Các dạng polyp dạ dày thường gặp và hướng điều trị

Polyp dạ dày có nhiều dạng và không phải loại nào cũng an toàn, lành tính. Có những dạng polyp dạ dày có thể gây biến chứng ung thư dạ dày. Do đó, việc nắm bắt được dạng polyp dạ dày mình đang mắc phải là gì sẽ giúp bệnh nhân có được biện pháp ứng phó đúng đắn, kịp thời. 

I. Các dạng polyp dạ dày thường gặp

Polyp dạ dày là thuật ngữ dùng để chỉ một cục, một khối nhô cao trên niêm mạc dạ dày. Đó cũng có thể là một u cơ trơn hay một u mỡ phát triển bên trong dạ dày, lồi ra ngoài niêm mạc hình thành tổn thương dạng polyp.

So với những bệnh lý về dạ dày khác như viêm dạ dày, loét dạ dày thì polyp dạ dày không thuộc loại phổ biến, nó chỉ chiếm khoảng 5-10% khối u dạ dày.

Polyp dạ dày thường không biểu hiện ra triệu chứng cụ thể hoặc có chăng, chúng cũng rất mờ nhạt. Chỉ khi khối u đủ lớn, bị viêm loét lên bề mặt hoặc khối u gây chèn ép dưới dạ dày và tá tràng thì người bệnh mới xuất hiện các triệu chứng như: chảy máu trong gây buồn nôn dịch nôn có lẫn máu hoặc có màu nâu, đi ngoài phân đen, đau bụng, ấn vào cảm giác đau càng lộ rõ.

Hầu hết, polyp dạ dày có nhiều dạng. Phần lớn, những khối polyp dạ dày thường lành tính, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, cũng có những dạng polyp chuyển thành ác tính, gây bệnh ung thư dạ dày vô cùng nguy hiểm. Những dạng polp dạ dày thường gặp đó là:

1. Polyp tăng sản

Polyp tăng sản dạ dày là một dạng tổn thương phổ biến nhất, chiếm tỉ lệ trên ̣90% các dạng polyp ở dạ dày, được hình thành do phản ứng viêm dạ dày mãn tính với tế bào lót của dạ dày, Kích thước của khối polyp dạ dày thường nhỏ hơn 1,5cm, không có cuống. Cũng có trường hợp khối polyp tăng sản có kích thước trên 2cm nhưng hiếm gặp. Số lượng polyp dạ dày không giới hạn trên từng đối tượng, một người có thể có 1 đến vài chục polyp dạ dày.

polyp tăng sản
Hình ảnh polyp tăng sản lành tính ở hang vị dạ dày.

Nhiều nghiên cứu cho rằng, vi khuẩn Hp có liên qua đến sự phát triển của polyp tăng sản. Trong một nghiên cứu trên 21 bệnh nhân bị bệnh polyp dạ dày tăng sản thì có đến 76% bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Hp và polyp dạ dày thường bắt gặp ở những người bị viêm dạ dày mãn tính.

Hiếm khi polyp dạ dày gây cản trở đường ra của dạ dày bằng những khối sa ra ở môn vị và phát sinh ở đoạn trước của môn vị dạ dày. Bên cạnh đó, polyp tăng sản cũng được xem là loại không có khả năng gây ung thư ác tính, chỉ một số loại có kích thước lớn hơn 2cm mới có khả năng hình thành ung thư và chúng thường liên quan đến loạn sản, dị sản ruột.

2. Polyp tuyến phình vị

Polyp tuyến phình vị hay còn được gọi là polyp phình vị dạ dày là dạng polyp được hình thành từ tế bào tuyến trên niêm mạc dạ dày, là một dạng polyp hiếm gặp. Tương tự như những loại polyp dạ dày khác, polyp tuyến phình vị không gây ra các triệu chứng điển hình nào.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Nhi (chuyên khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM) cho biết: Polyp tuyến phình vị thường xuất hiện ở những đối tượng thường xuyên sử dụng thuốc kháng axit dạ dày, bệnh nhân bị ung thư ruột kết.

Nhìn chung, polyp tuyến phình vị thường vô hại vì khả năng biến chuyển thành ung thư dạ dày không cao, ngoại trừ trường hợp mắc polyp tuyến phình vị do di truyền từ người thân trong gia đình.

3. Polyp u tuyến (Adenoma)

Là một dạng polyp hiếm gặp (chiếm 5-10% tổn thương polyp dạ dày), polyp tuyến thường bắt gặp ở những người lớn tuổi trên 70 tuổi, nam nhiều hơn so với nữ. Polyp tuyến thường chứa biểu mô bị loạn sản, phát triển nhanh, gây tổn thương tế bào. Chính vì vậy, đây là dạng polyp dạ dày có nguy cơ chuyển thành ác tính cao nhất.

các dạng polyp dạ dày
Hình ảnh khối polyp u tuyến lành tính ở dạ dày.

Khối polyp u tuyến thường có kích thước trên 2cm, có nhiều khối đường kính có thể lên đến 3 – 4 cm. Polyp u tuyến thường xuất hiện tại hang vị với số lượng 1 polyp. U tuyến có liên quan đến bệnh viêm dạ dày và có tính chất di truyền.

II. Hướng điều trị các dạng polyp dạ dày thường gặp

Điều trị polyp dạ dày như thế nào hẵn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Với sự phát triển của y học hiện đại thì việc cắt bỏ khối polyp dạ dày vô cùng đơn giản, thời gian thực hiện ngắn, bệnh nhân không cần nhập viện để điều trị. Tham khảo hướng điều trị polyp dạ dày ngay sau đây.

1. Đối với khối polyp dạ dày nhỏ, không phải u tuyến thì không cần điều trị

Với những khối polyp dạ dày nhỏ, không phải là u tuyến thì không cần điều trị vì chúng không gây hại và không có khả năng chuyển thành ung thư. Lúc này, bác sĩ sẽ khuyên bạn theo dõi định kì khối polyp dạ dày, khi khối polyp đủ lớn và biểu hiện ra triệu chứng thì bạn sẽ được chỉ đinh phẫu thuật nội soi để loại bỏ chúng.

2. Loại bỏ khối polyp lớn polyp u tuyến

Phẫu thuật cắt bỏ khối polyp dạ dày sẽ được chỉ định nếu như khối polyp dạ dày thuộc loại u tuyến hoặc kích thước khối u lớn hơn 1cm. Hầu hết, những khối u này sẽ được loại bỏ trực tiếp trong quá trình nội soi dạ dày bằng thiết bị chuyên dụng.

3. Điều trị vi khuẩn Hp dạ dày

Nếu như bạn đnag mắc bệnh viêm dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp, bác sĩ sẽ chỉ định bạn điều trị vi khuẩn Hp dạ dày bằng phác đồ cụ thể bằng thuốc kháng sinh kèm với thuốc kháng axit, hạn chế sự tiết dịch vị dạ dày. Khi vi khuẩn HP bị tiêu diệt, những khối polyp tăng sản có thể biến mất. Hướng điều trị này cũng có vai trò ngăn chặn khối polyp dạ dày trở lại trong tương lai.

Trên đây là các dạng polyp thường gặp và hướng điều trị hiệu quả. Nhìn chung, khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và gây bệnh ung thư dạ dày là rất thấp, tuy nhiên nếu khối u đủ lớn, bạn vẫn nên cắt bỏ để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm. Việc cắt bỏ khuối polyp dạ dày được thực hiện nhanh chóng đơn giản. Sau phẫu thuật, bệnh nhân chỉ cần chú ý đến chế độ ăn uống phù hợp là được.
Thanh Ngân
BẠN ĐỌC CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:
Ẩn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *