Những biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên biết

Gần đây tôi có đi khám bệnh và được chẩn đoán bị đau dạ dày.  Bác sĩ khuyên nên điều trị sớm, nếu không biến chứng của viêm loét dạ dày tá tràng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì hôm đó người bệnh thăm khám khá đông, không tiện hỏi nhiều nên hôm nay mới viết thư nhờ chuyên trang giải đáp thắc mắc. Không biết bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nào? Mong nhận được lời tư vấn của bác sĩ.

[Chị Trần Thị Thu Hương, 30 tuổi, Kinh doanh tại nhà, Bình Thuận]

 biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Những biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên biết

GÓC GIẢI ĐÁP

Chào chị Thu Hương, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nếu không điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây, bác sĩ Tô Thị Quỳnh Trâm, công tác tại Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội sẽ giúp chị cũng như bạn đọc biết được một số biến chứng của viêm loét dạ dày, từ đó có biện pháp điều trị hoặc phòng ngừa ngay từ sớm.

I. Những biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên biết

Trước khi tìm hiểu biến chứng của viêm loét dạ dày tá tràng, người bệnh cần hiểu đúng về bệnh viêm loét dạ dày. Theo như Michel Paillaud – Công tác tại Khoa tiêu hóa, Bệnh viện Việt Pháp, Hà Nội, viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng lớp lót ở niêm mạc dạ dày và một phần phía trên của ruột non bị viêm, lở loét. Tùy vào vị trí của vết loét mà các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng cách gọi tên khác nhau: viêm tâm vị, viêm hang vị, viêm môn vị, viêm bờ cong nhỏ dạ dày…

biến chứng của viêm loét dạ dày
Biến chứng của viêm loét dạ dày tá tràng thường gặp gồm: xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị, nghiêm trọng nhất là ung thư dạ dày.

Đã từ rất lâu, có nhiều giả thuyết nói về nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng. Nhiều ý kiến cho rằng bệnh xuất phát từ thói quen ăn uống bất thường, ăn uống không điều độ, lạm dụng thuốc giảm viêm, giảm đau, trong đó thuyết về thần kinh được chú trọng trong hàng chục thập niên. Song hành với giả thuyết trên, hai tác giả người Úc đã phát hiện đa số người bị viêm loét dạ dày là do một loại xoắn khuẩn sống ở niêm mạc dạ dày có tên và vi khuẩn Hp đã tạo bước ngoặc lớn trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về dạ dày.

Khi bị viêm loét dạ dày tá tràng, người bệnh thường xuất hiện một số triệu chứng: đau tức vùng thượng vị dạ dày, cảm giác buồn nôn và nôn, ợ nóng, ợ chua, nôn ra máu, đi ngoài ra máu, người mệt mỏi, suy nhược…

Khi xuất hiện những dấu hiệu trên, bạn không nên chủ quan mà cần thăm khám để được chẩn bệnh thích hợp. Nếu để lâu, người bệnh có nguy cơ đối mặt với những biến chứng của viêm loét dạ dày tá tràng mà bệnh gây ra như: xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị, nghiêm trọng nhất là ung thư dạ dày.

1. Xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày hay còn được gọi là chảy máu dạ dày là một trong những hệ quả của viêm loét dạ dày cấp tính, mãn tính và một số bệnh lý khác gây nên.

Dạ dày và tá tràng là vùng chịu tác động trực tiếp của axit dạ dày và một số loại men tiêu hóa. Khi ổ loét lớn, axit và men tiêu hóa có thể ăn sâu vào mạch máu lớn, gây chảy máu dạ dạ dày.

Do tác động của men tiêu hóa, cục máu đông đã hình thành rất dễ bị hủy đi. Người bệnh xuất hiện các triệu chứng đi ngoài ra máu hay nôn ra máu. Ngoài ra, người bệnh còn bị sút cân, da xanh, xao, mệt mỏi. Nếu như bị xuất huyết nặng, người bệnh có thể có biểu hiện mất máu như: đổ mồ hôi, hoa mắt, chóng mặt, ổ bụng cứng, cần đi cấp cứu ngay.

2. Thủng dạ dày

Thủng dạ dày là một biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng gây nên. Những vết loét trong niêm mạc dạ dày càng sâu khiến cho thành dạ dày ngày càng mỏng đi. Khi ổ loét đã ăn hết thành dạ dày tá tràng sẽ gây thủng dạ dày đi kèm với xuất huyết dạ dày.  Dạ dày bị thủng, axit và dịch tiêu hóa sẽ đổ bộ trức tiếp vào ổ bụng, khiến bệnh nhân đau rất dữ dội như bị dao đâm, bụng gồng cứng như gô.

Đây là một hiện tượng thuộc cấp cứu ngoại khoa. Nếu để muộn có thể gây sốc nhiễm khuẩn, viêm phúc mạc (màng bụng). Do đó, ngay khi xuất hiện biểu hiện trên,người bệnh cần nhanh chóng phẫu thuật ngay, nếu không bệnh sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

3. Hẹp môn vị dạ dày

Môn vị là một van đóng, mở giữa dạ dày và tá tràng. Hẹp môn vị là tình trạng viêm  nhiễm và phù nề ở niêm mạc dạ dày gây chít hẹp lòng tá tràng, môn vị. Hẹp môn vị gây hiện tượng thức ăn khi xuống dạ dày rất khó tiêu vì dịch vị dư thừa trong khi sự co bóp của dạ dày bị suy giảm.

Chính vì thế, người bệnh thường cảm thấy khó tiêu, người ậm ạch rất khó chịu, chỉ khi nào nôn hết thứ ăn mới cảm thấy thoải mái hơn (nhiều trường hợp không tự nôn được phải móc nôn). Tình trạng trên nếu kéo dài có thể khiến người bệnh không hấp thu được thức ăn,  da xanh, người hốc hác do mất đi chất điện giải.

4. Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là biến chứng nguy hiểm nhất trong những bệnh lý về dạ dày. Khả năng người bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng bị ung thư dày thấp hơn so với người bị viêm loét dạ dày, tuy nhiên, viêm loét dạ dày tá tràng không phải là không xảy ra.

Ung thư dạ dày thường không có triệu chứng hay biểu hiện gì đặc biệt trong giai đoạn đầu. Khi các triệu chứng đã xuất hiện đồng nghĩa với tế bào ung thư đã di căn sang nhiều bộ phận khác trong cơ thể.

Trong giai đoạn đầu bị ung thư đạ dày, người bệnh chỉ có biểu hiện khó tiêu, ăn không ngon, nhất là đối với món thịt. Khi bệnh tiến triển sang giai đoạn tiếp theo, người bệnh thường xuyên cảm thấy đau bụng, khó chịu vùng thượng vị, buồn nôn, tiêu chả, táo bón, đầy bụng, người gầy yếu, mệt mỏi, nôn ra máu, khó nuốt…

II. Cách phòng biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Hp gây ra. Loại vi khuẩn này có thể lây truyền theo đường ăn uống. Chính vì thế, ăn uống hợp vệ sinh là điều vô cùng quan trọng. Nếu trong gia đình có người thân bị viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Hp thì không nên dùng chung bát, đũa, cốc, chén, vật dụng cá nhân… hoặc cần nhúng qua nước sôi để tiêu diệt vi khuẩn trước khi dùng.

biến chứng viêm loét dạ dày tá tràng
Cách phòng biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Người bệnh cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống hợp lý, không nên ăn nhiều thực phẩm gây tổn hại đến dạ dày như: đồ ăn chua, cay, nhiều dầu mỡ, thực phẩm len men, đóng hộp, đồ uống có ga, chứa nhiều cồn, chất kích thích…Thay vào đó, các bạn nên bổ sung một số thực phẩm có lợi cho niêm mạc dạ dày, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa của dạ dày và làm lành các vết loét.

Bên cạnh xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, cách ăn cũng rất quan trọng. Người bệnh không nên nhịn đói nhưng cũng không nên ăn quá no. Sau mỗi bữa ăn, không nên nằm ngay mà cần vận động nhẹ để thúc đẩy quá trình làm rỗng dạ dày trở nên nhanh hơn.

Giữ tinh thần thoải mái, thường xuyên thư giãn, tránh lo âu, căng thẳng vì chúng có thể khiến cho tình trạng viêm loét ở niêm mạc dạ dày ngày càng nghiêm trọng hơn.

Người bệnh không tự ý mua thuốc Aspirin, Corticoid, thuốc Non-steroid để tự điều trị bệnh vì nếu dùng không đúng cách và lạm dụng chúng sẽ khiến cho tình trạng viêm loét ở niêm mạc dạ dày ngày càng nghiêm trọng hơn.

Có thể thấy biến chứng của viêm loét dạ dày tá tràng rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe, thậm chí là tính mạng.. Do đó, ngay khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên, người bệnh không nên chủ quan. Thay vào đó, các bạn cần nhanh chóng đến bệnh thăm khám để có hướng điều trị kịp thời. Trong quá trình điều trị, cần chú ý đến chế độ ăn, cách ăn và giữ nhịp sinh hoạt khoa học, có như vậy bệnh mới mau chóng khỏi.

Bác sĩ: Tô Thị Quỳnh Trâm

Thông tin hữu ích khác:

Ẩn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *