Khi chức năng co bóp và tiết dịch tiêu hóa thức ăn của dạ dày phối hợp không nhịp nhàng sẽ gây hiện tượng rối loạn chức năng dạ dày. Đối tượng thường gặp phải hiện tượng trên đó là người trẻ tuổi, trẻ đang dậy thì, người nhạy cảm hoặc bị rối loạn hệ thần kinh thực vật.
Để hiểu rõ hơn nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cũng như cách điều trị rối loạn chức năng dạ dày, người bệnh có thể tham khảo bài viết sau.
I. Nguyên nhân nào gây rối loạn chức năng dạ dày?
Thông thường, dạ dày đảm nhân hai nhiệm vụ chính là co bóp thức ăn và tiết dịch vị tiêu hóa thức ăn.
Chức năng vận động của dạ dày sẽ do hai bộ phận đảm nhiệm: vùng thân vị – nơi khởi đầu cho trương lực co bóp của dạ dày và vùng hang vị – nơi đáp ứng sự giãn ra do thứ ăn từ hệ tiêu hóa, từ đó hoạt hóa cho vùng tạo nhịp nằm ở bờ cong đoạn giữa thân bị. Chức năng tiết dịch sẽ do thể dịch và các tế bào thần kinh chi phối.
Khi hai chức năng này phối hợp không nhịp nhàng sẽ gây hiện tượng rối loạn, có thể là rối loạn tiết dịch hay rối loạn chức năng, đòi hỏi người bệnh cần tuân thủ điều trị nếu không muốn bị những triệu chứng hành hạ.
Có khá nhiều nguyên nhân gây rối loạn chức năng dạ dày, có thể do sự bất ổn tâm lý hoặc do bệnh lý gây nên, xong có thể chia thành hai nhóm nguyên nhân chính:
- Rối loạn chức năng dạ dày nguyên phát: Yếu tố tinh thần là nguyên nhân chính gây viêm dạ dày nguyên phát. Cụ thể, những người thường hay bực dọc, phẫn nộ, lo âu, sợ hãi, sang chấn tâm lý có nguy cơ bị rối loạn chức năng dạ dày.
- Rối loạn chức năng dạ dày thứ phát: Những người bị bệnh viêm ruột thừa mạn, viêm đại tràng, viêm tụy man, sai lầm trong cách ăn uống (ăn không no, nhai không kỹ, giờ giấc ăn uống thất thường, lao động nặng sau mỗi bữa ăn, ăn nhiều đồ ăn kích ứng dạ dày, đồ chứa chất kích thích như rượu, bia…) đều có nguy cơ bị rối loạn dạ dày.
II. Phân loại rối loạn chức năng dạ dày
Như đã trình bày, sở dĩ dạ dày bị rối loạn chức năng hoạt động là do sự phối hợp không ăn ý giữa chức năng vận động và chức năng tiết dịch. Do đó, có thể phân chia bệnh do rối loạn chức năng dạ dày thành 2 nhóm:
Nhóm bệnh gây rối loạn chức năng vận động: Chức năng vận động có thể gây nên một số bệnh như giảm trương lực hay mất trương lực của dạ dày, giãn dạ dày cấp, tăng trương lực dạ dày.
Nhóm bệnh gây rối loạn chức năng tiết dịch: Chức năng tiết dịch bị rối loạn có thể dẫn đến một số hiện tượng: vô toan, vô dịch vị, tăng tiết, tăng toan.
III. Cách điều trị rối loạn chức năng dạ dày dựa vào biểu hiện
Tùy thuộc nhóm nguyên nhân mà biểu hiện rối loạn chức năng dạ dày không giống nhau, cách điều trị cũng vì thế mà khác nhau.
# Giãn dạ dày cấp
Hiện tượng giãn dạ dày cấp thường xuất hện sau chất thương ở ổ bụng (do vết mổ, vết thương ở bụng), viêm tụy, ăn uống nhiều quá mức kéo dài.
Khi bị giãn dạ dày cấp, người biểu hiện đau tức vùng thượng vị dữ dội, cơn đau đến đột như đau bụng cấp hoặc có thể âm ỉ, kéo dài đau ậm ạch. Ngoài ra, người bệnh còn bị nôn nhiều, kéo dài gây rối loạn nước, chất điện giải. Kết quả chụp Xquang cho thất dạ dày giãn to hợn bình thường, thức ăn bị ứ đọng.
➨ Điều trị: Bệnh nhân cần được điều trị ở tuyến chuyên khoa.
# Giảm trương lực dạ dày
Thần kinh căng thằng quá mức, bội thực sau một thời gian nhịn đói, mới bị chấn thương các loại, mắc một số bệnh lý như viêm đường mật, viêm tụy, viêm dạ dày… có thể làm giảm trương lực dạ dày.
Các dấu hiệu để nhận dạng gồm: người mệt mỏi, sức lao động suy giảm. khó ngủ, bụng ậm ạch, đầy bụng, khó tiêu, ăn kém, chóng no, ăn kém, nóng rát, ợ hơi, trước bụng, sình ruột, táo bón…
Kết quả Xquang cho thất dạ dày giãn dài, khả năng có bóp yếu.
➨ Điều trị: Người bệnh nên xoa bóp bụng, hỗ trợ hoạt động co bóp của dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa thức ăn. Ăn uống điều độ. Dùng thuốc motilium và vitamin B.
# Tăng trương lực dạ dày
Chấn thương tâm thần, nhiễm độc kim loại nặng như thiếc, chì mãn tính có thể gây tăng trương lực dạ dày. Ngoài ra, những cơn đau ga, thận quặn thắt, đau do viêm loét dạ dày tá tràng đều có thể gây hiện tượng tăng trương lực cho dạ dày.
Biểu hiện lâm sàn thường gặp là: vùng thượng vị thường xuyên đau rát, xơn đau tăng khi xúc động, khi lao động, người bệnh cảm thấy nôn nao, muốn buồn nôn, thường xuyên ợ nóng, ợ hơi, ợ chua…
Kết quả chụp Xquang cho thất, dạ dày có hình sừng bò.
➨ Biện pháp điều trị: Không dùng chất kích thích. Thay vào đó, người bệnh dùng thêm sinh tố, thuốc chống co thắt cơ trơn, thuốc an thần…
# Co thắt môn vị
Loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày tăng toan, polyp dạ dày, nghiện thuốc lá, thiếu hụt vitamin B1 đều có nguy cơ gây co thắt môn vị.
Khi môn vị bị co thắt, người bệnh đối mặt với một số triệu chứng sau: đau vùng hạ sườn bên phải như đau gan, có thể thấy khối u rắn ở hạ sườn khi nổi cơn đau, nôn nhiều gây thiếu hụt chất điện giải.
Kết quả xét nghiệm Xquang cho thấy: ứ đọng baryt dạ dày.
➨ Điều trị: Người bệnh nên ăn nhẹ, tránh dùng chất kích thích thay vào đó dùng thuốc an thần, giãn cơ. Trường hợp nôn nhiều cần được truyền dịch.
# Tăng toan
Khi thần kinh căng thẳng, người bệnh nghiện thuốc lá, loét dạ dày, tá tràng, viêm dạ dày giai đoạn đầu. Người bị tăng toan thường có cảm giác đau rát vùng thượng vị, nặng bụng, Hcl tự do tăng trên 40mEq.
➨ Điều trị: Bệnh nhân cần ăn uống điều độ, không hút thuốc lá, thay vào đó nên bổ sung sinh tố, uống thuốc giảm tiết dịch, thuốc an thần.
# Bệnh Achili
Achili là tình trạng dịch vị dạ dày thiếu pepsin và Hcl. Nguyên nhân sự thiếu hụt trên là do thần kinh căn thẳng, ngộ độc rượu, im loại nặng…
Khi bị bệnh, người bệnh có cảm giác nóng rát, nặng bụng, đau âm ỉ vùng thượng vị, thường xuyên cảm thấy buồn nôn và mốn nôn, ăn kém ngon. Nhiều trường hợp, người bệnh bị tiêu chảy, đi ngoài phân sống, thiếu máu, người gầy sút.
➨ Điều trị: Bệnh nhân cần ăn những món dễ tiêu, dùng dung dịch Hcl và pepsin 1% kết hợp bổ sung các loại sinh tố, nếu đau nhiều và mất ngủ có thể dùng thuốc an thần nhưng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Trên đây, bài viết vừa trình bày một số nguyên nhân gây rối loạn chức năng tiêu hóa dạ dày và một số cách chữa trị cho từng trường hợp cụ thể. Hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn. Chúc bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng trên.
Biên soạn: Hoàng Yến
Bạn đọc có thể tham khảo thêm:
Dạ, cho em hỏi em năm nay 22tuổi, bị dạ dày đã lâu khoảng 2nam nay, em đi nội soi bác sĩ nói không sao nhưng em cứ bị chướng vùng thượng vị, ăn uống khó tiêu ,có lúc co thắt đến đau cả lưng và khó thở nữa. Vậy cho em hỏi em có mắc chứng dạ dày co thắt không ạ. Trước đó em có bị stress mất ngủ một thời gian ạ. Mong bác sĩ tư vấn giúp em.