Nếu chẳng may mắc phải bệnh tiêu chảy, người bệnh nên áp dụng ngay các loại thuốc cũng như cách chữa trị bệnh tiêu chảy ngay tại nhà dưới đây để kiểm soát và khắc phục bệnh nhanh, tránh tình trạng bệnh lây lan và chuyển biến nặng.
Tiêu chảy là căn bệnh khá phổ biến và không quá nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy như dị ứng thực phẩm, do vi rút gây ra như chủng e.coli, salmonella, Clostridium perfringens,.. Ngòai ra, người mắc phải bệnh tiêu chảy có thể do lạm dụng thuốc nhuận tràng, lạm dụng rượu bia hoặc do bị rối loạn hệ tiêu hóa,… Cho dù bệnh xảy ra vì bất kỳ nguyên nhân nào, các triệu chứng của bệnh (đầy hơi, đau bụng, đi ngoài phân lỏng, thậm chí có người buồn nôn và ói,… ) cũng khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và khó chịu.
Thông thường, bệnh xuất hiện đột ngột và kéo dài trong vài ngày rồi có thể tự khỏi hoặc cũng có thể xảy ra trong thời gian dài nhiều hơn 4 tuần. Lúc này bệnh đã chuyển sang mãn tính và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu bạn không biết cách xử lý kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp.
Video: Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Quốc Thái (Khoa truyền nhiễm – Bệnh viện Bạch Mai) lý giải nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở người lớn
2 Cách chữa trị bệnh tiêu chảy an toàn và hiệu quả
Tùy thuộc vào tình trạng tiêu chảy mà bạn đang gặp phải, các bạn có thể áp dụng các cách chữa trị bệnh tiêu chảy sau đây để ngăn ngừa và khắc phục bệnh hiệu quả.
1/ Chữa trị bệnh tiêu chảy bằng thuốc dân gian
Nếu bệnh tiêu chảy của bạn mới xảy ra và bạn muốn bệnh chấm dứt nhanh chóng, hãy sử dụng ngay các mẹo dân gian trị tiêu chảy sau đây.
# Rau sam
Rau sam ngày xưa đã được ông bà ta sử dụng như bài thuốc chữa trị bệnh tiêu chảy khá hiệu quả nhờ tác dụng chống viêm, giải độc. Và cũng theo các nghiên cứu khoa học ngày nay đã chứng minh, các hoạt chất chứa trong rau sam giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong hệ đường ruột và giúp tăng sức đề kháng trong đường ruột, rất thích hợp để điều trị tiêu chảy trong trường hợp nhẹ.
Cách thực hiện như sau:
- Các bạn sử dụng 100g rau sam tươi và 50g cỏ sữa đem rửa sạch và thái nhỏ.
- Sau đó, cho vào ấm với 1 lít nước và sắc thuốc uống hàng ngày.
- Ngoài ra, nếu tình trạng tiêu chảy của bạn ở mức độn nặng hơn đi ngoài ra máu, các bạn có thể bổ sung thêm 20g rau má và 20g nhọ nồi nấu chung để uống.
- Bên cạnh uống nước rau sam, bạn cũng có thể sử dụng rau sam 100 – 200g rau sam để luộc ăn hàng ngày.
Tìm hiểu thêm: Bị tiêu chảy nên ăn gì và kiêng ăn gì?
# Lá ổi
Lá ổi chứa nhiều hoạt chất mang lại tác dụng điều trị tốt cho nhiều bệnh ngoài da. Bên cạnh đo, không thể không kể đến công dụng của lá ổi trong việc chữa trị bệnh tiêu chảy cấp. Chúng không chỉ giúp làm se da, giảm sự kích thích ở ruột mà còn giúp làm dịu nhanh chóng cơn đau và hạn chế tình trạng đi ngoài.
Cách làm đơn giản sau đây:
Nếu các bạn bị tiêu chảy ở dạng nhẹ, bệnh mới bùng phát, bạn có thể sử dụng 5 – 7 búp lá ổi rồi rửa sạch và nhai chung với vài hạt muối, nuốt lấy phần nước cốt. Mỗi ngày làm 2 – 3 lần, chỉ sau vài ngày, bệnh của bạn sẽ mau chóng khỏi.
Ngoài cách làm này ra, để điều trị tiêu chảy cấp bằng lá ổi, các bạn có thể sử dụng ngay các cách sau:
Cách 1: Bạn sử dụng búp ổi khỏang 20g và 20g vỏ măng cụt, gạo rang 20g, gừng nướng 10g đem sắc lấy nước uống trong ngày.
Cách 2: Lá ổi 20g kết hợp với 20g vỏ bưởi khô và 10g lá chè tươi, 2 lát gừng, sắc nước uống hoặc có thể pha giống như pha trà.
Cách 3: Búp ổi đem sao khoảng 20g, gừng 10g đem nướng chín và vỏ quýt khô 10g. Đe tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị thái mỏng và cho vào 400ml nước sắc sao cho còn 100ml, chia đều ra uống làm 2 lần trong ngày.
# Hồng xiêm xanh
Hồng xiêm xanh hay còn gọi là trái sapoche – loại trái cây ngon và giàu chất dinh dưỡng. Theo Đông y, hồng xiêm xanh có vị đắng chát, tính bình là bài thuốc dân gian giúp điều trị bệnh tiêu chảy, kiết lỵ khá hiệu quả.
Cách làm như sau:
- Các bạn sử dụng trái hồng xiêm xanh đem thái mỏng, phơi khô rồi sao vàng.
- Bạn dùng 10 lát hồng xiêm sắc nước và chia ra uống 2 lần trong ngày. Lượng nước sắc phải ngập hồng xiêm.
- Mặt khác, hồng xiêm xanh có vị đắng chát nên khi sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ các bạn nên nếm trước, không để trẻ uống quá đặc không tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.
- Với bài thuốc này, các bạn chỉ cần áp dụng 2 – 3 ngày, bệnh tiêu chảy nhẹ sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
# Lá mơ lông
Theo y học cổ truyền, lá mơ lông có vị đắng, tính mát, giúp giải độc, tiêu diệt vi khuẩn, thường được sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như đau dạ dày, kiết lỵ và tiêu chảy,…
Cách thực hiện như sau:
- Bạn sử dụng 16g lá mơ lông và 8g nụ sim đem rửa sạch và sắc chung với 500ml nước sao cho cạn còn 200ml.
- Các bạn chia đều làm 2 và uống trong ngày. Sau khi bệnh tiêu chảy đã ngừng, bạn vẫn nên sử dụng lá mơ uống 2 – 3 ngày nữa, giúp ổn định tỳ vị.
2/ Chữa trị bệnh tiêu chảy bằng thuốc Tây y
Khi bệnh tiêu chảy chuyển sang giai đoạn nặng, bệnh nhân đi ngoài liên tục và phân có xuất hiện máu, dẫn đến mất nước, cơ thể xanh xao, mệt mỏi. Trong trường hợp này, thuốc Tây chính là biện pháp giúp giảm đau và hạn chế tình trạng đi ngoài tốt nhất.
# Dung dịch bù nước và điện giải (Oresol, hydrit)
Khi bị bệnh tiêu chảy, người bệnh đi ngoài liên tục. Do đó, hiện tượng mất nước và chất điện giải là không thể tránh khỏi. Theo số liệu thống kê, khát (mất nước dưới 5% trọng lượng cơ thể) dẫn đến hiện tượng tim đạp nhanh, mắt trũng và da có dấu hiệu nhăn nheo, huyết áp tụt.
Nếu hiện tượng mất nước bằng khoảng 10% trọng lượng cơ thể sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm như người bệnh bị sốc gây hôn mê, thậm chí có thể tử vong. Do đó, sử dụng các loại thuốc bù nước và điện giản như hydrit và oresol chính là cách giúp cân bằng lượng nước thiếu hụt do tiêu chảy gây ra.
# Chất hấp phụ, bao phủ niêm mạc ruột
Các chất hấp phụ có nhiệm vụ gắn với protein của niêm mạc đường tiêu hóa và tạo thành một lớp màng mỏng bảo vệ niêm mạc ruột. Bên cạnh đó, các hoạt chất này giúp cải thiện khuôn phân, giảm lượng phân thải ra ngoài và thúc đẩy bệnh tiêu chảy nhanh chóng hồi phục.
Một số loại thuốc hấp thụ, bao phủ niêm mạc ruột như
- Diosmectite: Thuốc này chỉ có tác dụng bảo vệ niêm ruột và hấp thụ các vi khuẩn gây hại cho đường ruột và khí. Mặt khác, chúng có tác dụng cầm máu tại chỗ và rút ngắn thời gian tiêu chảy. Thuốc Diosmectite được hấp thụ và thải ra ngoài theo đường tiêu hóa nên sử dụng cho trẻ sơ sinh, người bệnh gan, thận,.. Tuy nhiên, chúng chỉ có công dụng làm giảm các triệu chứng chứ không giúp điều trị tận gốc. Do đó, khi bệnh tiêu chảy đã khỏi, người bệnh nên ngưng không dùng tiếp, tránh gây táo bón.
- Atapulgit: Thuốc có tác dụng làm thay đổi độ đậm đặc của phân, giúp bảo vệ lớp niêm màng ruột. Tuy nhiên, thuốc thường gây táo bón nếu người bệnh sử dụng liều lượng cao. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
# Bổ sung men vi sinh
Người bệnh tiêu chảy nên bổ sung men vi sinh để giúp cân bằng hệ vi khuẩn có lợi và hại trong đường ruột. Bổ sung men vi sinh kết hợp với các biện pháp bù nước, giúp người bệnh hồi phục bệnh khá tốt và an toàn. Một số chế phẩm men vi sinh thường được bác sĩ kê đơn để điều trị bệnh tiêu chảy đó là Bifidobacterium, Lactobacillus acidophilus,…
Ngoài các loại thuốc trên, Racecadotril và Loperamid cũng là hai loại thuốc chữa trị tiêu chảy được bán tự do không cần kê toa vẫn có thể mua được. Tuy nhiên, chúng cũng chỉ có hiệu quả ở một số trường hợp nhất định và vẫn gây tác dụng phụ. Vì thế, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Có thể bạn quan tâm: Chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng với phác đồ mới nhất 2018
Con nhà em được 9tháng hiện cháu bị tiêu chay 5ngày rồi cháu uống thuốc và men tiêu hoá mai vẫn không khỏi mỗi ngày cháu đi 5 7 lần xin bác sĩ tư vấn cho e với a
Bác sỹ cho em hỏi e bị tiêu chảy uống thuốc này có phải không –BRAWN—cảm ơn bác sỹ