Polyp dạ dày là những khối u lồi có hình nhiều hình tròn hoặc elip, được thành do niêm mạc dạ dày tăng sinh quá mức.
Nếu là Polyp dạ dày lành tính, khối u nhỏ thì người bệnh không cần điều trị. Tuy nhiên nếu nó có kích thước khá lớn, và có khả năng tiến triển thành bênh ung thư thì người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được xử lý. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh và những cách chữa bệnh hiệu quả, bài viết dưới đây sẽ làm rõ điều đó.
I. Hiểu đúng về Polyp dạ dày
Để hiểu đúng về nguyên nhân, triệu chứng, và một số thông tin khác về polyp dạ dày, bài viết sẽ giúp bạn làm rõ.
1. Polyp dạ dày là gì?
Trao đổi với bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Nga, Khoa Tiêu hóa của bệnh viện cấp cứu Trưng Vương, bác sĩ chia sẻ: polyp dạ dày thực chất là hiện tượng hình thành niêm mạc dạ dày, tá tràng phát triển, nhô cao hơn thông thường. Polyp dạ dày không gây cảm gác đau rát hay những triệu chứng nào quá đặc biệt. Hầu hết những trường hợp bị polyp dạ dày chỉ được phát hiện khi nội soi tổng quát dạ dày.
Polyp dạ dày nhỏ không ảnh hưởng nhiều đến cơ thể, tuy nhiên, khi polyp dạ dày lớn hơn sẽ gây ra một số biến chứng khó chịu như tức bụng, xuất huyết dạ dày, viêm nhiễm. Nếu polyp dạ dày quá lớn có thể gây hiện tượng tắc hệ tiêu hóa. Ngoài ra, polyp dạ dày còn là tiền đề của bệnh ung thư dạ dày, do đó mọi người không nên chủ quan.
2. Các dạng của Polyp dạ dày
Polyp dạ dày tồn tại ở những dạng sau:
# Polyp dạ dày tăng sản:
Hiện tượng trên thường xảy ra ở những người bị viêm dạ dày mạn tính. Nguyên nhân khiến cho polyp dạ dày tăng sản được xác định bởi phản ứng với lớp lót trong dạ dày, vi khuẩn hp lây truyền trong lớp lót dạ dày.
Phần lớn polyp tăng sản có bề mặt nhẵn bóng, hình bầu dục. Trong nhiều trường hợp, polyp dạ dày cũng có thể bị loét như niêm mạc dạ dày, lớp xung quanh Polyp cũng có thể bị viêm.
# Polyp tuyến
Khi các tế bào tuyến trên niêm mạc trong lớp lót dạ dày giãn nở sẽ sản sinh ra polyp tuyến. Polyp tuyến thường bắt gặp ở những người mắc hội chứng di truyền hiếm và các đối thượng thường xuyên dùng thuốc giảm axit trong dạ dày.
Polyp dạ dày tuyến không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu kích thước của chúng lớn hơn 1 cm thì rất có thể dẫn đến ung thư.
# U tuyến (Ademona)
U tuyến được hình thành từ tế bào tuyến ở niêm mạc bên trong lớp lót của dạ dày. Loại u này hiếm gặp, mang tính di truyền cao và có khả năng dẫn đến ung thư dạ dày cao nhất trong tất cả các dạng polyp dạ dày.
3. Nguyên nhân dẫn đến polyp dạ dày
Khi được hỏi đến nguyên nào dẫn đến sự hình thành polyp dạ dày, bác sĩ Trần Thị Tố Oanh, bệnh viện Nhân dân 115, TPHCM chia sẻ: Có 2 nguyên nhân chính hình thành polyp dạ dày:
- Thứ nhất đó là do mắc bệnh viêm dạ dày mạn tính: tình trạng viêm kéo dài, liên tục, tát đi phát lại nhiều lần là một trong những nguyên nhân chính hình thành polyp tuyến và polyp tăng sản.
- Nguyên nhân thứ hai đó là do người bệnh thường xuyên sử dụng thuốc dạ dày: Những người thường sử dụng thuốc bơm ức chế proton và thuốc điều trị trào ngược dạ dày để giảm bớt nồng độ axit trong dạ dày thường mắc polyp tuyến. Phần lớn các tuyến polyp có kích thước nhỏ đều không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu như polyp khá lớn (đường kính hơn 2cm) thì người bệnh nên ngừng dùng thuốc trên để đi cắt polyp.
Bác sĩ Oanh cũng đưa ra một số yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành và phát triển polyp. Đó là:
- Tuổi tác: Những người ở độ tuổi trung niên (trên 50 tuổi) thường mắc polyp dạ dày nhiều hơn so với những độ tuổi khác.
- Nhiễm khuẩn Hp: Vi khuẩn Hp là nguyên nhân chính gây một số bệnh lý về dạ dày, góp phần làm cho khối u tuyến tăng trưởng.
- Mắc hội chứng đa polyp tuyến có tính gia đình: Hội chứng trên góp phần gây nên ung thư đại tràng và một số bệnh khác, trong đó có polyp. Tuy nhiên, hội chứng trên khá hiếm gặp.
4. Triệu chứng thường gặp của polyp dạ dày
Polyp dạ dày hầu như không biểu hiện triệu chứng gì quá đặc biệt, rõ rệt. Hầu như bệnh chỉ phát hiện được polyp trong dạ dày khi thực hiện thủ thuật nội soi. Nếu như polyp phát triển to, chúng có thể bị loét bề mặt gây xuất huyết, đau tức, viêm nhiễm, một số trường hợp khá hiếm hoi, polyp dạ dày gây bít đường giữa dạ dày và ruột non.
Ngoài ra, người bệnh có thể bắt gặp một số triệu chứng tương tự như khi bị viêm loét dạ dày. Đó là: thường xuyên tiêu chảy, tiêu ra máu, ăn không tiêu, đau khi ấn vùng thượng vị….
5. Polyp dạ dày có nguy hiểm không?
So với những bệnh lý dày khác thì tỉ lệ người bị polyp dạ dày không cao. Nhưng phàm là bệnh càng ít gặp thì càng gây hoang mang, lo lắng cho người bệnh. Cô Nguyễn Trân Chân, 53 tuổi, Đồng Tháp đã gởi thư về cho chuyên mục với mối bân tâm trên:
“Cũng có tuổi rồi nên tôi không làm gì quá vất vả, chỉ loanh quanh bán tạp hóa tại nhà. Tuy vậy dào gần đây, tôi nhận thấy mình đuối sức, thường xuyên có cảm giác buồn nôn, mấy ngày trước còn nôn ra một chút máu. Đến bệnh viện thăm khám thì tôi được chẩn đoán bị polyp dạ dày, cần phẫu thuật cắt bỏ. Nghe đến phẫu thuật là tôi hơi sờ sợ. Không biết bệnh có nặng lắm không mà cần đến phẫu thuật.”
Không chỉ chị Trân mà còn rất nhiều độc giả trên cả nước thắc mắc tương tự. Bác sĩ Nguyễn Anh Khoa, Bệnh viện Gia Định TPHCM cho biết: Trường hợp bị polyp dạ dày không nhiều, khả năng chúng đe dọa đến sức khỏe không cao.
Tuy nhiên, không phải khối polyp nào cũng lành tính, có những polyp dạ dày khi phá triển đến một kích thướt nhất định sẽ gây nên vết viêm loét, rỉ máu. Lúc đó, bệnh nhân mất máu, da dẻ tái nhợt, đau bụng, hoa mắt, chóng mặt. Môt trường hợp cũng không kém phần nguy hiểm do polyp dạ dày gây nên đó là tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
II. Điều trị polyp dạ dày như thế nào?
Như đã nói, hâu hết polyp dạ dày không gây ung thư song vẫn có một số loại làm tăng nguy cơ ung thư trong tương lại. Do đó, việc căn cứ vào loại polyp dạ dày mà bác sĩ sẽ chỉ định nên phẫu thuật hay không.
1. Trường hợp không cần phẫu thuật
Qua nội soi, nếu xét thấy khối u nhỏ không phải là u tuyến thì người bệnh không cần làm phẫu thuật cắt bỏ vì chúng không gây biểu hiện bất thường gì trên cơ thở vá rất hiếm trở thành ung thư.
Khi đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn theo dõi khối u định kì mà không chỉ định phẫu thuật.
2. Trường hợp cần điều trị polyp dạ dày
Bạn sẽ phải điều trị polyp dạ dày nếu gặp phải một trong những trường hợp sau:
# Cắt bỏ khối u tuyến và u dạ dày lớn
Nếu khôi u là u tuyến hoặc khối u có kích thướt lớn hơn 0.5 cm thì người bệnh cần được thực hiện cắt bỏ. Hầu hết những khối u này có thể cắt bỏ trong khi nội soi.
# Điều trị vi khuẩn Hp
Đói với những người bị nhiễm vi khuẩn Hp, cần nhanh chóng tiêu diệt vi khuẩn gây bênh bằng thuốc kháng sinh để triệt tiêu chúng ra khỏi dạ dày hoàn toàn. Khi dạ dày được “lọc” sạch, những khối u tăng sản có thể biến mất. Cách chữa tri trên cũng có tác dụng hữu hiệu trong việc ngăn chặn khối u tái phát.
* Tóm lại: Khi phát hiện polyp có trong dạ dày nhỏ và không phải là u tuyến thì không cần chữa trị. Còn nếu polyp có kích thước đủ lớn, bạn nên nghe theo bác sĩ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ để tránh những biến chứng nguy hiểm không đáng có.
3. Chế độ sinh hoạt sau khi cắt polyp dạ dày
Sau khi thực hiện phẫu thuật cắt polyp dạ dày, người bệnh cần chú ý đến ăn uống và sinh hoạt:
- Trong vài ngày đầu sai khi mới làm phẫu thuật cắt bỏ, bạn chỉ nên uống sữa và ăn những món lỏng, mềm như cháo.
- Khi đi tiêu, chú ý quan sát xem phân có dấu hiệu bất thường hay không.
- Không làm việc quá lao lực trong vòng 7 ngày kể từ khi phẫu thuật.
- Uống thuốc trị bệnh đúng giờ theo toa kê của bác sĩ.
Trên đây là một số thông tin về polyp dạ dày và cách điều trị chúng hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn. Chúc bạn khỏe mạnh.
Biên soạn: Tiêu Dao
Thông tin hữu ích khác:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!