Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân xuất huyết dạ dày

Xuất huyết tiêu hóa hay còn được gọi là chảy máu dạ dày là hiện tượng niêm mạc dạ dày bị chảy máu. Vì đây là bệnh cấp tính, bất ngờ nên nhiều người bối rối, không biết cách ứng phó cũng như chăm sóc khi vấp phải tình trạng trên. Vậy, chăm sóc bệnh nhân xuất huyết dạ dày như thế nào đúng cách?

Dưới đây, bác sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên khoa Tiêu hóa bệnh viện Nhân dân 115 sẽ hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày.

Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là triệu chứng bệnh cấp tính thường được bắt gặp nhất ở những đối tượng bị viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày. Mức độ nguy hiểm của xuất huyết dạ dày phụ thuộc nhiều vào tình trạng dạ dày bị viêm loét. Điều này có nghĩa nếu vết loét lan càng rộng, lượng máu xuất sẽ nhiều hơn.

Dù mức độ nặng hay nhẹ, người bị xuất huyết dạ dày đều sẽ xuất hiện các triệu chứng như nôn ra máu, đi ngoài ra máu hoặc phân đen, người xanh xao, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, da xanh tái do thiếu máu…Trong một số trường hợp xuất huyết nặng, máu chảy ồ ạt, bệnh nhân có thể hoa mắt, chóng mặt, tay chân lạnh, toát mồ hôi, khó thở.

Khi xuất hiện những dấu hiệu trên, người nhà nên nhanh chóng đưa bệnh  nhân đến cơ sở y tế để cáo cứu, tránh trường hợp nguy hiểm có thể xảy đến.

Trong thời gian điều trị, việc ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt cũng cần được đặc biệt lưu ý vì nếu chăm sóc không đúng cách, tình trạng xuất huyết có thể xuất hiện, gây nguy hiểm đến sức khỏe. Ngược lại, nếu biết cách chăm sóc, thời gian hồi phục sẽ được rút ngắn đi rất nhiều.

1. Đối với tình trạng xuất huyết nhẹ

Trong trường hợp người bệnh bị xuất huyết nhẹ, lượng máu chảy âm ỉ, khi có khi không, lúc này, gia đình cần:

chăm sóc bệnh nhân xuất huyết dạ dày
Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân xuất huyết dạ dày ở mức độ nhẹ.

  • Trấn an tinh thần để bệnh nhân bớt lo lắng.
  • Cho bệnh nhân nằm thấp đầu, hoặc có thể không cần nằm gối, không gian tĩnh dưỡng cần yên tĩnh.
  • Theo dõi huyết áp, nhịp thở, sát mạch những dấu hiệu toàn thân trong vòng 48 giờ, nếu như không xuất hiện những biểu hiện bất thường, chứng tỏ bệnh nhân chỉ bị xuất huyết nhẹ, cơ thể đã tự cầm máu được.
  • Đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Người bệnh cần được bổ sung những thực phẩm lỏng, dễ tiêu, ít gây kích ứng niêm mạc dạ dày, tránh những thực phẩm không tốt cho dạ dày; hạn chế những thói quen ăn uống không tốt như ăn nhanh, ăn vội, vận động mạnh sau khi ăn… để hỗ trợ dạ dày nhanh bình phục.

Tham khảo thêm: Xuất huyết dạ dày nên ăn gì? Lời khuyên từ bác sĩ

2. Đối với tình trạng xuất huyết vừa và nặng

Đối với trường hợp xuất huyết dạ dày vừa và nặng, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau:

# Theo dõi sức khỏe của bệnh nhân  

  • Trường hợp này, người nhà cần lưu ý chăm sóc tinh thần, trấn an tâm lý để bệnh nhân yên tâm, không hoảng sợ.
  • Cho bệnh nhân nằm trên giường nhưng không kê gối, phòng tĩnh dưỡng cần yên tĩnh, hạn chế đi lại để tránh bị choáng, té.
  • Có thể cho bệnh nhân thở oxi để tránh rơi vào trạng thái choáng.
  • Cần để bệnh nhân đi đại tiện ngay tại chỗ để theo dõi màu sắc của phân. Các bác sĩ sẽ đặt ống thông dạ dày để hút phần máu đông trong dạ dày. Nhiệm vụ của người nhà đó là theo dõi tình trạng xuất huyết qua ống thông.
  • Các y tá, điều dưỡng sẽ theo dõi nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, khi phát hiện bất kì những dấu hiệu bất thường, bạn cần báo với bác sĩ để có biện pháp ứng phó kịp thời.
  • Theo dõi tình trạng nôn, tính chất của cơn nôn, dịch nôn cũng như tinh thần của người bệnh.

# Thực hiện theo yêu cầu của bác sĩ

  • Chỉ định của bác sĩ rất quan trọng. Do đó, bệnh nhân và người nhà phải thực hiện đúng như những gì bác sĩ căn dặn. Cần cho bệnh nhân uống thuốc đúng giờ, uống đủ liều.
cách chăm sóc nguời bị xuất huyết dạ dày
Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân xuất huyết dạ dày mức độ vừa và nặng.
  • Đưa bệnh nhân thực hiện xét nghiệm, Xquang theo đúng yêu cầu.
  • Phụ giúp bác sĩ đặt Catheter tĩnh mạch trung tâm để phòng mất máu, và truyền máu kịp thời.

# Thiết lập chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cho bệnh nhân

  • Khi tình trạng xuất huyết khả quan, bệnh chuyển biến tích cực, người bệnh không còn nôn ra máu, bệnh nhân có thể ăn một số thực phẩm nhẹ, dễ tiêu như cháo, sữa…
  • Mỗi lần ăn không nên ăn quá nhiều, thay vào đó nên chia bữa ăn chính thành nhiều bữa phụ nhỏ hơn.
  • Không ăn thức ăn lạnh, cay, nóng, thực phẩm chứa nhiều chất kích thích như rượu, chè, cà phê, thuốc lá…
  • Khi máu ngừng chảy, bệnh ổn định trở lại, cần giúp bệnh nhân thư giãn để hỗ trợ công tác điều trị phục hồi.

Trên đây là hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày mà bệnh nhân và người nhà cần lưu ý để chăm sóc đúng cách, đẩy nhanh quá trình hồi phục. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn. Chúc bạn mau chóng khỏe mạnh.

Thanh Ngân

BẠN ĐỌC CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:

Ẩn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *