Trong những bệnh trẻ nhỏ, nguy hiểm nhất phải kể đến đó là chấn thương nội. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi muốn nói rõ hơn về nguyên nhân xuất huyết dạ dày ở trẻ em mà các bậc phụ huynh nuôi con nhỏ cần lưu ý để chủ động phòng bệnh cho con em mình.
I. Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em – ít gặp nhưng đừng bao giờ xem thường
Xuất huyết dạ dày (chảy máu dạ dày) là một dạng xuất huyết gây chảy máu niêm mạc với triệu chứng điển hình là nôn ra máu, phân đi ngoài có lẫn máu hoặc có màu đen, hoa mắt, mệt mỏi…
Chúng ta thường lầm tưởng xuất huyết dạ dày là bệnh chỉ xuất hiện ở người trưởng thành, nhất là những đối tượng có chế độ ăn uống không khoa học, thường xuyên uống nhiều rượu bia, lạm dụng thuốc tây,… Song, trên thực tế, trẻ sơ sinh và trẻ em cũng là đối tượng có nguy cơ xuất huyết dạ dày cao và những câu chuyện chia sẻ của các ông bố bà mẹ về việc con mình bị viêm dạ dày, xuất huyết tiêu hóa không phải hiếm.
- Chị Nguyễn Ngọc Anh (Tiền Giang) một lần nhận thấy con gái mới 2 tuổi có biểu hiện chán ăn, mệt mỏi, hay quấy khóc, bé nôn mửa thứ có màu nâu đậm giống máu nên gia đình vội đưa đến bệnh viện thăm khám. Nghe kết quả chẩn đoán bé bị xuất huyết tiêu hóa, gia đình sửng sốt.
- Anh Trần Minh Tiến (Sóc Trăng) cũng chia sẻ: “Bé của mình mới 4 tuổi, dạo gần đây kén ăn, bé uể oải, người gầy sút, đến khi phát hiện phân của bé có màu sắc lạ, mùi rất khắm, gia đình mới đưa bé đi khám. Bé được chẩn đoán bị xuấ huyết dạ dày.”
Theo ghi nhận của Viện Dinh dưỡng quốc gia, trẻ em thuộc độ tuổi từ 6-16 tuổi có nguy cơ mắc bệnh lý về dạ dày cao. Trong đó, nhóm từ 10-16 tuổi tỉ lệ nhiễm bệnh lớn hơn nhiều so với những độ tuổi còn lại.
So với người lớn, hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện, sức đề kháng trẻ còn yếu nên mức độ nguy hại bệnh đem lại sẽ cao hơn người trưởng thành rất nhiều. Do đó, các bậc làm cha làm mẹ không được phép chủ quan mà ngay từ bây giờ, nên trang bị cho mình kiến thức để phòng bệnh cho bé yêu.
II. Những nguyên nhân xuất huyết dạ dày ở trẻ em “không ngờ” đến
Việc nắm bắt được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bố mẹ chủ động hơn khi phòng tránh những tác động tích cực do hiện tượng trên gây nên. Dưới đây là những nguyên nhân xuất huyết dạ dày ở trẻ em, trong đó có những lý do có thể bạn không ngờ đến.
1. Thiếu hụt vitamin K
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Minh, chuyên khoa Tiêu hóa, bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM cho biết, nguyên nhân chính gây hiện tượng xuất huyết dạ dày ở trẻ sơ sinh là do sự thiếu hụt vitamin K. Vitamin K được tìm thấy nhiều ở rau xanh, có vai trò quan trọng trong việc giúp cho trẻ phát triển mạnh khỏe.
Nhưng vấn đề đặt ra tại sao trẻ em lại bị thiếu hụt loại vitamin này? Bác sĩ Minh cho biết, có 3 nguyên nhân gây hiện tượng trên:
- Thứ nhất, khi người mẹ mang thai, một lượng vitamin K đã bị thất thoát khi truyền qua nhau thai trong suốt thai kì.
- Thứ hai, sữa mẹ chỉ chứa hàm lượng rất nhỏ vitamin K, không đáp ứng đủ nhu cầu.
- Thứ ba, những lợi khuẩn có trong đường ruột như Lactobacillus ở những trẻ còn đag bú mẹ cũng không có khả năng tổng hợp được vitamin K.
Những lý do trên đã gây sự thiết hụt vitamin K trong cơ thể, từ đó gây xuất huyết dạ dày ở trẻ sơ sinh và trẻ em.
2. Trẻ sinh non
Theo các chuyên gia, sinh non cũng là một trong những nguyên nhân gây hiện tượng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ. Trẻ sinh thiếu dễ bị thiếu hụt chất làm đông máu, từ đó gây xuất huyết tại nhiều bộ phận trên cơ thể, trong đó có dạ dày.
3. Do mắc một số bệnh lý dạ dày
Viêm dạ dày, loét dạ dày là một trong những nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày ở trẻ sơ sinh. Mặc dù nguyên nhân này không phổ biến nhưng không phải không xảy ra.
Theo bác sĩ Minh, nguyên nhân gây viêm loét dạ dày ở trẻ có thể đến từ:
- Áp lực học trên lớp và học thêm tại nhà, trẻ không còn nhiều thời gian để vui chơi, giải trí. Chính sự quá tải này khiến cho trẻ mệt mỏi, stress, ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và dạ dày nói riêng, hình thành một số bệnh lý về dạ dày.
- Nhiễm vi khuẩn Hp cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, từ đó dẫn đến xuất huyết dạ dày. Vi khuẩn Hp là loại vi khuẩn có thể sinh sống và phát triển trong một hồ axit dạ dày rất khắc nghiệt, có thể lây lan theo đường miệng – miệng như: bố mẹ mới thức ăn cho con nhỏ, hôn nhau…
Mặc dù xuất huyết dạ dày không thường được bắt gặp nhiều ở đối tượng trẻ em, xong hiện tượng trên rất nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và có biện pháp ứng phó kịp thời. Ngay từ bây giờ, bố mẹ hãy tìm hiểu và nhớ rõ những nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày ở trẻ em để chủ động phòng bệnh, tránh tình huống không đáng có xảy đến.
Thanh Ngân
BẠN ĐỌC CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:
Bài được quan tâm
5 triệu chứng xuất huyết dạ dày nguy hiểm “Không được lơ là”
Điều trị bệnh xuất huyết dạ dày (Chậm trễ có thể gây tử vong)
Bệnh viêm xung huyết niêm mạc dạ dày – Cách điều trị
Bệnh án xuất huyết tiêu hóa dưới
3 Loại thuốc cầm máu xuất huyết dạ dày tốt nhất
Những loại hoa quả người bệnh xuất huyết dạ dày nên ăn
Điều trị bệnh viêm trợt gây xuất huyết niêm mạc dạ dày
Cách sơ cấp cứu khi bị xuất huyết do viêm loét dạ dày tá tràng
Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày nên ăn gì? Lời khuyên từ bác sĩ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!