Chữa bệnh trào ngược dạ dày bằng thuốc nam là dùng các vị thảo dược quen thuộc có tác dụng giảm nhanh triệu chứng của bệnh. Dưới đây là các vị thuốc chữa hiện tượng trào ngược hiệu quả được các thầy thuốc Đông y khuyên dùng.
I. Đánh giá phương pháp chữa bệnh trào ngược dạ dày bằng thuốc nam
Hiện nay, cả Tây y và Đông y đều có cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày. Trong thế đối sánh với Tây y, bài viết sẽ đưa ra những ưu điểm và hạn chế của phương pháp chữa bệnh trào ngược dạ dày bằng thuốc nam, từ đó bạn đọc chọn cho mình cách chữa trị phù hợp
1. Ưu điểm của phương pháp chữa trào ngược dạ dày bằng Đông y
Chứng trào ngược dạ dày xuất phát từ việc suy giảm chức năng co bóp thức ăn của dạ dày, dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy bụng. Thức ăn ứ đọng trong dạ dày làm cho thực quản giãn nở nhiều hơn, từ đó sinh ra bệnh.
Theo Đông y, sở dĩ có hiện tượng trào ngược axit là vì tỳ vị hư yếu gây nên các bệnh dạ dày, trong đó có trào ngược. Đông y cho rằng muốn trị tận gốc trào ngược dạ dày thì phải theo nguyên tắc giáng nghịch, thuận khí, ngừa khí huyết đi lên gây tình trạng trào ngược, từ đó triệt tiêu căn nguyên gây bệnh.
Khi dùng bài thuốc nam chữa trào ngược dạ dày, người bệnh được bồi bổ sức khỏe, tăng cường thể trạng. Bên cạnh đó, các thành phần của bài thuốc nam đươc bào chế từ thảo dược thiên nhiên nên an toàn, lành, không gây tác dụng phụ.
2. Hạn chế của phương pháp chữa bệnh trào ngược dạ dày bằng Đông Y
Vì điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh nên việc chữa trào ngược dạ dày bằng cây thuốc nam sẽ tốn nhiều thời gian hơn. Điều này khiến cho không người ít mất kiên nhẫn khi áp dụng các bài thuốc, bỏ lở giữa chừng nên nên hiệu quả không cao.
II. Các loại cây thuốc nam giúp “đoạn tuyệt” với trào ngược dạ dày
Những cây thuốc nam chữa bệnh trào ngược dạ dày không hề khó tìm. Dưới đây là một số cây thuốc đặc trị chứng trào ngược dạ dày hiệu quả:
1. Chữa bệnh trào ngược dạ dày bằng thìa là
Cây thì được biết đến như một loại gia vị làm tăng hương vị các món ăn như chả cá, mực, canh cá, giảm mùi tanh hiệu quả. Bên cạnh đó, với tính nóng đặc trưng, mùi thơm, thìa là có tác dụng chữa bệnh rất công hiệu.
Trong hạt thìa là chứa hàm lượng lớn vitamin và các khoáng chất thiết yếu như: vitamin C, B2, chất xơ Kali, Magie, Sắt, Manga, kích thích tố nữ như Caretenoids, Fenchonem. Hàm lượng giá trị dinh dưỡng phong phú này có tác dụng trị hội chứng ruột, đầy hơi, khó tiêu, tăng huyết áp.
Đặc biệt, hoạt chất Anetholi trong hạt có tác dụng làm dịu các cơn co thắt trong dạ dày cũng như ngăn ngừa triệu chứng trào ngược dạ dày trước khi chúng xảy ra. Nói không ngoa thì thìa là chính là một vị thuốc tuyệt vời để khắc phục bệnh đau dạ dày và đầy hơi.
Cách làm
- Mỗi ngày nhai 2 hạt thìa là sau bữa cơm trưa và tôi. Nhai kĩ rồi mới nuốt để hạt phát huy dược tính.
- Đun sôi 100g nước sôi với hạt thìa là, để nguội, uống 3 lần mỗi ngày. Bạnc ó thể pha thêm nước cốt chanh để dễ uống và uống trước
Lưu ý:
- Mặc dù hạt thìa là có tác dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên bạn không được lạm dụng mà chỉ sử dụng ở định mức cho phép để tránh phát sinh tác dụng phụ.
- Ngoài ra, để tình trạng bệnh được chuyển biến tốt,người bệnh nên bỏ thói quen ăn xong nằm liền. Khi ngủ kê gối cao khoảng 15cm, ăn trước khi ngủ khoangf 3 tiếng để giảm tiết axit trong dạ dày.
2. Cây hoắc hương chữa trào ngược dạ dày
Theo y học cổ truyền, cây hoắc hương còn gọi là cây tô hợp, khử thổ hoắc hương, linh lung, quảng hoắc hương là loại thảo dược có mùi thơm, vị cay, tính ấm. Hạt của hoắc hương giúp làm mạnh dạ dày và ruột, giúp tiêu hóa tốt, đặc biệt là chữa chứng trào ngược dạ dày. Tinh dầu hoắc hương được dùng kích thích tăng tiết dịch dạ dày, tăng cường hệ thống tiêu hóa.
Bên cạnh đó, hoắc hương còn được dùng để chữa các chứng bệnh cảm mệt, nhức đầu, cảm cúm. Các nghiên cứu hiện đại còn cho thấy cây hoắc hương có tác dụng chống khuẩn, ức chế các loại nấm gây bệnh.
Nguyên liệu
- 16g rau má
- 12g hoắc hương
- 16g gạo nếp
- 12g gừng tươi
- 8g lá dành dành
Cách làm: Sắc các vị thuốc trên vào 750ml nước (khoang 3 chén nước), nấu còn một chén, chia ra uống 3 lần. Uống sau khi ăn khoảng 30 phút.
Lưu ý: Bài thuốc không áp dụng cho người mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi.
3. Chữa trào ngược dạ dày với hoa cúc
Hoa cúc Đức tên tiếng anh là Chamomile – đây là loại hoa nổi tiếng với mùi thơm nhẹ dùng làm thức uống để an thần, trị triệu chứng mất ngủ, căng thẳng.
Ngoài ra, hoa cúc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trung hòa lượng axid trong dạ dày, ngăn hiện tượng axit trào ngược. Vì thế mà hoa cúc Đức được sử dụng để hỗ trợ trị hiện tượng trào ngược dạ dày hiệu quả. Những người bị trào ngược nên uống trà hoa cúc vào mỗi sáng để dạ dày được “khởi động” và “vận hành” trơn tru.
Cách làm:
- Pha một tách trà hoa cúc, uống đều đặn mỗi sáng. Khi pha, bạn cho thêm 1-2 lát chanh để tăng hương vị và dễ tiêu hóa.
4. Nha đam chữa trào ngược dạ dày hiệu quả
Từ lâu, nha đam còn được gọi là lô hội được dùng làm thuốc. Lô hội có tính mát, vị đắng, dùng để thanh nhiệt, giải độc, mát gan, cầm máu, nhuận tràng, thông đại tiện, tả hỏa công hiệu.
Hoạt chất chủ yếu của nha đam là aloin gồm nhiều tinh thể antralucosid chiếm tỉ lệ 16-20% có tác dụng nhuận tẩy. Ngoài ra, trong lô hội chứa anthraquinon và glucomannans có tác dụng ngừa axid, cân bằng xáo trộn trong hệ tiêu hóa do các phản ứng axit trào ngược gây ra. Chính vì vậy mà nước ép nha đam được nhiều bác sĩ khuyên dùng trong quá trình trị trào ngược axid dạ dày.
Nguyên liệu
- 5 lá nha đam tươi, không bị dập
- 500ml mật ong nguyên chất
Cách làm
- Nha đam mua về rửa sạch cho bớt chất bẩn, cắt bỏ phần gai và cái kứa.
- Cắt bỏ phần lá xanh bên ngoại, lấy gel trắng bên trong nha đam.
- Cho phần nha đam vừa tach vỏ bào máy xay sinh tố, nghiền nát.
- Đổ nha đam vừa xay xong vào bình thủy tinh sạch, khô.
- Cho 500ml mật ong nguyên chất vào bình, khuấy đều, đậy nắp, bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh.
Cách dùng: Mỗi ngày múc 2 thìa cà phê mật ong nha đam để uống. Uống đều đặn từ 2-3 lần tỏng vòng 1 tháng sẽ thấy công hiệu.
Lưu ý: Lượng nha đam mật ong trên chỉ nên sử dụng trong vòng 1 tuần. Nếu có thời gian, bạn làm ngày nào dùng ngày nấy sẽ tốt hơn.
5. Chữa bệnh trào ngược dạ dày bằng cam thảo
Theo các sách Đông y, rễ cây cam thảo có thể dùng để điều trị trào ngược dạ dày. Cam thảo còn có tên gọi khác là sinh cam thảo, quốc lão, bắc cam thảo, cam thảo có tình bình, vị ngọt, không độc có công dụng bổ tỳ, giải độc, ích khí, hóa đờm.
Sở dĩ cam thảo có thể chữa trào ngược dạ dày vì trong thành phần thuốc có chất kích thích niêm mạc sa dày kháng sự tiết dịch axit – vốn là tác nhân chính gây trào ngược. Dược tính trong cam thảo hỗ trợ làm lành vết thương trên niêm mạc thực quản, dạ dày, giúp làm lành các vết loét nhanh chóng. Ngoài ra, hợp chất có nguồn gốc từ cam thảo làm tăng nồng độ prostaglandin trong hệ tiêu hóa, thúc đẩy bài tiết chất nhầy trong dạ dày, sản sinh tết bào mới .
Cách làm: Cam thảo mua về rửa sạch, cho vào nước, đun lấy nước uống là được. Hoặc dùng 3-5g cam thảo dạng bột hoặc lỏng ăn/uống mỗi ngày.
Cách dùng: Uống đều đặn trong 1-2 tuần thì ngừng.
Lưu ý: Dùng cam thảo trước khi ăn khoảng 20-30 phút. Khi ấy, cam thảo sẽ hoạt động như lớp màng, bảo vệ dạ dày trước những kích thích từ thức ăn.Không dùng quá thời gian trên để tránh hiện tường phù nề, nặng mặt.
6. Nghệ chữa trào ngược dạ dày
Nghệ được nhiều thầy thuốc Đông Y khuyên dùng để chữa các bệnh liên quan đến dạ dày, nhất là hiện tượng viêm loét và trào ngược.
Nghệ vàng có tên gọi khác là khương hoàng, có vị cay, tính ấm.Nghệ chứa tinh chất Curcumin là chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn viêm nhiễm, ức chế nguyên nhân gây trào ngược dạ dày, thúc đẩy dạ dày co bóp nhưng không tiết ra axit. Nhờ vậy, nghệ có thể chữa trào ngược dạ nhanh chóng, ức chế và hiệu quả.
Để dùng nghệ chữa trào ngược dạ dày hiệu quả, nên phối hợp tinh chất nghệ với các nguyên liệu khác như: mật ong, chuối hột, sắn… để tăng dược tính của bài thuốc.
Nguyên liệu: mật ong, tinh chất nghệ
Cách làm: Trộn tinh chất nghệ và mật ong thành hỗn hợp sền sệt. Sau đó vo viên, để khô khoàng 10′ rồi cho vào hũ, bảo quản trong tủ lạnh.
Cách dùng: Dùng 3-5 viên mỗi ngày, trong khoảng 2 tuần sẽ thấy công hiệu.
7. Hạt Methi (hạt cỏ Cari Ấn Độ) chữa trào ngược dạ dày
Đây chính là một loại gia vị quen thuộc dùng trong chế biến các món ăn hàng ngày của người dân Ấn Độ, với tên gọi là bột cari.
Bên cạnh công dụng làm món ăn đậm đà, hạt methi còn có tác dụng chữa bệnh, nổi bật nhất là chữa các bệnh về đường tiêu hóa. Hạt methi có chứa nguồn chất xơ dồi dào, đồng thời có tính kháng khuẩn cao giúp làm lành vết thương dạ dày và ngăn chặn các nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản rất tốt.
Cách làm vô cùng đơn giản:
- Rắc một ít bột methi lên món ăn hằng ngày, sẽ thấy công hiệu.
- Pha 1/2 thìa cà phê hạt methi cùng với nước lọc hằng ngày đẻ giảm nhanh triệu chứng trào ngược dạ dày.
Với những ai đang bị bệnh và mong muốn chữa bệnh trào ngược dạ dày bằng thuốc nam thì những loại cây thuốc trên rất hữu ích. Mỗi loại cây thuốc nam sẽ có bài thuốc riêng với cách làm đơn giản hoặc phức tạp. Chỉ cần thực hiện kiên trì, bạn sẽ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng trào ngược dạ dày và khỏe mạnh.
Biên tập: Tiêu Dao
Xem thêm:
Bài được xem nhiều:
Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh – [Nguyên nhân cách chữa]
Chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản khó mà lại dễ
Có nên dùng gối chống trào ngược cho trẻ không?
7 Bài tập Yoga chữa trào ngược dạ dày thực quản dễ thực hiện nhất
Buồn nôn vào buổi sáng có phải là bệnh trào ngược dạ dày không?
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ “khỏi sau vài lần áp dụng”
3 Loại sữa tốt nhất dành cho trẻ bị trào ngược dạ dày
Bị trào ngược dạ dày thực quản có uống được mật ong không?
Giảm ợ hơi đầy chua qua cách ăn uống
Cách làm giảm trào ngược dạ dày nhanh không cần dùng thuốc
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!