Điều trị bệnh xuất huyết dạ dày (Chậm trễ có thể gây tử vong)

Tiến hành điều trị xuất huyết dạ dày sớm có thể tránh những biến chứng xấu của bệnh như mất máu, tụt huyết áp, đánh trống ngực,…thậm chí là tử vong.  Tìm hiểu chi tiết về bệnh xuất huyết dạ dày và những phương pháp điều trị qua những thông tin dưới đây.

Nội dung chính của bài viết gồm
I.Bệnh xuất huyết dạ dày

1.Nguyên nhân
2.Triệu chứng
3.Chẩn đoán
II.Điều trị bệnh xuất huyết dạ dày
1.Chữa xuất huyết dạ dày bằng thuốc tây
2.Chữa xuất huyết dạ dày bằng phương pháp nội soi
3.Điều trị xuất huyết dạ dày thông qua truyền động mạch
4.Điều trị xuất huyết dạ dày bằng phẫu thuật
III. Những lưu ý  sau khi điều trị xuất huyết dạ dày

I. Bệnh xuất huyết dạ dày – Những điều cần biết

Theo PGS. TS, bác sĩ Trần Ngọc Ánh (Trưởng Khoa Nội tổng hợp của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) nhận định: “Xuất huyết dạ dày hay còn gọi là chảy máu dạ dày. Đây là tình trạng tổn thương nghiêm trọng do bệnh viêm loét dạ dày cấp tính hay mãn tính gây ra. Hiện tượng chảy máu trong dạ dày nên gây khó khăn trong việc cầm máu khiến người bệnh mất máu. Do đó, nếu không phát hiện và điều trị xuất huyết dạ dày kịp thời, bệnh sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.”

1/ Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày

Bệnh xuất huyết dạ dày xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó ăn uống là yếu tố chính tác động gây bệnh. Thông thường, bệnh nhân sử dụng rượu thường xuyên sẽ có tỷ lệ mắc phải bệnh xuất huyết dạ dày cao hơn những người ít sử dụng rượu. Ngoài ra, những ai vô tình hay cố ý uống phải các dạng dung dịch có tính acid hay kiềm đều có dấu hiệu của xuất huyết dạ dày.

Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày
Một vài nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày, bạn cần biết

Bên canh đó, yếu tố thần kinh như tâm lý căng thẳng, stress do áp lực công việc khiến cho bệnh viêm loét dạ dày trở nên phức tạp hơn và khiến cho vết loét tổn thương nặng. Về lâu dần, các vết loét hình thành sâu gây chảy máu. Mặt khác, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc đông máu hay thuốc giảm đau,… cũng chính là tác nhân đầu độc dạ dày dẫn đến tình trạng xuất huyết dạ dày. Ngoài ra, xuất huyết dạ dày xảy ra cũng có thể do các bệnh lý liên quan như xơ gan, ung thư dạ dày, xuất huyết giảm tiểu cầu, bệnh máu đông châm, suy tủy xương,…

2/ Các triệu chứng của xuất huyết dạ dày

Dấu hiệu xuất huyết dạ dày đặc trưng đó là tình trạng đau quặn thắt vùng thượng vị. Sau đó, cơn đau lan ra khắp vùng bụng, cơ bụng căng cứng, toát mồ hôi. Người bệnh xuất hiện triệu chứng nôn ra máu mà không hề có bất kỳ dấu hiệu thông báo nào khiến mặt tái xanh. Máu nôn ra có thể là màu đen hay màu đỏ tươi trộn lẫn với thức ăn trong dạ dày. Có một số trường hợp, người bệnh không nôn nhưng đi ngoài phân có kèm theo máu và mùi hôi tanh. Nếu tình trạng xuất huyết nặng, phân lỏng và nước thường có màu đỏ, nhẹ phân có màu đặc có màu đẹn như màu cà phê, hắc ín.

3/ Chẩn đoán bệnh xuất huyết dạ dày

Dựa vào các triệu chứng cũng như tình trạng bệnh của bạn, bác sĩ sẽ thực hiện một vài xét nghiêm để chẩn đoán bệnh và chỉ ra nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày.

Một số biện pháp giúp chẩn đoán bệnh xuất huyết dạ dày như sau:

# Nội soi viên nang

Với phương pháp nội soi này, bạn chỉ cần nuốt một viên thuốc nhỏ có máy quay video và hình ảnh sẽ được truyền về màn hình máy tính. Khi nuốt vào, viên nang sẽ giống như mẫu thức ăn di chuyển xuống thực quản và dạ dày rồi vào ruột non, giúp bác sĩ kiểm tra và xác định vị trí chảy máu nằm sâu trong ruột non.

# Siêu âm nội soi

Một thiết bị nhỏ gắn liền một đầu dò siêu âm với một thiết bị nội soi cho phép bác sĩ xem xét toàn bộ các lớp mô trong đường tiêu hóa, giúp việc phát hiện xuất huyết dạ dày dễ dàng hơn.

# Nội soi đại tràng

Nội soi đại tràng chẩn đoán xuất huyết dạ dày
Hình ảnh về nội soi đại tràng chẩn đoán xuất huyết dạ dày

Đây là phương pháp dùng một đầu ống soi mềm có gắn thiết bị ghi hành ảnh được bác sĩ đưa vào qua đường hậu môn để thăm khám trực tiếp đại tràng (ruột già) của bạn. Dựa vào hình ảnh đưa về máy tính, bác sĩ có thể quan sát và biết được bất thường đang xảy ra bên trong ruột của bạn. Từ đó, có thể xác định nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị xuất huyết dạ dày thích hợp.

# Hỗ trợ nội soi – Balloon

Đây là biện pháp chuyên biệt giúp hỗ trợ kiểm tra tình trạng chảy máu trong ruột non mà nội soi đại tràng hay nội soi phần trên không thể thực hiện được. Từ đó, bác sĩ có thể điều trị xuất huyết dạ dày và giúp kiểm soát lượng máu chảy ra trong quá trình nội soi.

# Chụp động mạch

Chụp đông mạch là biện pháp được thực hiện qua cổ tay hoặc phần trước khuỷu tay bên phải. Đây là thủ thuật được thực hiện dựa vào việc gây tê vùng. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ sẽ đưa ống thông vào gốc động mạch lớn nhất (động mạch chủ). Dựa vào ống thống, các chất cản quang được tiêm vào động mạch. Song song với quá trình bơm là hình ảnh được thu lại. Phương pháp này không gây đau nhức cho người bệnh, giúp tìm và điều trị các mạch máu hiệu quả.

# Nội soi trên

Nội soi trên chẩn đoán xuất huyết dạ dày
Hình ảnh mô tả chẩn đoán xuất huyết dạ dày bằng phương pháp nội soi trên

Nội soi trên hay còn được gọi là Esophagogastroduodenoscopy. Bác sĩ sẽ dùng ống nội soi để kiểm tra phần thực quản và dạ dày cũng như một phần trên của tá tràng (ruột non). Nếu phát hiện tình trạng bất thường, bác sĩ sẽ lấy mẫu mô nhỏ để xét nghiệm xác định nguyên nhân gây chảy máu. Đồng thời, giúp bạn kiểm soát lượng máu chảy trong dạ dày.

# Nội soi tuyến tiền liệt ngược 

Phương pháp này giúp bác sĩ có thể xem xét các ống dẫn của gan, túi mật và tuyến tụy, giúp xác định chính xác nguyên nhân gây chảy máu. Tuy nhiên, xét nghiệm này không cần thiết trong việc kiểm tra chảy máu do xuất huyết dạ dày gây ra.

Phương pháp điều trị bệnh xuất huyết dạ dày

Khi bắt gặp người bệnh có tình trạng xuất huyết dạ dày, việc đầu tiên người bệnh cần làm đó là sơ cứu ngày tại chỗ rồi đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được bác sĩ điều trị. Bạn có thể sơ cứu ngay tại chỗ bằng cách giữ cho bệnh nhân nằm yên trên giường với tư thế đầu thấp và chân hơi cao. Tốt nhất nên để bệnh nhân sinh hoạt tại giường và hạn chế vận động. Lúc này, cơ thể bệnh nhân bị mất máu quá nhiều và có sự chênh lệch nhiệt độ dẫn đến lạnh dần. Do đó, bạn cần ủ ấm cho người bệnh.

Tùy vào thời gian và số lượng chảy máu mà bệnh xuất huyết dạ dày có thể gây ra những ảnh hưởng đến toàn người bệnh như sau:

  • Chảy máu dạ dày ít nhưng thời gian kéo dài: Trong trường hợp này, bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lâu có thể gây mất máu khiến da niêm mạc nhợt nhạt, cơ thể mệt mỏi và rất dễ bị suy tim.
  • Trường hợp chảy máu dạ dày nhẹ: Người bệnh chỉ có cảm giác mệt mỏi do mất một lượng máu ít.
  • Chảy máu dạ dày nặng: Đây là tình trạng chảy máu với lượng nhiều trong khoảng thời gian ngắn dẫn đến mất máu cấp tính. Người bệnh có cảm giác hoa mắt, chóng mắt, tụt huyết áp, mạch nhỏ nhưng đạp nhanh gây thở dốc. Bên cạnh đó, một số trường hợp gây sốt nhẹ, chân tay vã mồ hôi, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Các biến chứng của bệnh gây ra nhiều rủi ro khôn lường. Nếu tình trạng xuất huyết dạ dày nặng có thể tăng nguy cơ gây tử vong cao. Vì thế người bệnh cần đến ngay bệnh viện để được cấp cứu kịp thời, không nên điều trị tại nhà.8

Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp xuất huyết dạ dày nào cũng gây nguy hiểm đến mạng sống, có nhiều người bệnh nhẹ đã chữa khỏi bệnh một cách dễ dàng. Do đó, nếu có các dấu hiệu của bệnh xuất huyết dạ dày, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có hướng điều trị xuất huyết dạ dày, giúp kiểm soát và ngăn chặn bệnh.

Các biện pháp điều trị xuất huyết dạ dày được bác sĩ chuyên khoa áp dụng hiện nay:

1/ Điều trị xuất huyết dạ dày bằng Tây y

Điều trị bằng Tây y là phương pháp khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, trước khi bác sĩ kê toa cho bệnh nhân, cần làm các xét nghiệm. Nếu bệnh xuất huyết dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị và người bệnh chỉ cần tuân thủ đúng.

Vitamin K điều trị xuất huyết dạ dày
Vitamin K – Thuốc cầm máu giúp điều trị xuất huyết dạ dày

Một số loại thuốc bác sĩ kê toa cho bệnh nhân sử dụng như sau:

  • Thuốc làm giảm điều tiết acid dạ dày: omeprazole, ranitidine, kvamatel và một số loại thuốc khác, giúp làm giảm acid pepsin, HCl trong dạ dày, hạn chế vết loét ăn sâu gây chảy máu.
  • Thuốc cầm máu: Vitamin K, thuốc Posthypophyse hoặc Hemocaprol, etamzilat, axit aminocaproic.
  • Thuốc trung hòa axit và kháng tiết axit: Nhóm thuốc này thường có hai thành phần chính đó là Magnesium và Nhôm. Chúng có tác dụng trung hòa axit tại chỗ, hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm loét.

2/ Chữa xuất huyết dạ dày bằng nội soi

Sau khi sử dụng thuốc, nếu tình trạng chảy máu ở người bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện điều trị bằng phương pháp nội soi. Có nhiều hình thức điều trị nội soi như sau: dùng tia lazer, dùng các chất cầm máu xịt tại chỗ, dùng đầu nhiệt, dùng kim chích cầm máu hoặc dùng kẹp cầm máu.

Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng kim chích cầm máu để chữa trị xuất huyết dạ dày cho người bệnh, bởi đây là biện pháp đơn giản, được sử dụng khá phổ biến nhất hiện nay. Một số loại thuốc dùng để chích cầm máu như các thuốc thuốc gây xơ hóa (polidocanolalcool)thuốc co mạch (andrenalin).

3/ Điều trị xuất huyết dạ dày thông qua truyền động mạch

Đây là phương pháp được lựa chọn để điều trị ở bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày nặng, máu chảy khá nhiều và không thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.

Các hoạt chất của Vasopressin được truyền nhỏ giọt vào đúng chỗ đang bị xuất huyết bằng cách dịch chất được truyền liên tục vào động mạch và qua ống thông động mạch đến nơi chảy máu. Mặt khác, các bác sĩ có thể thực hiện biện pháp gây tắc mạch máu bằng spongel (chất này có thể tự tan sau một thời gian sử dụng) được đưa vào đúng vị trí động mạch đang bị chảy máu, giúp làm ngưng hiện tượng chảy máu.

4/ Điều trị xuất huyết dạ dày bằng phẫu thuật

Điều trị xuất huyết dạ dày bằng phẫu thuật
Phẫu thuật – Biện pháp điều trị xuất huyết dạ dày trong trường hợp nặng

Biện pháp này được sử dụng cho trường hợp người xuất huyết dạ dày nặng, máu ra khá nhiều và có thể dẫn đến nguy cơ tử vong cao. Ngoài ra, điều trị bằng phẫu thuật cũng áp dụng cho trường hợp bệnh nhân mắc bệnh xuất huyết dạ dày ở mức độ vừa phải nhưng tình trạng bệnh kéo dài quá 48 tiếng và phải truyền hơn 20 đơn vị máu. Bên cạnh đó, người bị xuất huyết dạ dày nhưng không đủ máu để truyền hoặc trường hợp người bệnh mắc cả hai triệu chứng xuất huyết lẫn thủng dạ dày cũng cần tiến hành làm phẫu thuật nhanh chóng.

Những lưu ý sau khi điều trị xuất huyết dạ dày

Người bệnh sau khi điều trị xuất huyết dạ dày cần tránh một số điều sau đây để hạn chế bệnh quay trở lại.

  • Sau khi điều trị xuất huyết dạ dày, bệnh nhân cần có khoảng thời gian nghỉ ngơi hợp lý, trong không gian yên tĩnh để bệnh mau chóng hồi phục.
  • Bên cạnh đó, người bệnh nên ăn những món ăn lỏng như cháo, soup,…  Đây đều là những thực phẩm dễ tiêu hóa, giúp dạ dày hoạt động hấp thu và chuyển hóa thức ăn tốt hơn. Bạn có thể tham khảo chi tiết xuất huyết dạ dày nên ăn gì tại đây.
  • Mặt khác, bệnh nhân nên tránh xa các loại nước uống có chứa chất gây kích thích như cồn, rượu, bia, cà phê,…, bởi chúng đều là tác nhân khiến bệnh thêm tồi tệ.
  • Đồng thời, thực phẩm chứa nhiều acid như dưa muối, cóc, xoài hoặc các loại gia vị gây kích thích niêm mạc dạ dày như tiêu, ớt, mù tạt,…, các bạn cần loại ngay khỏi danh sách khẩu phần ăn hàng ngày của người bệnh bị xuất huyết dạ dày.
  • Ngoài ra, thói quen ăn uống vô cùng quan trọng giúp khắc phục bệnh hiệu quả. Do đó, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt. Nên chia bữa ăn hàng ngày thành nhiều khẩu phần nhỏ khoảng 5 – 6 phần, giúp việc nạp thức ăn hạn chế tình trạng dạ dày trống, gây dư thừa acid dẫn đến chảy máu.
  • Mặt khác, ăn chậm, nhai kỹ và không bỏ bữa ăn, không ăn xong rồi vận động hay ngủ sẽ giúp dạ dày hoạt động tốt hơn, cải thiện bệnh hiệu quả.
  • Quan trọng hơn, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc chữa xuất huyết dạ dày khi không có sự chỉ định của bác sĩ, tránh những tác dụng phụ của thuốc đối với sức khỏe.

Những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh xuất huyết dạ dày được chúng tôi tổng hợp trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về bệnh. Từ đó, biết cách chăm sóc và chữa trị xuất huyết dạ dày hiệu quả.

Tổng hợp: Hạ Thiên

Bạn đọc chia sẻ : Chữa khỏi xuất huyết dạ dày nhờ bài thuốc của dòng họ Nguyễn Thu

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Comments are closed.

Tin mới

Biến chứng của bệnh viêm đại tràng mãn tính

Bệnh viêm đại tràng là một trong những bệnh về đường tiêu hóa rất phổ...

Nhận biết những triệu chứng của bệnh trĩ thường gặp

Bệnh trĩ là một trong những bệnh thường gặp nhất trong các bệnh về hậu...

Ung thư dạ dày với những triệu chứng đầu tiên của bệnh

Những triệu chứng đầu tiên của bệnh ung thư dạ dày rất dễ bị nhầm...