Vi khuẩn Hp có khả năng lây nhiễm theo con đường tiếp xúc chính vì thế trẻ em cũng có thể mắc nhiễm vi khuẩn Hp. Tại Việt Nam, các thông tin tiếp cận tới các bậc phụ huynh về việc trẻ em có bị nhiễm vi khuẩn Hp không, khi nào cần điều trị đang còn nhiều hạn chế, chưa rộng rãi nên nhiều bậc cha mẹ còn đang khá chủ quan. Tránh sức khỏe của con em mình bị đe dọa bởi vi khuẩn Hp thì mọi người nên lưu tâm những điều này.
Trẻ em có bị nhiễm vi khuẩn Hp không?
Nếu như trước đây, người ta cho rằng trẻ dưới 5 tuổi i ít có khả năng bị nhiễm vi khuẩn Hp vì cơ địa lớp nhầy, niêm mạc của trẻ nhỏ khác với người lớn nên vi khuẩn Hp không sinh sôi phá triển được. Tuy nhiên con số thực tế thống kê được đã phủ nhận hoàn toàn, vì trẻ nhỏ có khả năng bị nhiễm vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) cao.
Theo thống kê ngoài cộng đồng phát hiện tỷ lệ nhiễm Hp ở trẻ em nói chung dao động từ 35-55%. Trong đó, độ tuổi < 1 tuổi chiếm ( 10-15%), trẻ từ 3-8 tuổi chiếm ( 35-40%) , tỷ lệ trẻ từ 9-15 tuổi chiếm ( 50-55%).
Lây nhiễm vi khuẩn Hp ở trẻ nhỏ chủ yếu diễn ra trong gia đình
Theo Thạc sĩ Võ Duy Thông, Khoa ngoại tiêu hóa – Bệnh viện Chợ Rẫy. Trẻ nhỏ vẫn có khả năng mắc nhiễm vi khuẩn Hp rất cao. Việc lây nhiễm vi khuẩn Hp ở trẻ nhỏ chủ yếu diễn ra trong gia đình giữ vợ/chồng, bố mẹ/ con cái hoặc điều kiện sống thấp, môi trường tiếp xúc với mầm bệnh cao như trong trại trẻ mồ côi, trường học…Hiện đang là thách thức lớn đặc ra cho ngành y tế bởi việc điều trị vi khuẩn Hp ở trẻ nhỏ thường điều trị khó khăn hơn hẳn so với người trưởng thành.
Nhìn chung, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Hp ở trẻ thấp hơn so với người lớn và đặc biệt hầu hết khi mắc nhiễm vi khuẩn Hp trẻ em ít khi gặp phải biến chứng ác tính như người lớn. Tác hại của vi khuẩn Hp được ghi nhận gây ra ở trẻ là gây thiếu máu, thiếu sắt do vi khuẩn Hp làm giảm hấp thu sắt trong dạ dày, tấn công dạ dày gây bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết dạ dày – tiêu hóa. Ung thư dạ dày do vi khuẩn Hp thì rất hiếm gặp ở trẻ.
Xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp ở trẻ sớm
Trẻ nhỏ bị nhiễm vi khuẩn Hp rất ít biểu hiện triệu chứng bên ngoài, vì thế nếu trẻ có nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh cao thì có thể thực hiện một số xét nghiệm tầm soát vi khuẩn Hp từ sớm gồm:
- Nội soi: Thực hiện nội soi chỉ dành cho trẻ lớn trên 8 tuổi và đồng thời các bác sĩ cần khám tiền mê để đánh giá trẻ có đủ điều kiện để tiến hành nội soi gây mê hay không. Trẻ lớn hẳn chỉ cần xịt tê tại chỗ làm nội soi tìm vi khuẩn Hp như bình thường.
- Test hơi thở: tìm vi khuẩn Hp trong hơi thở, cách này thích hợp đối với trẻ nhỏ vì ít xâm hại tới sức khỏe.
- Phân tích phân: Vi khuẩn Hp có ở phân vì vậy việc phân tích tìm kháng nguyên Hp trong phân cũng là cách hay được bác sĩ sử dụng tìm vi khuẩn ở Hp ở trẻ và cần theo dõi Hp sau điều trị.
Khi nào cần điều trị vi khuẩn HP ở trẻ nhỏ
Nghiên cứu cho thấy, việc điều trị vi khuẩn Hp ở trẻ nhỏ nên được tiến hành sớm dù có triệu chứng hay chưa có triệu chứng nhằm trị dứt điểm mầm bệnh, giảm biến chứng có thể gặp về sau. Đây là giải pháp an toàn khuyến khích bậc cha mẹ nên tiến hành điều trị càng sớm càng tốt, bảo vệ sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên việc điều trị vi khuẩn Hp ở trẻ nhỏ không hề dễ dàng, còn phải cân nhắc thời gian dùng thuốc hợp lý đúng cách không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
Sử dụng phác đồ thuốc kháng sinh điều trị vi khuẩn Hp ở trẻ
Tiêu diệt vi khuẩn Hp cần phải sử dụng phác đồ kháng sinh kết hợp trên 2 loại kháng sinh với nhau mới có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp. Tuy nhiên vì trẻ nhỏ thường xuyên bị các bệnh viêm nhiễm hô hấp nên việc sử dụng các thuốc kháng sinh trước đó dễ làm tăng tình trạng kháng thuốc không có hiệu quả trong điều trị.
Thế nên, giải pháp tốt nhất khi trẻ bị dương tính với vi khuẩn Hp thì nên đưa trẻ tới bệnh viện khám, dưới sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn sẽ có cách phối hợp điều trị vi khuẩn Hp hiệu quả nhất.
Trẻ nhỏ có khả năng mắc vi khuẩn Hp tương tự như người lớn vì thế nuôi con nhỏ nên lưu ý việc phòng ngừa bệnh sớm, tránh nguy nhiễm bệnh và tổn hại tới trẻ.
NHỮNG BÀI VIẾT KHOA HỌC NHẤT VỀ VI KHUẨN HP:
Bài Được quan tâm nhất
Phác đồ điều trị vi khuẩn HP dạ dày mới nhất của Bộ Y tế
Nhiễm vi khuẩn HP gây viêm đau dạ dày có thể chữa khỏi 100%
Bị bệnh dạ dày Hp dương tính kiêng ăn gì?
Vi khuẩn HP có lây không? 4 con đường lây nhiễm Hp phổ biến
Giải đáp: Kết quả xét nghiệm vi khuẩn Hp âm tính là sao?
Chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Nam – Bác sĩ nói gì?
Bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày nên ăn gì?
Vi khuẩn Hp có lây qua đường ăn uống không? Bác sĩ giải đáp
Nhiệt độ bao nhiêu thì vi khuẩn Hp mới chết? Chuyên gia giải đáp
Cách xử lý vi khuẩn Hp dạ dày khi mang thai
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!