Khó chịu, thường xuyên nôn trớ sau khi ăn có thể là dấu hiệu cảnh báo con bạn đã mắc bệnh trào ngược dạ dày. Việc tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ bị trào ngược dạ dày sẽ giúp cho trẻ tránh được những triệu chứng khó chịu trên cũng như biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ.
Các nguyên nhân khiến trẻ bị trào ngược dạ dày cần tránh
Dạ dày đóng vai trò như một cái túi mà tại đó thức ăn sau khi được nghiền nát tại miệng sẽ được nhào trộn và phân hủy thành các chất để ruột có thể xử lý. Trào ngược dạ dày xảy ra khi thức ăn từ dưới dạ dày bị đẩy ngược lên trên thực quản, biểu hiện là trẻ nôn trớ sau khi ăn, chất nôn có lẫn thức ăn và dịch vị tiêu hóa.
Cần phân biệt trào ngược dạ dày với hiện tượng trớ sữa ở trẻ nhỏ. Trớ sữa là biểu hiện sinh lý thông thường, hầu như trẻ dưới 12 tháng tuổi nào cũng từng mắc phải do cơ co thắt thực quản ở trẻ chưa khép kín, thể tích dạ dày còn nhỏ. Khác với trớ sữa, trào ngược dạ dày có liên quan đến tình trạng rối loạn chất dịch và axit đường tiêu hóa, xảy ra do cơ vòng thực phản – lớp van ngăn cách giữa dạ dày và thực quản hoạt động kém.
Bên cạnh chứng nôn trớ, trẻ bị trào ngược dạ dày còn có những biểu hiện như: thở khò khè, sặc, ho, khó chịu. Tình trạng trên kéo dài có thể gây biểu hiện sút cân, ăn uống kém, khó tiêu…
Những nguyên nhân gây chính gây bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em là:
1. Do hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu
Nguyên nhân đầu tiên gây hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ đó là hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện dẫn đến chức năng tiêu hóa tồn tại nhiều yếu kém nên trẻ dễ bị trào ngược dạ dày. Theo giải phẫu học, dạ dày của trẻ em nằm ngang hơn so với người lớn. Giữa dạ dày và thực quản đươc ngăn cách với nhau bởi lớp cơ vòng thực quản, tuy nhiên, hoạt động đóng mở của lớp cơ này chưa ổn định, khi cần đóng kín thì lại hở dẫn đến thức ăn bị đẩy ngược từ dạ dày lên bên trên.
2. Do thói quen bú sữa của trẻ
Với những trẻ dưới 12 tháng tuổi, nguồn dinh dưỡng chủ yếu là sữa mẹ. Đây là môt dạng thức ăn lỏng nên dễ bị lọt qua khe hở nhỏ ở van ngăn cách dạ dày và thực quản.
Tư thế bú không đúng cách cũng làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày ở trẻ. Những trẻ có thói quen bú đêm hay bú trong tư thế nằm dễ bị trào ngược hơn trẻ thông thường. Nguyên do bởi lúc này dạ dày giống như ly sữa đặt nằm ngang, sữa dễ dốc ngược ra ngoài. Ngoài ra thói quen cho trẻ ngủ ngay sau khi ăn cũng có thể khiến trẻ trở thành “nạn nhân” của trào ngược dạ dày.
3. Do thói quen ăn uống không đúng cách
Nhiều phụ huynh có thói quen chiều trẻ khi cho ăn bằng cách cho trẻ chơi đùa, chạy nhảy, đọc truyện, xem tivi với mục đích trẻ thoải mái và ăn được nhiều hơn. Thói quen tưởng chừng vô hại như trên nhưng đã bị các chuyên gia sức khỏe của Viện nghiên cứu Sức khỏe trẻ em California bác bỏ.
Các chuyên gia lập luận rằng, việc cho trẻ vừa ăn vừa chơi hay thực hiện những hoạt động khác dễ gây tình trạng nuốt hơi, gây chứng đầy hơi khó chịu. Thêm vào đó, việc mãi ăn và chơi khiến cho trẻ quên cảm giác no, dẫn đến thức ăn được dung nạp quá nhiều, gây áp lên dạ dày và thực quản, tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày.
Để khắc phục tình trạng trên, bố mẹ cần lưu ý nhắc nhở trẻ ăn tại chỗ, ăn chậm nhai kĩ để giảm áp lực co bóp cho dạ dày, đẩy nhanh quá trình tiêu tiêu hóa thức ăn. Chỉ cần thức ăn không “tồn” quá lâu trong dạ dày, trẻ sẽ giảm thiểu nguy cơ đối mặt với hiện tượng trên.
4. Do căng thẳng, áp lực trong học tập
Căng thẳng, áp lực trong học tập cũng là một trong những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày đối với trẻ đang trong độ tuổi cắp sách đến trường. Với trường hợp này, bố mẹ cần quan tâm, chia sẻ, vui chơi, tạo tâm lý thoải mái để trẻ có tinh thần học tập, đồng thời hạn chế được bệnh trào ngược.
5. Do chế độ ăn uống không hợp lý
Ăn uống không hợp lý cũng là một trong những yếu tố tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày ở trẻ phổ biến.
+ Trẻ uống nhiều đồ có ga
Là một trong những món khoái khẩu của nhiều trẻ, tuy nhiên môt nghiên cứu tại Mỹ cho biết: “Uống nhiều đồ có ga làm tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày thực quản. Trong đồ uống có ga chứa nhiều bọt khí dễ hiến trẻ bị đầy hơi, đồng thời các chất hóa học trong nước uống cũng khiến cho dạ dày tăng cường sản sinh nhiều axit hơn. Axit dư thừa cộng thêm việc cơ vòng thực quản suy yếu sẽ là điều kiện thích hợp cho nhữn cơn trào ngược xuất hiện.”
Hơn nữa, trong nước uống có ga còn chứa nhiều đường hóa học, dùng nhiều sẽ tăng nguy cơ béo phì và mắc một số bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó, bố mẹ nên hạn chế trẻ dùng thức uống này.
+ Trẻ ăn nhiều đồ dầu mỡ, chất béo
Những món chiên, rán, xào như: gà chiên, gà rán, xúc xích chiên, xiên que chiên… với vị ngon và béo ngậy là món khoái khẩu của trẻ. Tuy nhiên, đây lại là những loại thực phẩm khó tiêu, gây cảm giác khó chịu, tăng nguy cơ trào ngược ở trẻ nhỏ, vì thế bố mẹ cần hạn chế cho con ăn những món này.
6. Do mắc bệnh lý khác
Trường hợp trẻ mắc một số bệnh lý ngoại khoa như phì đại cơ môn vị, khe thực quản to, toát vị khe, ruột xoay bất càn… cũng là một trong những lý do dẫn đến trào ngược dạ dày ở trẻ em. Trong trường hợp này, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở ý tế để được thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp.
Nhìn chung, nguyên nhân khiến trẻ bị trào ngược dạ dày khá đa dạng, song phần lớn đến từ việc ăn uống và sinh hoạt không đúng cách. Nắm rõ những yếu tố trên, bố mẹ sẽ không còn quá hoang mang, lo lắng khi trẻ có biểu hiện trào ngược dạ dày nữa.
Hoàng Mai
THÔNG TIN HỮU ÍCH KHÁC:
Bài được xem nhiều:
Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh – [Nguyên nhân cách chữa]
Chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản khó mà lại dễ
Có nên dùng gối chống trào ngược cho trẻ không?
7 Bài tập Yoga chữa trào ngược dạ dày thực quản dễ thực hiện nhất
Buồn nôn vào buổi sáng có phải là bệnh trào ngược dạ dày không?
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ “khỏi sau vài lần áp dụng”
3 Loại sữa tốt nhất dành cho trẻ bị trào ngược dạ dày
Bị trào ngược dạ dày thực quản có uống được mật ong không?
Giảm ợ hơi đầy chua qua cách ăn uống
Cách làm giảm trào ngược dạ dày nhanh không cần dùng thuốc
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!