Đau Dạ Dày Không Nên Ăn Măng Vì Lý Do Sau

Đau dạ dày có nên ăn măng hay không? Có ý kiến cho rằng trong măng chứa nhiều độc tố không thích hợp cho người bị đau dạ dày nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng trong măng chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt để hỗ trợ điều trị bệnh. Vậy, thông tin nào xác thực?

Măng có nhiều loại gồm mắng nứa, măng tre, măng trúc, măng luồng…. được dùng làm thực phẩm ở nhiều nước châu Á với cách chế biến như măng khô, măng tươi, măng đóng hộp. Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Ánh, công tác tại khoa Tiêu hóa bệnh viện Đại học Y dược TPHCM  cho biết: thực phẩm này cần lưu ý kỹ khi chế biến tránh gây độc cho cơ thể, đặc biệt với bệnh lý như đau dạ dày không nên ăn măng. Để biết lí do tại sao, bạn đọc không nên bỏ lỡ những thông tin dưới đây.

I. Lý do đau dạ dày không nên ăn măng do bác sĩ đưa ra

Đối với người Việt Nam thì món măng đã trở thành thực phẩm rất đỗi quen thuộc. Nhưng cũng chính là thực phẩm hay dùng nên mọi người lại càng cần biết những tác hại không mong muốn do măng gây ra, nhất là những người đang bị bệnh như bệnh đau dạ dày.

Đau dạ dày không nên ăn măng
Người đau dạ dày không nên ăn măng.

➤ Theo bác sĩ Phan Hoàng Hải, Bệnh viện Y đã đưa ra một số lý do đau dạ dày không nên ăn măng để bảo vệ sức khỏe gồm:

  • Chất độc glucozid có trong măng khi ăn vào cơ thể gặp men tiêu hóa tại  dạ dày sẽ sinh ra acid xyahydric ( HCN). Chính loại acid này được xác định là gây ra tình trạng ngộ độc, nôn mửa gây hại cho dạ dày. Đặc biệt, không cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới tử vong. Trung bình người lớn ăn khoảng 20mg acid xyahydric là có thể bị ngộ độc, hãy nhớ không nên ăn nước luộc măng.
  • Măng có chứa hàm lượng chất xơ cực cao dẫn tới việc no lâu, thức ăn trữ lại dạ dày lâu sẽ lên men sinh ra nhiều khí độc hại tới dạ dày, đầy bụng, ợ hơi là những dấu hiệu bệnh lý làm bệnh đau dạ dày ngày một nghiêm trọng hơn.
  • Nếu dùng măng muối chua thì hàm lượng vi sinh vật len men sẽ tấn công dạ dày, vết loét rộng hơn và cơn đau cũng dữ dội hơn.
  • Măng chứa nhiều acid cyanhydric cần hết sức thận trọng trong khâu chế biến nếu không sẽ gây độc hại tới dạ dày, loại acid này có khả năng làm tăng nồng độ acid dịch vị tạo môi trường acid khiến các vết loét tại dạ dày bị tổn thương, ăn mòn làm tình trạng đau dạ dày ngày một nghiêm trọng hơn.

Những lý do trên được đưa ra nhằm cảnh báo người bị đau dạ dày không nên ăn măng tránh trường hợp tổn thương tới hệ thống tiêu hóa, tổn hại dạ dày. Tránh rủi ro tổn thương tới dạ dày thì mọi người cần chủ động hạn chế sử dụng măng để cải thiện tình trạng đau dạ dày.

II. Cách chế biến măng tránh độc cho cơ thể

Mọi tác hại của măng đều bắt nguồn từ khâu chế biến. Nếu chế biến không làm mất đi hàm lượng acid cyanhydric, acid xyahydric sẽ làm măng đắng và độc cho cơ thể.

Theo chuyên gia phân tích, hàm lượng acid xyahydric trong măng có thể gây độc cho cơ thể nhưng chất này khá dễ bay hơi khi đun nóng. Khâu chế biến đảm bảo sẽ giúp bay hơi toàn bộ acid xyahydric giúp lược bỏ đi độc tố trong măng, giảm rủi ro nguy hiểm mà măng có thể gây ra.

Thống kê hàm lượng chất độc trong măng chưa qua chế biến và sau khi đã chế biến:

Cách chế biến măng tránh độc cho cơ thể
Cách chế biến măng tránh độc cho cơ thể bạn đọc có thể tham khảo.
  • Măng chưa luộc: 3,14- 3,83 mg HCN.
  • Măng tươi luộc kỹ: 10mg HCN.
  • Măng chua ngâm: 2,61 mg HCN.

Thế nên, chỉ cần ăn 100g măng tươi chưa qua chế biến hoặc chế biến chưa kỹ hay dùng cả nước luộc măng sẽ làm bạn bị ngộ độc măng. Hãy đảm bảo chế biến măng đúng cách để giảm bỏ chất độc trong măng, hạn chế tác hại nghiêm trọng tới hệ tiêu hóa dạ dày – ruột và sức khỏe.

❖ Nhớ kỹ khi chế biến măng: 

  • Với măng tươi, măng rừng cần ngâm măng với nước vôi trong khử tính acid  sau đó luộc chín với nước vào lần để loại bỏ độc tố.
  • Măng khô mua ngoài chợ về cần phải ngâm kỹ, luộc kỹ để lược bỏ các độc tố tự nhiên, chất bảo quản trong măng.
  • Ăn nếu thấy măng còn đắng tức là còn acid xyahydric và cần ngưng ngay tránh bị ngộ độc.

Măng là một thực phẩm thông dụng hay dùng, hãy nhớ kỹ những lưu ý về loại thực phẩm này mà chúng tôi nêu ra ở trên đây, tránh tổn hại tới sức khỏe. Đặc biệt với những người đang bị bệnh dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày thì nên hạn chế bổ sung thực phẩm này.

BT: Thanh Thanh

NHỮNG THÔNG TIN HỮU ÍCH KHÁC:

Ẩn

Bình luận

  1. Phankhanh Trả lời

    Tôi bị xung h bệnh viện q2

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *