Mía từ lâu đã được người dân biết đến như một loại nước ép giải khát không chỉ làm dịu cơn khát mà chúng còn tiếp thêm năng lượng cho chúng ta. Ngoài công dụng này ra, mía còn có tác dụng chữa đau dạ dày và viêm dạ dày mãn tính khá hiệu quả mà ít ai biết đến.
I. Thông tin thú vị về cây mía
Mía được xem là nguyên liệu mang lại hòa bình cho mọi linh hồn khô khan, bởi khả năng giải nhiệt và làm mát của nó, giúp đánh bại cái nắng nóng. Với tên khoa học là Saccharum officinarum thuộc một gia đình họ cỏ Poaceae , cây mía được Christopher Columbus mang đến trồng ở vùng Carribean vào năm 1493 và sau đó nhờ khả năng sống mạnh mẽ chúng lan rộng ra khắp nơi trên thế giới.
Một cây mía trưởng thành có thể cao đến 9 mét. Tùy thuộc vào mỗi vùng khí hậu khác nhau mà mía có thể mất 9 – 24 tháng để trưởng thành. Thông thường, mía chứa lượng hàm lượng nước khá cao, không chứa chất béo và là thức uống tự nhiên.
Ngoài công dụng giải khát, mía còn mang lại khá nhiều lợi ích khác nhau như giúp trẻ hóa làn da của bạn trong thời gian ngắn, điều trị mụn trứng cá khá hiệu quả và là chất ngừa thai, ngăn ngừa sâu răng. Đặc biệt, lợi ích hoàn toàn hữu ích của mía mà ít ai có thể biết tới đó là tác dụng chữa đau dạ dày của chúng.
II. Tác dụng của mía trong việc chữa đau dạ dày
Như mọi người đều biết, bệnh đau dạ dày xuất hiện thường mang lại nhiều rắc rối lớn cho người bệnh, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động xấu đến đời sống tinh thần. Vì vậy, chúng ta đều luôn mong muốn tìm một thuốc điều trị đau dạ dày mà không gây bất kỳ tác dụng phụ nào. Và mía chính là giải pháp lựa chọn tối ưu, giúp chữa bệnh an toàn mà ít tốn kém chi phí nhất.
Theo y học cổ truyền, mía có tính bình và nước mía cho vị ngọt có tác dụng thanh nhiệt, giúp loại bỏ độc tố, giải khát và tiêu đờm. Bên cạnh đó, chúng còn được sử dụng như bài thuốc chữa ho, chống nôn mửa, giảm sốt, viêm họng và chữa chứng tiểu tiện ra nước màu đỏ và là vị thuốc chữa đau dạ dày và viêm loét dạ dày.
Theo y học hiện đại, các thành phần chứa trong mía như phốt pho, kẽm và kali có công dụng như một chất giúp trung hòa acid trong dạ dày, giảm tình trạng dư thừa acid gây đau và viêm loét dạ dày. Ngoài ra, các khoáng chất này hỗ trợ làm lành miệng các vết loét trong dạ dày nhanh chóng.
Bên cạnh đó, mía còn chứa nhiều carbohydrate, protein và vi tamin A, C và vitamin B, giúp tăng cường sức đề kháng cho dạ dày, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giúp giảm nhanh các triệu chứng đau dạ dày.
III. Hướng dẫn 3 cách chữa đau dạ dày bằng mía
1/ Chữa đau dạ dày bằng nước mía nguyên chất
Đây quả là một cách chữa đau dạ dày bằng mía khá đơn giản mà hiệu quả không hề thua kém các loại thuốc giảm đau, đầy bụng do sinh khí. Các bạn chỉ cần sử dụng 2 – 3 khúc mía rồi đem bào vỏ và ép lấy nước uống vào buổi sáng và tối. Bạn cứ áp dụng cách này hàng ngày, bệnh dạ dày hay đau dạ dày mãn tính của bạn sẽ được chữa trị nhanh.
Nếu không có quá nhiều thời gian để ép mía, các bạn có thể mua mía nước mía đã ép sẵn ngoài tiệm nhưng phải đảm bảo nước mía sạch, tránh nhiễm khuẩn gây bệnh, nhất là nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày.
2/ Chữa đau dạ dày bằng nước mía và rượu nho
Nghe có vẻ không phải sự thật, bởi rượu là chất thúc đẩy dạ dày tiết acid và chính là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, rượu nho chính là sản phẩm lên men tự nhiên chứa nhiều vi khuẩn có lợi, rất tốt cho hệ tiêu hóa nếu bạn sử dụng với liều lượng nhất định.
Cách thực hiện như sau: Các bạn sử dụng 1 ly nước mía và 1 ly rượu nho trộn đều lại với nhau và ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối. Kiên trì sử dụng 2 – 3 tuần, bệnh đau dạ dày sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
3/ Chữa đau dạ dày bằng nước mía và mật ong
Mật ong không còn xa lạ gì với chúng ta, không chỉ là nguyên liệu trong làm đẹp chúng còn được y tế ứng dụng điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như bệnh ngoài da (viêm da cơ địa, dị ứng da mặt, dị ứng thời tiết, mề đay mẩn ngứa,…) và các bệnh liên quan đến dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày,… Nhờ tính chất chống viêm và kháng khuẩn, mật ong giúp điều trị vi khuẩn hp dạ dày khá tốt. Đồng thời, chúng giúp trung hòa acid và giúp các vết loét trong dạ dày mau hồi phục.
Cách thực hiện như sau:
Các bạn dùng nước mía và mật ong trộn đều vào nhau, mỗi thứ một cốc. Sử dụng nước uống này vào buổi sáng và tối trước khi ăn. Bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày này không chỉ mang lại kết quả cao trong chữa đau dạ dày mà còn hỗ trợ điều trị chứng táo bón khá tốt.
Lời khuyên của các chuyên gia dành cho người bệnh sử dụng nước mía để chữa đau dạ dày
Nước mía khá an toàn và không có bất kỳ nguy cơ gây bệnh nào. Tuy nhiên, các nguyên nhân gây rủi ro từ nước mía chủ yếu xuất phát từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến khâu vệ sinh.
Một vài điều người bệnh cần chú ý sau đây:
- Một ly nước mía được ép sẵn có lẽ là lựa chọn nhanh chóng và dễ dàng cho bạn. Tuy nhiên, chúng có thể kéo theo vô vàn mầm bệnh nguy hiểm như tiêu chảy, ngộ độc, bởi mía là nơi thuận lợi cho vi khuẩn sinh sản và phát triển. Bên cạnh đó, một số loại máy ép nước mía có chứa dầu bôi trơn có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.
- Tuyệt đối không được uống nước mía đã để bên ngoài tủ lạnh quá 15 phút vì chúng có thể gây kích ứng dạ dày và đường ruột của bạn, gây rối loạn tiêu hóa.
- Nước mía là thức uống an toàn tuy nhiên cái gì lạm dụng quá mức cũng không tốt, bởi chúng có thể tích tụ và gây hại cho cơ thể của bạn. Vì vậy, bạn chỉ nên uống ít nhất 2 ly nước mía mỗi ngày và không nên uống quá mức quy định nhất là đối với những người bị bệnh vàng da.
Đó là các thông tin thú vị về các cách chữa đau dạ dày bằng mía mà ít người biết đến, bạn đọc có thể tham khảo và lựa chọn cho mình cách điều trị dạ dày phù hợp nhất.
Hạ Vy
Thông tin hữu ích khác:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!