Xuất huyết tiêu hóa dưới là gì? Nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa dưới? Các biểu hiện và cách điều trị bệnh xuất huyết tiêu hóa dưới? Tổng hợp các thông tin liên quan đến bệnh án xuất huyết tiêu hóa dưới giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Xuất huyết tiêu hóa dưới là gì?
Xuất huyết tiêu hóa dưới hay còn gọi là xuất huyết tiêu hóa thấp là sự đào thải một số lượng máu qua ống hậu môn xuất phát từ vị trí đường tiêu hóa bị tổn thương. Xuất huyết tiêu hóa dưới được xem là biểu hiện của các bệnh lý như trĩ, viêm túi thừa, viêm loét đại tràng, có khối u ở đại- trực tràng, tuy nhiên có một số bệnh nhân không tìm ra được nguyên nhân gây bệnh.
Người bệnh có thể bị xuất huyết tiêu hóa dưới do một sốnguyên nhân dưới đây:
- Viêm loét hậu môn do nhiệt: Nguyên nhân này thường gặp ở những bệnh nhân phải kẹp nhiệt độ hậu môn thường xuyên trong ngày.
- Bệnh nhân có thể bị chảy máu do bị viêm loét đại tràng nặng
- Mắc bệnh trĩ: bệnh nhân có thể bị chảy máu thường xuyên khi đi cầu. Ngoài ra biến chứng vỡ búi trĩ cũng gây chảu máu nhiều.
- Ung thư đại trực tràng: Chảy máu qua đường hậu môn là một trong các dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư đại trực tràng.
- Do viêm túi thừa ở đại tràng sigma dẫn đến xuất huyết tiêu hóa dưới
- Giãn tĩnh mạch dưới của ruột gây loạn sản máu
Ngoài ra những bệnh nhân có khối u lành tính ở đại trực tràng , người mắc bệnh crohn, người bị nứt kẽ hậu môn, viêm loét ở ruột non cũng là những nguyên nhân gây chảy máu nhẹ qua hậu môn.
Người bệnh xuất huyết tiêu hóa dưới thường gặp những triệu chứng sau đây:
- Đi cầu ra máu hoặc phân có màu đen, máu ra ngoài có màu đen hoặc đỏ tươi
- Nếu bị mất máu nhiều sẽ gây thiếu máu khiến người bệnh hay bị hoa mắt, chóng mặt, da dẻ xanh xao.
- Trường hợp mất máu nặng bệnh nhân lơ mơ , rối loạn tri giác
- Mạch và chỉ số huyết áp có thể thay đổi tùy theo mất máu nhiều hay ít
-> Bạn đã biết điều này: Tổng quan bệnh học xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em
Cách điều trị bệnh xuất huyết tiêu hóa dưới
Cách điều trị bệnh xuất huyết tiêu hóa dưới bao gồm cấp cứu hồi sức cho bệnh nhân bị mất máu nặng,xác định tình trạng mất máu, xác định nguyên nhân và vị trí chảy máu đồng thời khắc phục loại bỏ nguyên nhân gây bệnh.
– Trường hợp bệnh nhân cấp cứu: Bệnh nhân được đặt đường truyền tĩnh mạch, xét nghiệm nhóm máu nhằm truyền loại máu thích hợp . Đồng thời theo dõi huyết áp và lượng nước tiểu của bệnh nhân
Bệnh nhân được cấp cứu truyền máu khi bị chảy máu nặng
– Xác định mức độ mất máu thông qua xét nghiệm máu :
- Nếu bị chảy máu nhẹ: lượng máu mất <250 ml, xét nghiệm cho thấy chỉ số máu bình thường, bệnh nhân không có biểu hiện bất thường nào.
- Trường hợp chảy máu trung bình: Lượng máu bị mất từ 250-500ml, bệnh nhân có thể bị hoa mắt, chóng mặt, chỉ số M-HA có sự thay đổi
- Nếu bị chảy máu nặng: Lượng máu mất hơn 1000ml, chỉ số hồng cầu dưới 2 triệu,Hct< 30%, Hb< 10g/l, huyết áp tụt dưới 90mmHg, mạch đập > 120 lần 1 phút.
– Xác định nguyên nhân gây bệnh: Tùy theo tình trạng mất máu mà bệnh nhân có thể được chỉ định nội soi đại tràng, chụp mạch máu chọn lọc, chụp đồng vị phóng xạ, nội soi ruột non, nội soi bằng camera không dây để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và vị trí chảy máu.
– Điều trị bệnh lý liên quan:
- Trường hợp bệnh nhân bị loét hậu môn do nhiệt: Gây tê và soi hậu môn để khâu lại chỗ loét
- Xuất huyết túi thừa: căn bệnh này thường gây xuất huyết tiêu hóa dưới nặng. Bệnh nhân có thể được cầm máu bằng các phương pháp chích epinephrine, đốt điện, kẹp clip hoặc phải làm phẫu thuật cắt đi nửa đại tràng.
- Loạn sản máu: Hầu hết các trường hợp bệnh nhân có thể tự ngưng chảy máu, tuy nhiên bệnh có thể tái phát lại sau vài năm. Bác sĩ có thể dùng các biện pháp chích xơ, đốt điện, cho bệnh nhân uống thuốc co mạch. Trường hợp bệnh nhân bị chảy máu tái phát cần phẫu thuật cắt đại tràng phải.
- Bệnh nhân có khối u đại – đại trực tràng: Phẫu thuật cắt bỏ khối u hoặc xử lý polyp khi nội soi
- Bệnh trĩ: dùng thủ thuật hoặc phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ
- Bệnh viêm loét đại tràng: Điều trị nội khoa là chủ yếu, bệnh nhân được dùng thuốc steroids, 5-aminosalicylic acid…
- Bện crohn, bệnh viêm hậu môn : thường chỉ gây chảy máu nhẹ, dùng nội khoa chữa bệnh là chủ yếu
Bệnh xuất huyết tiêu hóa dưới khi nào được chỉ định phẫu thuật?
Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật chữa xuất huyết tiêu hóa dưới trong các trường hợp sau:
- Huyết áp không ổn định mặc dù đã được hồi sức cấp cứu và truyền hơn 6 đơn vị máu
- Nội soi không thể can thiệp chữa bệnh
- Tái phát chảy máu quá 2 lần sau khi đã được cầm máu bằng nội soi
- Bệnh nhân bị chảy máu tái phát kèm theo biểu hiện sốc
- Bệnh nhân bị chảy máu ít nhưng lại chảy máu liên tục và đã truyền trên 3 đơn vị máu.
-> Tìm hiểu thêm thông tin: Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày
Bài được quan tâm
5 triệu chứng xuất huyết dạ dày nguy hiểm “Không được lơ là”
Điều trị bệnh xuất huyết dạ dày (Chậm trễ có thể gây tử vong)
Bệnh viêm xung huyết niêm mạc dạ dày – Cách điều trị
Bệnh án xuất huyết tiêu hóa dưới
3 Loại thuốc cầm máu xuất huyết dạ dày tốt nhất
Những loại hoa quả người bệnh xuất huyết dạ dày nên ăn
Điều trị bệnh viêm trợt gây xuất huyết niêm mạc dạ dày
Cách sơ cấp cứu khi bị xuất huyết do viêm loét dạ dày tá tràng
Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày nên ăn gì? Lời khuyên từ bác sĩ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!