìm đến cơ sở y tế để được thăm khám càng sớm càng tốt, tránh để bệnh ủ lâu trong thời gian dài có thể làm phát sinh những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

>> Tìm hiểu thêm : Các dấu hiệu và triệu chứng của đau dạ dày

Ẩn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *