Đau dạ dày dữ dội hay đến bất chợt và nếu như bạn không biết cách xử lý nhanh sẽ đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống. Một vài trong số những cơn đau dạ dày dữ dội do bệnh lý dạ dày như thủng dạ dày hay gọi là xuất huyết bao tử sẽ không phát hiện cầm máu gây tử vong cao.
Cảnh giác hiện tượng đau dạ dày dữ dội bằng cách tìm hiểu một số thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý nhanh bảo vệ sức khỏe của bạn tốt hơn dưới đây nhé!
I. Đau dạ dày dữ dội quặn thắt từng cơn do đâu?
Theo bác sĩ khoa tiêu hóa nhận định những cơn đau dạ dày dữ dội thường bắt nguồn do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể là bệnh tại dạ dày hoặc cơn đau lan do nhiều bệnh lý khác gây ra. Để giải thích hiện tượng đau dạ dày dữ dội quặn thắt từng cơn bạn có thể xác định do một số nguyên nhân như:
- Đau dạ dày do bệnh viêm loét dạ dày phá hủy lớp niêm mạc dạ dày khi ăn các đồ ăn, thức uống kích thích sẽ gây tổn thương vùng viêm loét hình thành nên những cơn đau dữ dội. Cơn đau do bệnh viêm loét dạ dày gây ra thường xuất hiện ở vùng thượng vị dạ dày (trên rốn và dưới xương ức) khiến người bệnh đau âm ỉ, kéo dài, đôi khi quặn thắt dữ dội, nhất là khi dạ dày co bóp để tiêu hóa thức ăn, cơn đau càng trầm trọng hơn.
- Đau dạ dày do thủng dạ dày, trường hợp này sẽ gây ra các cơn đau dữ dội, quặn thắt đứng ngồi không yên, kèm theo hiện tượng nôn ra máu hoặc đi đại tiện phân đen, tanh hôi kèm theo máu tươi.
- Đau dạ dày dữ dội do bệnh viêm đại tràng ngang, cơn đau xuất hiện ngay thượng vị kèm theo các triệu chứng rối loạn tiêu hóa táo bón hoặc tiêu chảy kèm theo.
- Bệnh lý khác: Viêm ruột thừa, bệnh tụy, gan mật… Những căn bệnh viêm loét này cũng gây tổn thương gây ra cơn đau thượng vị dữ dội mà nhiều người dễ nhầm lẫn là bệnh dạ dày.
Xác định chính xác đau dạ dày dữ dội là do nguyên nhân nào cần tiến hành thực hiện gấp các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết, giúp điều trị phòng ngừa bệnh một cách tích cực.
II. Cách xử lý đau dạ dày dữ dội nhanh nhất
Xử lý ngay cơn đau dạ dày dữ dội cần phải giảm đau cho bệnh nhân, tránh trường hợp đau nhiều gây sốc tâm lý, tổn hại tới sức khỏe người bệnh. Bác sĩ đưa ra một số lời khuyên cách xử lý đau dạ dày dữ dội mà mọi người nên biết gồm:
1. Xử lý nhanh của người nhà bệnh nhân
Khi bị đau dạ dày, sự tỉnh táo và chủ động của bản thân, bạn bè, người thân xung quanh sẽ hỗ trợ nhiều trong việc ứng phó với cơn đau bất ngờ.
- Cần trấn an tinh thần bệnh nhân giảm cảm giác hoảng loạn để tình trạng không nặng thêm.
- Kê gối mỏng để bệnh nhân nằm ở tư thế dễ chịu nhất (có thể nằm nghiêng, nằm úp..), dùng tay xoa bụng theo chiều kim đồng hồ giảm cơn đau hoặc chườm nóng để bệnh nhân bớt đau đớn.
- Đưa bệnh nhân tới bệnh viện cấp cứu trong trường hợp đau quặn dữ dội kèm theo nôn ra máu.
- Khi tới bệnh viện cần nêu rõ tình trạng tiền sử mắc bệnh dạ dày của bệnh nhân nhằm phát hiện nguyên nhân nhanh hơn, kịp thời khắc phục tình trạng cơn đau.
2. Xử lý của nhân viên bác sĩ
Tại bệnh viện sau khi thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây đau dạ dày dữ dội sau đó tiến hành xử lý theo nguyên nhân gây ra.
- Trường hợp bị đau do viêm dạ dày cấp: Cần cho bệnh nhân sử dụng một số thuốc tây y khắc phục bệnh như: thuốc bao niêm mạc dạ dày, thuốc giảm tiết axit, thuốc kháng sinh, kháng viêm.
- Trường hợp đau dạ dày do thủng dạ dày: Dùng phương pháp phẫu thuật đóng vết thủng và điều trị hậu phẫu thuật.
- Trường hợp xuất huyết dạ dày cần áp dụng một số biện pháp bao gồm: dùng tia laser đóng tia máu, dùng dòng điện, chất keo cầm máu, sóng viba, kim chích cầm máy… giúp giảm tình trạng xuất huyết. Truyền máu khi bệnh nhân mất máu nhiều.
III. Chủ động chăm sóc phòng ngừa cơn đau dạ dày dữ dội
Cơn đau đau dạ dày dữ dội có thể bắt gặp ở bất kì đối tượng nào, chính vì thế mọi người nên chú ý lắng nghe sức khỏe của mình hơn nhằm phòng ngừa cơn đau dạ dày dữ dội tái phát.
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, cà phê đặc hoặc trà đặc.
- Ăn uống thanh đạm, ăn những thứ dễ tiêu hóa. Tránh ăn chua, ăn nguội, quá nóng, quá cay và đồ khô rắn, tránh để đói hoặc no quá.
- Khi ăn phải nhai chậm, nhai kỹ sẽ có lợi cho tiêu hóa. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn ít trong mỗi bữa. Ăn uống phải đúng giờ.
- Người bệnh cần sinh hoạt điều độ, hạn chế thức khuya. Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, thư giãn sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng để tránh tổn hại niêm mạc dạ dày.
- Thường xuyên tập thể dục bằng những bài tập nhẹ nhàng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Người bệnh nên đi khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện những bất thường và có hướng khắc phục kịp thời.
Tường Vy
THAM KHẢO THÊM MỘT SỐ BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!