Quá trình tiêu hóa thức ăn không phải do một bộ phận cơ quan đơn lẻ nào thực hiện mà chúng được áp dụng theo cả một hệ thống liên quan mật thiết với nhau. Tìm hiểu rõ hơn hệ thống tiêu hóa là gì và các chức năng, cách thức hoạt động của hệ tiêu hóa ra sao ngay đây.
Hệ thống tiêu hóa là gì?
Hệ thống tiêu hóa là một chuỗi các cơ quan tiêu hóa rỗng được nối với nhau thành một ống dài, xoắn liên quan với nhau thành một thể thống nhất bắt đầu từ miệng tới thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng kết thúc tại hậu môn. Thực phẩm sẽ được nạp vào cơ thể bắt đầy từ miệng sau đó đi vào các cơ quan tiêu hóa rỗng có chứa men tiêu hóa giúp tiêu hóa phân hủy thức ăn thành các dạng cơ thể hấp thu, đồng thời thải các chất cặn bã ra ngoài cơ thể thông quan ống hậu môn.
Hệ thống tiêu hóa cũng bao gồm một số yếu tố quan trọng như:
- Men gan, mật, tuyến tụy giúp hỗ trợ tiêu hóa thức ăn.
- Hệ thống vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa cũng giúp tiêu hóa thức ăn .
- Hệ thần kinh và tuần hoàn máu cũng giúp hấp thu chất dinh dưỡng do tiêu hóa.
Sự kết hợp các yếu tố thần kinh, vi khuẩn, men tiêu hóa và các cơ quan của hệ tiêu hóa sẽ hoàn thành nhiệm vụ phức tạp của việc tiêu hóa thức ăn, lấy chất dinh dưỡng nuôi các tế bào, duy trì mọi hoạt động sống.
Hệ thống tiêu hóa đảm nhiệm chức năng gì?
Theo phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Bình Trọng, Bệnh viện Đại Học Y Dược cho hay:
“ Chức năng của hệ thống tiêu hóa đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phá thủy phân thức ăn thành các chất dinh dưỡng giúp tạo năng lượng và góp mặt vào quá trình tăng trưởng và sửa chữa tế bào. Như vậy, chức năng chính của hệ thống tiêu hóa là thay đổi các phân tử chất dinh dưỡng nhỏ hơn hấp thụ qua đường ruột vào trong máu. Mạng lưới mạch máu sẽ giúp mang các chất dinh dưỡng như đường, carbohydrat, glycerol, các acid amin và một số vitamin, muối khoáng tới khắp cơ thể giúp tế bào hấp thu. Đồng thời chức năng của hệ tiêu hóa còn giúp đào thải chất cặn bã ra ngoài.”
Mỗi cơ quan trong hệ thống tiêu hóa lại đảm nhiệm một chức năng riêng, giúp tiêu hóa thức ăn bao gồm:
- Tuyến nước bọt – ở miệng: Thông quan hoạt động nhai của cơ hàm kết hợp với tuyến nước bọt tại miệng sẽ giúp nghiền nhỏ thức ăn và làm mềm thức ăn chuyển xuống thực quản dạ dày. Trong tuyến nước bọt có chứa enzyme phân hủy tinh bột thành đường đơn.
- Chức năng thực quản: Giúp đẩy thức ăn từ miệng xuống dạ dày nhờ ống cơ và phản xạ nuốt. Cơ vòng tại thực quản dưới giúp kiểm soát việc đi qua của thực phẩm và dạ dày, ngăn ngừa dịch acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản và miệng.
- Dạ dày: Dạ dày là nơi lưu trữ thức ăn và chất lỏng, trộn thức ăn và chất lỏng với dịch vị dạ dày và từ từ tiêu hóa thức ăn đưa xuống ruột non. Dạ dày cũng giúp tiêu hóa phân hủy các thức ăn protein.
- Ruột non: Giúp trộn thức ăn với dịch tiêu hóa do gan và tuyến tụy tiết ra, thành ruột non sẽ hấp thu các chất dinh dưỡng máu đi nuôi cơ thể. Dịch tiêu hóa sẽ giúp phân hủy protein và tinh bột tạo thành các phân tử đường glucose hấp thu vào máu. Các vi khuẩn trong ruột non sản sinh ra một số enzym cần thiết để tiêu hóa carbohydrate.
- Ruột già ( đại tràng) : Chức năng của ruột già còn giúp hấp thụ nước và chất dinh dưỡng còn lại. Ruột non tá tràng còn là nơi lưu trữ các phần không tiêu hóa được, đẩy và thải các chất này ra ngoài cơ thể.
Cách thức hoạt động của hệ tiêu hóa thức ăn
Quá trình hoạt động tiêu hóa thức ăn của hệ tiêu hóa bắt đầu với việc nhau và sau đó là nhờ co bóp nghiền nát thức ăn tại dạ dày và sự tiết ra các enzyme, men tiêu hóa giúp phân hủy thức ăn thành các phân tử nhỏ hơn. Cơ thể sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng này vào trong thành ruột non vào trong máu sau đó ra ngoài cơ thể.
Bảng mô tả cách thức hoạt động tiêu hóa thức ăn được thực hiện bởi các cơ quan tiêu hóa gồm:
- Miệng-> Hoạt động nhai nuốt -> Nhờ dịch nước bọt -> Phân hủy thức ăn tinh bột
- Thực quản -> Chức năng nuốt
- Dạ dày -> Hoạt động lưu trữ thức ăn và trộn thức ăn tiêu hóa thức ăn -> Nhờ dịch acid dịch vị -> phân hủy protein
- Ruột non -> Tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng -> nhờ dịch tiêu hóa do tụy, gan tiết ra-> Phân hủy tinh bột, protein, carbohydrate.
Hệ tiêu hóa được chia thành từng phần, mỗi phần đảm nhiệm chức năng riêng biệt vì thế bất kỳ sự gián đoạn tại các cơ quan tiêu hóa nào cũng ảnh hưởng nghiêm trọng trong việc hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Những người đang mắc các bệnh đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày thực quản, viêm đại tràng, ung thư dạ dày ruột,… Cần tới bệnh viện sớm nếu cơ thể có những biểu hiện bất thường liên quan tại đường hóa, kiểm tra phát hiện bệnh lý sớm giúp ích cho việc điều trị bệnh hoàn toàn.
THAM KHẢO BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!