Dạ dày với những dấu hiệu rối loạn chức năng

Thông thường, dạ dày sẽ đảm nhận hai chức năng chính là vận động co bóp và tiết dịch dễ chuyển hóa thức ăn. Tuy nhiên, khi cơ thể bị tác động bởi yếu tố nào đó, có thể dẫn đến hiện tượng hai chức năng này bị rối loạn và gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe. Vì thế, bệnh nhân cần nhận biết các dấu hiệu rối loạn chức năng dạ dày để phòng tránh bệnh hiệu quả.

Dạ dày với dấu hiệu rối loạn chức năng dạ dày

 

Theo Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Đào Văn Long trưởng khoa tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Dựa theo định nghĩa rối loạn chức năng dạ dày được chia thành hai nhóm chính:

  • Nhóm bệnh gây rối loạn vận động rất thường hay gặp như bệnh mất trương lực dạ dày, giảm trương lực dạ dày, tăng trương lực dạ dày, giãn trương lực dạ dày…
  • Nhóm bệnh còn lại bao gồm các bệnh như tăng toan, vô dịch vị, tăng tiết, vô toan,… thuộc nhóm bệnh gây rối loạn tiết dịch.

Người trẻ tuổi, người có trạng thái thần kinh dễ xúc cảm hoặc người bị rối loại thần kinh thực vật chính là các đối tượng dễ gặp phải các dấu hiệu rối loạn chức năng dạ dày nhất. Chính vì vậy, người bệnh cần xác định các dấu hiệu rối loạn chức năng dạ dày để có cách chữa trị hiệu quả.

5 dấu hiệu rối loạn chức năng dạ dày

1/ Dấu hiệu rối loạn chức năng dạ dày do bệnh giãn dạ dày cấp

Giãn dạ dày cấp là một trong những dấu hiệu rối loạn chức năng dạ dày. Các triệu chứng đau nhức thường xảy ra sau các chấn thương ổ bụng do các vết mổ, tổn thương ở ổ bụng hoặc có thể do viêm tụy có mủ. Ngoài ra, cũng có thể là do sau sinh hoặc một số trường hợp do người bệnh ăn uống quá mức cho phép khiến dạ dày giãn nở. Nếu tình trạng này kéo dài trong khoảng thời gian sẽ gây giãn dạ dày cấp, gây khó chịu.

Rối loạn chức năng dạ dày do giãn dạ dày cấp

Một số triệu chứng điển hình của bệnh giãn dạ dày cấp:

Nôn là một trong những biểu hiện xảy ra ở hầu hết tất cả mọi người chiếm 90%. Nếu nôn nhiều có thể làm mất lượng ion Clo dẫn đến giảm thể tích máu, giảm kali huyết và nhiễm kiềm chuyển hóa.

Đau dạ dày là biểu hiện cơ bản nhất, người bệnh thường cảm thấy đau nhức ở vùng thượng vị hoặc có khi đau ở vùng dưới cách xa khu vực mũi ức. Tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà các triệu chứng đau thể hiện khác nhau. Thường các cảm giác đau âm ỉ, bỏng rát và tức bụng gây khó chịu cho nguời bệnh xuất hiện sau khi bệnh nhân đang trong tình trạng ăn quá no hoặc quá đói.

Phần trên của bụng ban đầu có dấu hiệu trường phình và gây đau nhẹ. Tuy nhiên, nếu bệnh giãn dạ dày cấp kéo dài không điều trị kịp thời có thể dẫn đến hiện tượng thủng dạ dày, khiến triệu chứng đau nhức diễn ra dữ dội hơn. Bên cạnh đó, thủng dạ dày sẽ kích thích phúc mạc xuất hiện, gây ảnh hưởng đến tế bào thần kinh, dễ xảy ra hiện tượng sốc thần kinh và các biến chứng nguy hiểm gây hại cho sức khỏe.

2/ Rối loạn chức năng dạ dày do tăng trương lực dạ dày

Tăng trương lực dạ dày là yếu tố dẫn đến rối loạn chức năng dạ dày. Nguyên nhân gây ra bệnh tăng trương lực dạ dày có thể là do người bệnh bị nhiễm chì hoặc thiếc, do sinh sống ở nơi có nguồn nước, thức ăn bị nhiễm hai kim loại nặng này. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể xảy ra do người bệnh bị chấn thương tâm thần hoặc do bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng đau quặn thắt của bệnh gan, thận, đại tràng,…

Rối loạn chức năng dạ dày do tăng trương lực dạ dày

Biểu hiện lâm sàng thường gặp ở bệnh tăng trương lực dạ dày:

Người bệnh có cảm giác đau thường xuyên ở vùng thượng vị và các triệu chứng này sẽ tăng lên khi tâm trạng của bệnh nhân không được tốt, nhất là khi xúc động mạnh hoặc lao động năng. Ngoài ra, người bệnh sẽ có cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị kèm theo là các biểu hiện ợ hơi, có khi nôn, buồn nôn hoặc ợ chua.

3/ Co thắt môn vị dẫn đến rối loạn chức năng dạ dày

Co thắt môn vị xảy ra do người bệnh mắc bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày, viêm dạ dày tăng toan hoặc có thể do polyp dạ dày. Bên cạnh đó, bệnh xuất hiện do bệnh nhân bị viêm đại tràng hay loét tá tràng gây ra. Ngoài ra, ở một số trường hợp người bệnh bị thiếu vitamin B hoặc nghiện thuốc lá dẫn đến bệnh.

Có thắt môn vị dạ dày gây rối loạn chức năng dạ dày

Các triệu chứng cơ bản của bệnh co thắt môn vị như:

Người bệnh thường có các biểu hiện như ăn uống khó tiêu, nôn ra thức ăn của ngày hôm trước và nôn liên tục. Triệu chứng nôn kéo dài khiến bệnh nhân bị rối loạn điện giải, kiệt sức. Cơ thể bị thiếu các dưỡng chất cần thiết dẫn đến người bệnh bị suy nhược, gầy ốm. Mặt khác, bệnh nhân sẽ thấy đau tức ở hạ sườn phải giống như cảm giác đau quặn ở gan và có thể sờ thấy khối u ở hạ sườn mỗi khi lên cơn đau.

4/ Tăng toan gây rối loạn chức năng dạ dày

Căng thẳng thần kinh, stress hay người có dấu hiệu bệnh tâm thần thường là nguyên nhân xuất hiện của bệnh tăng toan gây tiết dịch ở dạ dày. Thần kinh bị căng thẳng quá mức trong thời gian dài làm rối loạn nhu động thực quản, khiến cho thực quản dưới giãn nở thường xuyên và trở nên nhạy cảm hơn. Lúc này, dịch vị trong dạ dày bị trào ngược gây ra các triệu chứng bỏng rát, khó chịu.

Ngoài ra, tăng toan cũng gặp phải ở những bệnh nhân đang mắc bệnh dạ dày ở giai đoạn đầu hoặc bệnh hành tá tràng.

Tăng toan gây rối loạn chức năng dạ dày

Các triệu chứng gặp phổ biến nhất của tăng toan:

Người bệnh có dấu hiệu đau âm ỉ ở vùng thượng vị có khi trội thành từng cơn. Song song với cơn đau bệnh nhân có cảm giác nặng bụng và acid HCl có trong dạ dày tăng lên.

5/ Chậm tiêu gây rối loạn chức năng dạ dày

Chậm tiêu có thể do người bệnh mắc phải bệnh liên quan về dạ dày như trào ngược thực quản hoặc viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày,… Đồng thời, chậm tiêu cũng có thể do các bạn ăn quá nhiều tinh bột hoặc loại thực phẩm nào đó gây khó tiêu. Mặt khác, bệnh cũng có thể xuất hiện do thói quen ăn uống như ăn nhanh, nuốt vôi hoặc do bệnh nhân bị rối loạn vận động tiêu hóa ở dạ dày, ruột dẫn đến thức ăn chuyển hóa chậm, gây chướng bụng.

Chậm tiêu gây đầy hơi, đau bụng cũng là nguyên nhân gây rối loạn chức năng dạ dày

Các triệu chứng phổ biến thường hay gặp của bệnh chậm tiêu:

Biểu hiện cơ bản và dễ nhận biết nhất của chậm tiêu là đau bụng, khó chịu sau khi ăn, nhất là ở vùng thượng vị. Ban đầu, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu do hiện tượng nóng ran, căng tức ở vùng bụng. Sau đó, cảm giác no căng, chán nản không thèm ăn và xuất hiện dấu hiệu buồn nôn và nôn.

Đây là 5 dấu hiệu rối loạn chức năng dạ dày, người bệnh cần phải biết để phòng bệnh, tránh bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, rối loạn chức năng dạ dày cũng có thể do thói quen sinh hoạt hàng ngày gây ra. Do đó, bệnh nhân cần cải thiện thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống điều độ, tâm lý luôn thoải mái, tránh căng thẳng.

Có thể bạn quan tâm:

Ẩn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *