Tổng hợp nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội trĩ ngoại

Tổng hợp nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội trĩ ngoại. Bệnh trĩ là một trong những bệnh về đường hậu môn rất phổ biến. Gây ra rất nhiều phiền toái đến chất lượng cuộc sống của bạn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bạn. Việc hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh và có cách điều trị bệnh hiệu quả.

Print

Tổng hợp nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội trĩ ngoại

Chế độ ăn uống không hợp lý

Chế độ ăn uống có mối liên quan chặt chẽ đến bệnh trĩ. Ăn các loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh sẽ gây kích ứng thành đại tràng, dễ gây hiện tượng táo bón tiêu chảy. Khi mắc chứng táo bón kéo dài sẽ làm bệnh nhân mất sức khi đi đại tiện, việc rặn nhiều sẽ gây áp lực lớn lên thành tĩnh mạch ở hậu môn gây nên bệnh trĩ.

tong-hop-nguyen-nhan-gay-ra-benh-tri-noi-tri-ngoai1
Ăn các loại thức ăn có chứa nhiều chất kích thích như: rượu bia, cà phê, ăn các loại đồ cay nóng đều dẫn đến kích thích không tốt lên trực tràng và hậu môn, làm cho tĩnh mạch trĩ dễ bị sung huyết, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu trong tĩnh mạch, làm giảm khả năng chịu lực của thành tĩnh mạch.
Bạn cần bổ sung nhiều chất xơ cho cơ thể, ăn nhiều loại rau xanh, uống mỗi ngày 2 lít nước để giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Xem thêm tại: Triệu chứng của bệnh viêm đại tràng

Do tính chất công việc

Môi trường làm việc ảnh hưởng rất lớn đến việc gây ra bệnh trĩ. Nhất là những công việc thường xuyên phải ngồi trong một tư thế sẽ gây ảnh hưởng đến sự vận chuyển của máu trong tĩnh mạch. Gây áp lực lớn lên tĩnh mạch, lâu dần sẽ hình thành nên búi trĩ.
Do ít vận động nên sẽ làm nhu động ruột giảm gây việc khó đi đại tiện cũng là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ.
Các chuyên gia khuyên rằng những người do tính chất công việc phải đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ thì nên tranh thủ thời gian rảnh tập thể dục, nhất là tập thể dục vào mỗi buổi sáng để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh trĩ.

tong-hop-nguyen-nhan-gay-ra-benh-tri-noi-tri-ngoai2

Do gen di truyền

Đối với những người trong gia đình có người đã từng mắc bệnh trĩ thì nguy cơ mắc bệnh trĩ sẽ cao hơn so với những trường hợp khác. Những trường hợp mắc bệnh trĩ do gen di truyền là do thành tĩnh mạch mỏng yếu bẩm sinh từ khi sinh ra, sẽ có khả năng chịu áp lực rất kém, khó chịu được áp lực tác động từ huyết quản nên lâu dần hình thành nên bệnh trĩ.

Tĩnh mạch trong hậu môn chịu áp lực ngày càng lớn

tong-hop-nguyen-nhan-gay-ra-benh-tri-noi-tri-ngoai3

Tĩnh mạch trong hậu môn chịu áp lực ngày càng lớn do ảnh hưởng bởi một số yếu tố do một số bệnh gây nên như: bệnh xơ cứng gan, sung huyết gan, bệnh tim làm cho tĩnh mạch hậu môn bị sung huyết, áp lực gia tăng, ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu trong tĩnh mạch trực tràng. Đối với các bệnh u trong ổ bụng, u tử cung, u buồng trứng, phì đại tuyến tiền liệt, mang thai, ăn quá no, đi đại tiện quá lâu, đều làm cho áp lực trong ổ bụng gia tăng, cản trở quá trình tuần hoàn máu trong tĩnh mạch.
Khi vùng hậu môn bị áp lực lớn thì đồng nghĩa với việc lưu thông máu tại đây không được đảm bảo. Lúc này, máu không lưu thông sẽ dẫn đến việc tích tụ tại vị trí chịu áp lực nặng nhất đó là hậu môn. Khi đó các tĩnh mạch không được lưu thông lâu ngày sẽ bị căng phồng hình thành nên các búi trĩ.

Ẩn Các chế phẩm Sơ can Bình vị tán

Thuốc Sơ can Bình vị tán – Bí quyết CHẤM DỨT bệnh DẠ DÀY từ YHCT

Xem ngay

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *