Chế độ ăn uống dành cho người đau dạ dày vô cùng quan trọng. Vậy, đau dạ dày nên ăn gì để hỗ trợ điều trị và ngăn bệnh tái phát?
Đau dạ dày là tên gọi chung của một số bệnh lí do những thương tổn ở dạ dày gây nên như: viêm dạ dày, loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản…Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học, hầu hết các bệnh lí dạ dày đều xuất hiện từ chế độ ăn uống không phù hợp. Do đó bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, người bệnh nên bắt tay vào thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung một số thực phẩm tốt cho dạ dày.
I. Tư vấn: Bị đau dạ dày nên ăn gì nhanh phục hồi?
Trao đổi với TS. Tiến sĩ – Bác sĩ Trần Thiện Trung, công tác tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, ông cho biết: Đối với hầu hết tất cả mọi người, chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng, nhất là những người bị đau dạ dày bởi việc ăn uống sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe của họ. Nếu như bổ sung những thực phẩm không tốt cho dạ dày rất dễ dẫn đến việc hình thành những cơn đau.
Đơn cử như việc chỉ cần bạn thêm vào món ăn nhiều gia bị hơn bình thường hoặc ăn những món ăn chứa nhiều dầu mỡ, tiêu, ớt… dễ gây kích ứng dạ dày, đau bụng, nóng rát thượng vị…
Chính vì thế, người bị đau dạ dày nên nắm trong tay danh sách những nhóm thực phẩm, thực phẩm tốt cho tình trạng bệnh. Theo BS. Trần Thiện Trung,, người đau thượng vị dạ dày nên bổ sung:
- Nhóm thực phẩm có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày: trứng, sữa, mật ong, bánh ngọt, bánh mì… đều có thể làm lớp đệm cho niêm mạc dạ dày, giảm kích thích lên niêm mạc dạ dày.
- Nhóm thực phẩm giúp làm lành nhanh những vết loét: cá, tôm, bắp cải thường rất giàu protein, canxi, các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp làm lành vết loét. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khoa học tìm thấy trong bắp cải chứa hàm lượng lớn vitamin U, có thể làm liền vết loét rất tốt.
- Nhóm thực phẩm giảm tiết axit dạ dày: Xôi, bánh mì, bánh chưng, khoai luộc, cháo… Những thức dạng này mềm, dễ tiêu hóa nên tránh được tình trạng dạ dày tiết nhiều axit hơn.
- Ngoài ra, những người bị mắc bệnh đau dạ dày thường thiếu khoáng chất, vitamin do khả năng tiêu hóa kém. Chính vì thế, người bệnh nên bổ sung một số loại thực phẩm giàu vitamin A,B,K,D, các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, magie, kẽm… Những chất dinh dưỡng này được tìm thấy nhiều trong hoa quả, rau củ màu xanh đậm.
II. Một số thực phẩm tốt cho dạ dày, người bệnh nên ăn để nhanh phục hồi
Một số thực phẩm được chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao, tốt cho người bị bệnh đau dạ dày gồm có:
1. Một số loại ngũ cốc
Thực phẩm thô chứa nhiều chất xơ, vitamin B và khoáng chất hỗ trợ quá trình tiêu hóa hiệu quả. Hơn nữa, những vitamin trong hạt thô còn có công dụng bảo vệ lớp màng tế bào trong thành dạ dày. Một số thực phẩm thô tốt cho dạ dày có thể kể đến:
- Bột yến mạch: Với lượng chất xơ dồi dào, yến mạch giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giảm nồng độ cholesterol, bảo vệ lớp màng tế bào trong thành dạ dày rất hiệu quả.
- Các loại hạt: Một số thực phẩm thô như gạo lứt, các loại đậu, hạt bí, hạt mè, hạt điều, chứa nhiều chất xơ, vitamin, chất khoáng cần thiết cho hoạt động trao đổi chất, bảo vệ màng tế bào ở dạ dày.
2. Một số thực phẩm giàu tinh bột
- Thực phẩm giàu tinh bột: Bột mì, bột sắn, bột gạo.. là những thực phẩm có tác dụng thấm hút dịch vị, bao bọc niêm mạc dạ dày rất tốt.
- Bánh mì: Bánh mì chứa hàm lượng tinh bột lớn giúp hấp thu axit dư thừa trong dạ dày, ngăn chặn hiệu ứng ăn mòn niêm mạc, hỗ trợ quá trình phục hồi của niêm mạc dạ dày.
- Khoai tây luộc: Bên cạnh việc chứa hàm lượng tinh bột cao có tác dụng trung hòa axit dạ dày, khoai tây còn chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
3. Đạm dễ tiêu
Đạm là một chất vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, với những người bị đau dạ dày, việc ăn một số loại đạm khó tiêu như thịt bò, thịt cừu sẽ khiến cho dạ dày vất vả hơn để tiêu hóa hết thức ăn. Và nếu như thức ăn không được tiêu hóa hết, chúng có thể gây tình trạng chướng bụng, đầy hơi tạo cảm giác khó chịu.
Do đó, người bệnh nên bổ sung một số thực phẩm giàu đạm dễ tiêu sau vào thực đơn hằng ngày gồm:
- Cá: Cá chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng dễ tiêu hóa. Nạc cá tuyết, cá rô phi, cá tuyết chấm đen.. chứa axit béo omega-3 chống viêm, protein cao nhưng ít chất béo. Hơn nữa, protein trong ác dễ tiêu hơn rất nhiều lần protein trong động vật và những cây họ đậu.
- Tôm, cua, nghêu và một số loại hải sản khác: Các loại hải sản trên chứa hàm lượng lớn protein, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên người bệnh không nên ăn quá nhiều để tránh bị chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
- Một số loại thịt trắng như thịt gà, thịt ngan, thịt thăn lợn: Nạc trong thịt gà chứa hàm lượng lớn protein dễ tiêu hóa, rất tốt cho người bị đau dạ dày.
- Trứng: Trứng là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng. Trong một quả trứng có chứa 5 gam, chất béo và 6 gam protein. Hàm lượng protein nằm ở phần lòng trắng nhiều hơn so với lòng đỏ. Do đó, các chuyên gia khuyên bạn nên ăn nhiều lòng trắng trứng nếu như đang bị triệu chứng bệnh đau dạ dày làm phiền.
4. Rau củ
Để cân bằng giá trị dinh dưỡng bổ sung trong thực phẩm hằng ngày, đồng thời hỗ trợ hoạt động tiêu hóa hiệu quả, người bệnh có thể bổ sung một số loại rau xanh sau:
- Bắp cải: Bắp cải cải chứa nhiều vitamin K1 và vitamin U giúp tăng cường chức năng bảo vệ của màng nhầy, làm liền các vết loét, giảm nguy cơ mắc một số bệnh dạ dày.
- Bí ngô: Trong bí ngô chứa hàm lượng lớn Pectin – chất có tác dụng hấp thu chất độc hại, vi khuẩn gây hại cho cơ thể, bảo vệ dạ dày, giảm tình trạng viêm loét dạ dày.
- Cà rốt: Với hàm lượng caroten dồi dào, khi vào trong cơ thể, chúng sẽ chuyển hóa thành vitamin A. Bạn có thể ăn cà rốt để bảo vệ mắt, tăng cường chức năng đường ruột, gan, mật, dạ dày…
- Rau chân vịt: Hàm lượng lớn scellulose trong rau chân vịt thúc đẩy nhu động ruột, dạ dày. Ăn ray chân vịt thường xuyên có thể thúc đẩy sự bài tiết của tuyến tụy, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa.
- Cần tây, măng tây: Cần tây, măng tây là một loại thực vật giàu vitamin A, C, K, các nguyên tố canxi, axit folic, tốt cho bệnh nhân bị viêm dạ dày, lóet dạ dày.
- Cà tím: Cà tím chứa nhiều vitamin, khoáng chất, giúp gia tăng chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Hơn nữa, cà tím còn chứa nightshade soda – chất có khả năng ngừa ung thư dạ dày hiệu quả.
Ngoài ra, người bị đau dạ dày có thể bổ sung thêm một số rau củ chứa flavonoid, có thể kể đến như: ớt chuông, cải bẹ xanh, gừng, nghệ…
5. Trái cây
Người bị đau dạ dày có thể bổ sung một số loại trái cây sau:
- Chuối: Nhiều người hiểu sai rằng chuối không tốt cho người đau dạ dày. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh chuối là một trong những sản phẩm nằm trong top đầu danh sách thực phẩm thân thiện với dạ dày. Chuối không chỉ có tác dụng trung hòa axit dư thừa trong dạ dày mà còn giúp giảm viêm, sưng tấy đường ruột rất tốt.
- Đu đủ chín: Tương tự như chuối, đu đủ cũng là một số thực phẩm giúp giảm cơn đau dạ dày hiệu quả. Ngoài ra, nếu đang bị chứng táo bón, khó tiêu, bạn cũng có thể ăn đu đủ để khắc phục.
- Bơ: Nếu như đang bị bệnh dạ dày, bơ sẽ là sự lựa chọn vô cùng tuyệt vời cho dạ dày của bạn bởi những chất trong bơ có khả năng giảm cơn đau, hỗ trợ nhu động ruột.
- Táo: Nếu như đang bị chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, bạn nên ăn táo hoặc uống nước ép táo để giúp bổ sung enzym và peptic phân giải thức ăn, giảm sự khó chị ở dạ dày.
Một số loại hoa quả khác cũng rất tốt cho dạ dày, người bệnh có thể cân nhắc bổ úng vào thực đơn hằng ngày như: dưa hấu, dưa gan, anh đào, nam việt quốc, lựu…
Những ai thắc mắc đau dạ dày nên ăn gì hẳn đã tìm được câu trả lời thông qua bài viết trên. Bên cạnh việc bổ sung những món ăn phù hợp, người bệnh đừng quên chú ý ăn uống đúng cách, kiêng một số thực phẩm có hại để tránh bệnh ngày càng nặng thêm. Chúc mọi người chóng khỏi bệnh.
Thanh Ngân
Bạn đọc có thể tham khảo thêm:
Tôi bị viêm xước dạ dày uống thuốc gì để khỏi dứt được bệnh