Cách chữa viêm loét dạ dày khi mang thai an toàn

Thưa bác sĩ, Tôi muốn hỏi có cách chữa viêm loét dạ dày khi mang thai an toàn không? Tôi bị viêm loét dạ dày trước khi mang thai, hiện tại thai đã được 4 tháng. Gần đây tôi thường xuyên có giảm giác đau tức vùng thượng vị, ợ nóng, ợ chua rất khó chịu nhưng không dám tùy tiện dùng thuốc vì sợ ảnh hưởng đến bé. Tôi thực lòng mong mỏi có một số biện pháp điều trị bệnh hoặc ngừa đau dạ dày trong suốt thai kì cũng được. Rất mong nhận sự tư vấn của bác sĩ.

(Trần Tú Linh, 26 tuổi, Kế toán, Trảng Bom, Đồng Nai)

cách chữa viêm loét dạ dày khi mang thai
Cách chữa viêm loét dạ dày khi mang thai an toàn

GÓC TƯ VẤN [Bác sĩ Nguyễn Đăng Mạnh, Khoa Tiêu Hóa, Bệnh viện Thống Nhất, TP.HCM giải dáp thắc mắc]

Câu hỏi trên của chị Linh cũng là câu hỏi của nhiều chị em phụ nữ đang mang thai nhưng lại mắc bệnh viêm loét dạ dày. Để giải đáp thắc mắc trên, chúng tôi đã liên hệ với bác sĩ Nguyễn Đăng Mạnh, Khoa Tiêu Hóa, Bệnh viện Thống Nhất, bác sĩ sẽ tư vấn đến quí chị em cách chữa viêm loét dạ dày khi mang thai an toàn và một số mẹo ngừa bệnh quay lại trong suốt thai kì hiệu quả.

I. Tư vấn cách chữa viêm loét dạ dày khi mang thai an toàn bác sĩ tư vấn

Khi mang thai, người phụ nữ sẽ đối mặt với vô vàn rắc rối do sự thay đổi nội tiết tố. Khi bào thai phát triển, cổ tử cung bị đẩy lên cao hơi làm cho vị trí của dạ dày cũng thay đổi theo, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.

bị viêm loét dạ dày khi mang thai
Tư vấn cách chữa viêm loét dạ dày khi mang thai an toàn bác sĩ tư vấn

Những phụ nữ có tiền sử viêm loét dạ dày sẽ càng khó khăn hơn nhiều lần vì chịu sự “hành hạ” từ yếu tố trên và những triệu chứng viêm loét dạ dày,  Cụ thể, người bệnh sẽ đối mặt với:

  • Ăn không ngon, khó tiêu, chướng bụng, buồn nôn
  • Thường xuyên bị đau tức vùng thượng vị dạ dày.
  • Người bệnh mệt mổi, khó chịu, dễ cáu gắt.

Nếu không điều trị bệnh viêm loét dạ dày, những cơn đau thắt và triệu chứng sẽ khiến cho thai phụ mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Trao đổi với bác sĩ Nguyễn Đăng Mạnh – Khoa Tiêu hóa, bệnh viện Thống Nhất, bác sĩ cho biết: Điều trị viêm loét dạ dày cho người khỏe mạnh, bình thường đã khó, chữa bệnh cho phụ nữ mang thai càng khó hơn vì ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của bào thai:

  • 3 tháng đầu thai kì: Hình thành cơ quan thần kinh trung ương, tim, tay, chân. Nếu dùng thuốc cản trở sai lệch dễ dẫn đến dị tật, quái thai.
  • 3 tháng giữa thai kì: Giai đoạn đang hoàn thiện: giai đoạn này bào thai ít nhạy cảm với thuốc nên ít bị tác động. Dẫu vậy, vẫn có những bộ phận biệt hóa như bộ phận sinh dục, hệ thần kinh trung ương có thể bị thuốc tác động.
  • 3 tháng cuối thai kì: Các bộ phần được được hình thành nhưng gan, thận chưa thực hiện được các chức năng đào thải chất độc trong khi nhau thai đã mỏng đi nhiều. Do đó, thuốc có thể thấm ồ ạt vào bào thai. Dùng thuốc giai đoạn này gây hại cho cả mẹ và thai nhi.

Như vậy có thể thấy, 3 tháng đầu và 3 tháng giữa cực kì quan trọng, thai nhi rất mẫn cảm với hóa chất nên dùng thuốc trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, nên việc dùng thuốc giảm đau hay bất kì tân dược nào để điều trị bệnh dạ dày đều không được khuyến khích. 3 tháng giữa, phụ nữ mang thai có thể dùng thuốc điều trị đau dạ dày nhưng cũng cần hạn chế và tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn của bác sĩ.

✡ Có hay không biện pháp giúp thai phụ chữa đau dạ dày an toàn?

Để hạn chế những ảnh hưởng nghiêm trọng cho mẹ và bé, bác sĩ Mạnh khuyên phụ nữ mang thai nên dùng các loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng se vết loét trên niêm mạc dạ dày. Nếu không có thời gian, các chị có thể dùng các sản phẩm chức năng được chiết xuất từ thảo dược có tác dụng điều trị viêm loét dạ dày.

Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai chú trọng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để điều trị bệnh cho mẹ nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho bé.

II. Một số cách chữa viêm loét dạ dày an toàn cho bà bầu

Thay vì dùng thuốc, phụ nữ bị viêm loét dạ dày khi mang thai có thể cung cấp cho cơ thể những loại thực phẩm có tác dụng trị bệnh sau:

1. Dùng bắp cải

Trong bắp cải có chứa nhiều chất béo, chất xơ, các loại vitamin A, B,C,E, nguyên tố vi lượng: magie, sắt, canxi… đặc biệt là Omega 3 vô cùng có lợi với sự phát triển của bào thai và não bộ của trẻ sau này.

chữa viêm loét dạ dày an toàn cho bà bầu
Bắp cải tốt cho bà bầu bị viêm loét dạ dày

Trong giai đoạn mang thai, thai phụ thường có hiện tượng ngực căng tức. Lúc này, bắp cải có vai trò tương tự như gel lạnh giảm đau, giúp kiểm soát cơn đau tức ngực hiệu quả.

Bắp cải và những loại rau họ hàng nhà bắp cải chứa glucosinolates. Glucosinolates có tác dụng ngăn cản sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư. Ngoài ra, bắp cải giúp thay đổi quá trình chuyển hóa estrogen trong cơ thể làm giảm nguy cơ ung thư vú ở nữ giới.

Không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ và bé, bắp cải còn có công dụng giảm đau dạ dày, se lành vết loét, ức chế quá trình tiết axit ở dạ dày khiến dạ dày khỏe mạnh hơn, tốt cho hệ tiêu hóa. Do đó, phụ nữ mang thai cần nhanh chóng bổ sung bắp cải vào thực đơn hằng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả.

Cách dùng bắp cải chữa viêm loét dạ dày cho phụ nữ mang thai như sau:

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 kí bắp cải tươi

Cách thực hiện hiệu quả: 

  • Bắp cải mua về bóc tách thành từng lớp, rửa sạch, chẻ đôi lá theo đường sống, chần nhanh qua nước sôi rồi vớt ra để ráo nước.
  • Cho bắp cải vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
  • Lọc lấy nước cốt, bỏ bã.
  • Thông thường 1 kg bắp cải sẽ cho ra 500 – 700 ml nước ép màu xanh thơ, vị ngọt, hơi hăng.

Cách dùng: Uống nước ép bắp cải 2 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 200 – 250 ml. Mỗi tuần uống 3 lần là được.

Lưu ý khi dùng bắp cải chữa viêm loét dạ dày cho bà bầu:

  • Có thể pha thêm đường, muối vào nước ép bắp cải cho dễ uống.
  • Trong bắp cải có chứa hợp chất sulfua nên cần được bảo quản trong tủ lạnh để tránh bị thiêu và chỉ được dùng trong ngày.
  • Nhiệt độ quá cao sẽ phá hủy khoáng chất và vitamin có trong bắp cải. Vì thế, các bà mẹ cần nấu ở nhiệt độ vừa phải.
  • Ăn cả phần lá xanh bên ngoài và lá trắng bên trong vì lá xanh chứa nguồn vitamin A dồi dào, còn lá trắng thì chứa tỉ lệ sắt cao.

2. Ăn món thịt gà hầm xương cá mực (mực nang)

Theo Đông y, mai mực (xương của cá mực) còn được gọi là ô cốt tặc, là một vị thuốc khá phổ biến. Mai mực có màu trắng phấn, vị mặn, mùi hơi tanh, tính ấm, có tác dụng giảm đau, se, lành các vết loét nên được dùng để chữa trị một số bệnh như: loét dạ dày, táo bón, ợ chua và dùng kết hợp với những vị thuốc khác để chữa đại tiện ra máu, băng huyết ở phụ nữ, chứng đờm nhiều, khò khf, thở gấp.

Các nghiên cứu của y học hiện đại chỉ ra rằng: mai mực chứa các muối calci cacbonat, muối natri clorua, canxi photphat, chất keo, các chất hữu cơ  giúp trung hòa axit trong dạ dày, giảm đau, chống viêm hiệu quả.

Cách bào chế mai mực tương đối đơn giản. Người ta lấy mai mực bào sạch vỏ cứng bên ngoài, ngâm nước cho đến khi hết mặn rồi đem phơi khô, tán thành bột, sao kĩ.

Với công dụng như trên, các thầy thuốc đã tìm nhiều cách để chữa viêm loét dạ dày khi mang thai. Món ăn thịt gà hầm mai mực vừa bổ dưỡng, lại có tác dụng chữa bệnh khá hay, chị em phụ nữ mang thai có thể tham khảo.

viêm loét dạ dày tá tràng khi mang thai
Gà hầm mai mực – món ăn bổ dưỡng cho phụ nữ mang thai

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 150 gam thịt gà
  • 30 gam xương cá mực
  • 2 nhánh gừng
  • 2 trái táo tàu

Cách thực hiện hiệu quả:

  • Làm sạch tất cả những nguyên liệu trên.
  • Thịt gà đem ướp với gia vị trong 15 phút cho ngấm.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đổ nước ngập nguyên liệu rồi đem đi ninh đến khi nhừ thì tắt bếp.

Cách dùng:

  • Ăn cả cái và nước dùng dùng. Với cách này, chứng đau dạ dày do viêm loét sẽ thuyên giảm.
  • Thực hiện 2-3 lần mỗi tuần để hỗ trợ trị bệnh.

III. Mẹo giúp bà bầu phòng ngừa đau dạ dày do viêm loét trong suốt thai kỳ

Để tránh bị cơn đau dạ dày “hành hạ” trong suốt quá trình thai kì, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo sau đây:

1.  Xây dựng chế độ uống hợp lý

Phụ nữ mang thai tránh ăn những thực phẩm khô như: lương khô, hoa quả sấy, vì chúng có thể khiến cho vết loét khó lành, tình trạng viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.

Chữa viêm loét dạ dày cho bà bầu
Chế độ ăn uống hợp lý giúp ngăn ngừa đau dạ dày do viêm loét suốt thai kì

Không ăn những thực phẩm cay, nóng, đồ ăn có chứa axit vì chúng sẽ kích thích lên niêm mạc dạ dày khiến dạ dày tăng tiết axit hơn. Một số thực phẩm thuộc nhóm này gồm: cam, quýt, bưởi, đồ muối chua, khoai lang, khoai tây…

Nạp nhiều chất béo không tốt cho sức khỏe, đồng thười gia tăng thêm gánh nặng cho dạ dày. Chính vì thế các bà bầu không nên ăn các món chiên, xào nhiều dầu mỡ mà nên thay bằng món luôc, hấp.

Không ăn đồ, đồ uống chứa chất kích thích gây hại cho dạ dày như rượu, bia, socola, thuốc lá…

Thay vào đó, các bà bầu nên bổ sung cho mình những loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như cháo, mì, cơm,  thực phẩm chứa nhiều tinh bột vì chúng có khả năng bão hòa axit trong dạ dày. Các loại hải sản, những thực phẩm chứa nguyên tố vi lượng kẽm cũng hỗ trợ làm lành vết loét hiệu quả.

Xem thêm: Những thực phẩm tốt cho người đau dạ dày khi mang thai

2. Thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh

Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lí, người bệnh cần thiết lập một số thói quen ăn uống tốt cho dạ dày:

bị viêm loét dạ dày khi mang thai nên làm gì
Thói quen ăn uống tốt cho bà bầu bạn nên biết
  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh dạ dày quá tải.
  • Không vận động mạnh sau khi ăn, không nằm ngay sau khi ăn. Thay vào đó, các bà mẹ cần đi lại nhẹ nhàng để quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.
  • Không nhịn đói, không bỏ bữa vì axit tăng cao rất dễ khiến tình trạng viêm loét trở nặng hơn.

3. Sinh hoạt lành mạnh

Căng thẳng, thức khuya, mất ngủ thường xuyên đều khiến cho tình trạng viêm loét dạ dày trở nên nặng hơn. Chính vì thế, người bệnh cần giữ gìn tinh thần vui vẻ, thoải mái, tránh lo lâu và tuyệt đối không thức khuya.

cách trị viêm loét dạ dày khi mang thai
Người bệnh cần giữ gìn tinh thần vui vẻ, thoải mái, tránh lo lâu và tuyệt đối không thức khuya.

Dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, hít thở sâu để cân bằng năng lượng trong cơ thể. Các chuyên gia khuyến khích phụ nữ mang thai nên tập yoga để giữ tinh thần ổn định, tránh căng thẳng, stress.

Giờ ngủ lí tưởng cho mẹ bầu là từ 12 giờ tối. Ngủ đủ 8 tiếng để cơ thể phục hồi năng lượng cho ngày hôm sau. Tránh sự xáo trộn trong nhịp sinh học vì chúng có thể gây uể oải, trì trệ.

4. Lưu ý nếu điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc

Nếu đã tuân thủ những biện pháp trên nhưng bệnh tình không thuyên giảm, thậm chí có xu hướng nặng thêm, phụ nữ mang thai cần đi khám bác sĩ để được kê toa phù hợp.

viêm loét dạ dày khi mang thai có nên dùng thuốc
Phụ nữ mang thai tuyệt đối không được tự ý mua thuốc chữa viêm loét dạ dày hay dùng thuốc theo kinh nghiệm của người khác.

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh diệt khuẩn thuộc nhóm tetracylin đặc biệt an toàn với phụ nữ mang thai.

Phụ nữ mang thai tuyệt đối không được tự ý mua thuốc chữa viêm loét dạ dày hay dùng thuốc theo kinh nghiệm của người khác.

Trên đây là một số cách chữa viêm loét dạ dày khi mang thai an toàn các bà bầy và người thân nên biết. Công cuộc điều trị sẽ khó khăn và gian nan hơn, vì vậy phụ nữ quan thai cần quan tâm đến sức khỏe bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt,  tái khám định kì để kịp thời ứng phó với những trường hợp bất thường.

Chúc bạn khỏe mạnh!

Thanh Ngân

Thông tin hữu ích khác: 

Ẩn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *