Đường ruột đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu thức ăn và biến chúng thành nguồn dinh dưỡng để duy trì hoạt động cho cơ thể. Khi đường ruột gặp vấn đề, cơ thể sẽ phát sinh các triệu chứng sình bụng, táo bón, đầy hơi, khó tiêu,… làm cản trở việc ăn uống và quá trình hấp thu dinh dưỡng. Để giúp bạn chẩn đoán tình trạng sức khỏe đường ruột của mình, chúng tôi xin gợi ý một số cách kiểm tra đơn giản sau.
Mẹo nhỏ giúp kiểm tra sức khỏe đường ruột tại nhà
Để biết đường ruột có thông suốt và hoạt động hiệu quả hay không, bạn có thể áp dụng một trong hai cách sau để kiểm tra.
Cách 1. Trả lời câu hỏi
Hãy tự hỏi và trả lời những câu hỏi sau để biết đường ruột của mình có khỏe mạnh hay không.
– Bạn có hay bị cảm giác đầy bụng, ợ hơi, táo bón hay tiêu chảy hoặc đau khi ăn no?
a. Thường xuyên, có khi một tháng gặp tình trạng này 2-3 lần.
b. Thỉnh thoảng, chỉ khi ăn phải thức ăn lạ.
c. Hiếm khi, nhiều nhất một năm bị 2 lần.
– Sau khi ăn nhiều thực phẩm cay, nóng, thức ăn nhiều axit (cam, chanh…) hoặc khi ăn quá no bạn cảm thấy bụng thế nào?
a. Bụng thường đau quặn, bị tiêu chảy và có cảm giác đầy hơi.
b. Bụng hơi khó chịu nếu ăn quá ba lần một tuần.
c. Bình thường
– Bạn có thường xuyên ăn uống không điều độ, bỏ bữa hoặc hay gặp áp lực, stress trong công việc?
a. Thường xuyên, công việc của tôi rất áp lực.
b. Tôi ăn uống thất thường nhưng không bị stress nhiều vì công việc.
c. Tôi ăn uống điều độ và không gặp áp lực gì khi làm việc.
– Bạn có thường xuyên thức khuya và hay bị thiếu ngủ mà không rõ lý do?
a. Thường xuyên
b. Thi thoảng, chỉ khi chưa giải quyết xong công việc.
c. Tôi ăn ngủ rất điều độ và đúng giờ.
Nếu kết quả cả 4 câu hỏi trên đều là a hoặc hơn phân nửa trong số đó là a thì đây là lời cảnh báo sức khỏe đường ruột cảu bạn đang gặp nguy hiểm. Nếu không muốn bị viêm loét và giảm sút sức khỏe trầm trọng hơn, ngay bây giờ hãy lên kế hoạch ăn uống điều độ lại cho bản thân, hạn chế bớt áp lực công việc và luôn giữ tinh thần được thoải mái. Sau một thời gian sức khỏe đường ruột của bạn sẽ phục hồi trở lại.
Nếu đáp án là b thì đường ruột của bạn khá tốt, nhưng môi trường xung quanh có vẻ đang tìm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh nếu bạn không chăm sóc tốt cho đường ruột của mình.
Còn nếu đa số là c thì xin chúc mừng, bạn có một hệ tiêu hóa rất khỏe mạnh. Hãy tiếp tục duy trì nó bằng những thói quen khoa học hằng ngày của mình nhé.
THÔNG TIN THÊM:
Cách 2. Đo độ axit dạ dày bằng baking soda
– Cách làm: khi bụng đang đói, hãy dùng ngay một thìa thuốc muối (bicarbonate soda).
– Cách chẩn đoán: nếu chưa đầy 5 phút sau khi uống bạn có triệu chứng ợ hơi thì chứng tỏ hệ tiêu hóa của bạn đang làm việc tốt. nguyên nhân gây ợ hơi là do axit dạ dày tác dụng với thuốc muối làm sinh khí carbon dioxide.
Ngược lại, nếu phản ứng này diễn ra chậm quá 10 phút hoặc không xảy ra hiện tượng ợ hơi thì chứng tỏ nồng độ axit dạ dày khá thấ, tìm ẩn nguy cơ gây ra các vấn đề tiêu hóa như hấp thu dinh dưỡng kém, rối loạn tiêu hóa hay chứng ợ nóng.
Khi nồng độ axit bên trong dạ dày quá thấp, bạn nên tránh sử dụng thêm các loại thuốc kháng axit, bởi chúng có thể làm tình trạng tiêu hóa của bạn tồi tệ hơn.
Tổng kết: để đường ruột luôn khỏe mạnh, bạn nên bổ sung nhiều lợi khuẩn probiotic có trong sữa chua để cải thiện miễn dịch và bảo vệ sức khỏe đường ruột, kích thích hoạt động tiêu hóa và tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng.
Hãy nạp thêm nhiều thực phẩm giàu chất xơ từ rau củ, đậu, trái cây… vì chất xơ sẽ giúp đường ruột được ổn địnhvà cải thiện khả năng làm việc của hệ tiêu hóa.
Tăng cường hoạt động thể chất. Giữ việc chăm tập luyện thể thao và sức khỏe đường ruột có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, rèn luyện thể chất không bao giờ là thừa và nó cũng giúp cải thiện tâm trạng của bạn rất tốt.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!