Bệnh viêm dạ dày cấp tính và cách chữa trị dứt điểm, không lo tái phát

Viêm dạ dày cấp tính là bệnh dạ dày khá phổ biến và hầu như ai cũng có thể mắc phải. Bệnh được biểu hiện bằng một số triệu chứng như đau dữ dội hoặc âm ỉ vùng thượng vị, buồn nôn, chán ăn, chướng bụng, ợ chua, ơ nóng…

Vậy, viêm dạ dày cấp là gì? Nguyên nhân nào gây bệnh? Bệnh có biểu hiện khác gì so với bệnh tiêu hóa thông thường khác? Điều trị bệnh như thế nào cho mau khỏi? Dưới đây, bài viết sẽ lần lượt giải đáp những câu hỏi trên.

viêm dạ dày cấp
Bệnh Viêm Dạ Dày Cấp Và Cách Điều Trị

I. Bệnh viêm dạ dày cấp là gì?

Viêm dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày – nơi có các tế bào sản xuất axit, men tiêu hóa thức ăn và màng nhầy bảo vệ niêm mạc khỏi tác động của axit bị viêm. Khi niêm mạc bị viêm, chức năng trên sẽ suy giảm. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

viêm dạ dày cấp là gì
Viêm dạ dày cấp tính khởi phát bệnh khá nhanh, diễn ra nhanh chóng, niêm mạc bị viêm nặng.

Viêm dạ dày có hai dạng: viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mãn tính.

Theo bác sĩ Trần Thị Thu Hà, khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đại hoc Y dược Hà Nội cho biết:  Viêm dạ dày cấp tính là tình trạng viêm nhiễm xuất hiện ở một vị trí nhất định của niêm mạc chứ không viêm cục bộ. Khác với viêm dạ dày mãn tính, viêm dạ dày cấp tính khởi phát bệnh khá nhanh, diễn ra nhanh chóng, niêm mạc bị viêm nặng.

Bệnh viêm dạ dày cấp có 4 thể khác nhau:

  • Viêm long dạ dày: niêm mạc dạ dày bị sung huyết, phù nề, có nhiều đám viêm xâm nhiễm bởi bạch cầu đa nhân ở vùng niêm mạc.
  • Viêm dạ dày thể nhiễm khuẩn: vách niêm mạc dạ dày bị mưng mủ, viêm tấy. Chúng có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như viêm phúc mạc…
  • Viêm dạ dày thể xuất huyết: niêm mạc dạ dày xuất hiện chấm xuất huyết, đôi khi là mảng. Đám xuất huyết dưới niêm mạc dạ dày và các vết xước có thể gây chảy máu.
  • Viêm niêm mạc dạ dày thể ăn mòn: do tác động của chất kích thích lên niêm mạc dạ dày khiến chúng bị phù nề và hoại tử. Qua một thời gian, bệnh để lại mô sẹo.

Bác sĩ đánh giá, bệnh viêm dạ dày cấp không phải là một bệnh lý phức tạp, khó chữa trị. Tuy nhiên, để khắc phục được triệu chứng hoàn toàn, đòi hỏi sự nỗ lực và kiên trì của bệnh nhân, tránh để bệnh phức tạp, chuyển sang xuất huyết niêm mạc, viêm loét dạ dày, đe dọa đến sức khỏe của người bệnh.

II. Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày cấp?

Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày cấp được xác định bởi sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công bên ngoài và yếu tố bảo vệ bên trong. Quá trình xảy ra bệnh thường đột ngột nếu như người bệnh gặp phải những tác nhân sau đây:

nguyên nhân viêm dạ dày cấp
Một số nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp bạn nên biết

1. Vi khuẩn Hp

Đa số trường hợp người bệnh bị viêm dạ dày cấp đều do nhiễm khuẩn Hp gây ra. Đây là loại vi khuẩn “độc nhất vô nhị” có thể sinh sống ở môi trường khắc nghiệt trong dạ dày. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng sản sinh ra catalase – chất có khả năng phá hủy niêm mạc của dạ dày.

Vi khuẩn Hp trong dạ dày có thể lây lan qua đường ăn uống, tiếp xúc. Do đó, nếu trong gia đình có người nhiễm vi khuẩn Hp, bạn nên cẩn thận có biện pháp tránh lây nhiễm. Ngoài ra, ăn mặn, ăn thực phẩm lên men, dưa muối, thị hun khói đều khiến cho vi khuẩn Hp phát triển.

2. Lạm dụng thuốc kháng sinh

Việc lạm dụng thuốc kháng sinh khi điều trị một số bệnh lý khác tác động không nhỏ đến dạ dày. Chúng tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, tạo điều kiện cho yếu tố bất lợi từ môi trường bên ngoài xâm nhập gây viêm dạ dày cấp. Thêm vào đó, dùng kháng nhiều kháng khinh khiến niêm mạc dạ dày bị kích ứng, giảm tiết chất nhầy, tạo điều kiện cho axit tấn công thành dạ dày gây hiện tựng xung huyết dạ dày.

3. Bị nhiễm độc

Khi uống nhầm phải các dung dịch chứa kiềm, thủy ngân, các muối kim loại nặng sẽ gây bệnh viêm dạ dày cấp tính.

4. Thói quen và chế độ ăn uống không hợp lý

Một số thói quen được xem là “thủ phạm” gây viêm loét dạ dày như: thức khuya, bỏ bữa, nhất là bữa sáng, không nhai kĩ. Các món ăn tiềm tàng nguy cơ gây viêm dạ dày cấp có thể điểm đến: thực phẩm cứng, đồ cay, nóng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ uống chứa cồn như rượu, bia, đồ uống có ga…

Đây đều là những tác nhân khiến cho dạ dày phải tăng năng suất hoạt động hơn bình thường. Tình trạng trên kéo dài dễ dẫn đến viêm dạ dày cấp.

5. Một số yếu tố khác

Bên cạnh một số yếu tố ngoại sinh vừa điểm bên trên, nhân tố nội sinh cũng tác động gây viêm dạ dày cấp. Nếu bị mắc một số bệnh nhiễm khuẩn cấp như viêm ruột, sởi, cảm cúm, stress nặng, xơ gan, thiếu máu, dị ứng… thì những đối tượng trên có  khả năng mắc bệnh viêm dạ dày cấp tính hơn người bình thường.

III. Phát hiện bệnh viêm dạ dày cấp qua một số triệu chứng thường gặp

Viêm dạ dày cấp xuất hiện bất ngờ, đột ngột. Tuy vậy, người bệnh vẫn có thể nhận biết bệnh viêm dạ dày cấp thông qua một số triệu chứng thường gặp sau:

triệu chứng viêm dạ dày cấp
Nhận dạng triệu chứng viêm dạ dày cấp qua một số triệu chứng: đau thượng vị, buồn nôn và nôn, ợ nóng, ợ chua…

1. Đau vùng thượng vị

Hầu hết những bệnh về đường tiêu hóa đều gây đau bụng. Tuy nhiên, đau bụng do viêm dạ dày cấp gây ra thường nằm ở vùng thượng vị (từ rốn đến xương ức). Cường độ đau dạ dày tùy thuộc vào tình trạng viêm nhiễm. Thông thường, cơn đau dữ dội vùng thượng vị và nóng rát lên đến tận cổ.

Ơ một số người, cơn đau thường xuất hiện khoảng 2-3 tiếng sau khi ăn. Cơn đau cũng có thể bắt gặp vào lúc nửa đem hoặc gần sáng.

2. Có cảm giác buồn nôn và nôn

Bên cạnh đau thượng vị, đây là triệu chứng vô cùng phổ biến ở những người bị viêm dạ dày. Sau khi ăn, người bệnh thường cảm thấy buồn nôn. Dịch nôn chua, có lẫn với thức ăn, nôn xong thấy đỡ đau và dễ chịu hơn. Nếu nôn nhiều, người bệnh thường mệt mỏi do mất chất điện giải, mất nước.

3. Đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, ợ nóng

Khi dạ dày bị viêm, chức năng của cơ quan bị suy giảm, hiệu suất làm việc không cao. Chính vì thế, thức ăn sau khi được đưa vào cơ thể sẽ ở lâu hơn trong dạ dày hơn bình thường.

Ở trong dạ dày quá lâu, thức ăn bị lên men và sinh khí. Lượng khí này gây áp lực lên dạ dày khiến người bệnh cảm thấy chướng bụng. Để giảm bớt áp lực, dạ dày sẽ “tống” luồng hơi đó qua đường miệng gây ợ chua, ợ nóng.

4. Chán ăn

Khi bị viêm dạ dày, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon. Mắc khác, mặc cảm tâm lí ăn rồi lại nôn khiến nhiều người bệnh nảy sinh cảm giác sợ, không dám ăn.

IV. Cách điều trị bệnh viêm dạ dày cấp

Tại bệnh viện, bệnh nhân đươc thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm dạ dày cấp. Bệnh nhân sẽ được chẩn đoán viêm dạ dày cấp thông qau các biểu hiện lâm sàn và nội soi dạ dày. Từ đó, bác sĩ mới xác định mức độ bệnh và có biện pháp tiến hành điều trị phù hợp.

Cách điều trị bệnh viêm dạ dày cấp
Dùng thuốc Tây điều tị viêm dạ dày cấp là cách chữa bệnh phổ biến.

Nguyên tắc để điều trị bệnh viêm dạ dày cấp tính là bác sĩ cho bệnh nhân bổ sung nước điện giải chống shock, dùng kháng sinh trong trường hợp viêm nhiễm nặng hoặc xác định có vi khuẩn Hp gây bệnh. Nếu phát hiện tình trạng xuất huyết, bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc cầm máu.

Cụ thể, một số thuốc được chỉ định bao gồm:

1. Thuốc giảm nôn, thuốc chống co thắt

Đúng như tên gọi, nhóm thuốc này có tác dụng giảm sự co bóp của dạ dày, chống nôn, giảm tiết dịch axit, từ đó giảm đau cho bệnh nhân. Một số loại thuốc thuộc nhóm này bao gồm: atropin, buscolysin.

2. Thuốc chống co thắt cơ trơn

Thuốc có tác dụng giảm sự co bóp của cơ trơn dạ dày, từ đó làm giảm hoạt động co bóp của dạ dày, giảm đau công hiệu. Một số thuốc thuộc nhóm này gồm: papaverin, spasmaverin.

3. Thuốc điều hòa nhu động ruột, dạ dày

Thuốc được dùng khi hoạt động co bóp của dạ dày kém, khiến cho thức ăn từ dạ dày xuống ruôt chậm. Một số thuốc điều hòa như động ruột, dạ dày như: domperidone maleate (motilium- M), metoclopramid HCL (primperan).

4. Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, trung hòa axit

Nhóm thuốc trên có tính bazơ nhẹ, có khả năng trung hòa axit trong dạ dày, tạo dạng kết tủa gel, từ đó làm giảm tác hại của axit nên niêm mạc dạ dày. Một số loại thuốc thuộc nhóm này có thể kể đến: phosphalugel gastropulgite.

5. Thuốc bao phủ, bảo vệ niêm mạc dạ dày

Thuốc có tác dụng tạo một hàng rào che chắn bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày gồm: sucralfat,  bismuth subcitrat, pylocid, trymo, denol. Nhóm thuốc muối bismuth có cấu tạo bằng những tinh thể siêu nhỏ, gắn chặt glyco protein với albumin của dịch rỉ viêm tạo thành lớp màng bọc, cũng cố hàng rào niêm mạc dạ dày.

6. Thuốc ức chế axit H2 (thuốc giảm tiết axit ở dạ dày)

Thuốc kháng Histamin H2 gồm: cimetidin, nizatidin, ranitidin, famotidin. Chúng ức chế thụ thể Histamin được tiết ra bên trong dạ dày.  Cơ chế hoạt động của các loại thuốc thuộc nhóm trên khá linh hoạt. Các thành phần của thuốc sẽ phản ứng hóa học với tế bào của dạ dày, ngăn tế bào này sản sinh thêm axit. Nhiều nghiên cứu cho thấy, thuốc có khả năng kháng axit lên đến 94%.

7. Thuốc ức chế bơm proton

Khi lượng axit dư thừa trong dạ dày quá nhiều, người bệnh sẽ được chỉ định thuốc ức chế bơm proton. Thuốc ức chế proton chỉ chung cho các loại thuốc giảm tiết axit ở đầy bằng cách ngăn chặn enzym trong thành dạ dày sản sinh ra axit.

Thuốc được chỉ định ở liều thấp để điều trị trị bệnh ngắn hạn vì thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, sốt, phát ban, suy giảm chức năng gan thận… Đồng thời, thuốc có thể làm giảm khả năng hấp thu của nhiều loại thuốc khác. Do đó, người bệnh cần lưu ý khi sử dụng.

Một số thuốc thuộc nhóm trên bao gồm: Omeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole, Eomeprazole.

✎ Nếu xác định viêm dạ dày cấp do uống phải chất là axit hoặc do ngộ độc, người bệnh sẽ được dùng dung dịch NaOH 2% để rửa dạ dày. Kế đó, bệnh nhân sẽ được truyền bù dịch nước, chất điện giải nếu nôn nhiều, truyền máu nếu có trường hợp chảy máu tiêu hóa. Nếu bị dị ứng, bệnh nhân sẽ được chỉ định dimedrol hoặc pipolphen để chống dị ứng.

✪ Lời khuyên của chuyên gia

Ngoài tiến hành các điều trị bệnh viêm dạ dày cấp theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn, người bị viêm dạ dày cấp cần cẩn trọng hơn trong chế độ ăn uống và sinh hoạt như sau:

chữa viêm dạ dày cấp tính
Bỏ túi một số mẹo để tránh bệnh viêm dạ dày cấp tính tái phát.
  • Tránh xa thuốc lá, rượu, bia, đồ uống có ga
  • Không tự ý dùng thuốc kháng sinh, chỉ được phép dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Ăn đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa, hạn chế những món ăn thô cứng, đồ ăn chứa nhiều dầu, mỡ, chất béo, đồ ăn lên men…
  • Làm việc ở cường độ vừa phải, tránh gây áp lực lên hệ thần kinh. Người bệnh cần có một số cách thư giãn sau mỗi giờ làm việc và học tập.

Đã có không ít trường hợp viêm dạ dày cấp tính không phát hiện kịp thời, chủ quan trong điều trị dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày… Do đó, người bệnh cần chủ động tuân thủ những nguyên tắc trên, bệnh viêm dạ dày cấp tính có khả năng khôi phục hoàn toàn, không lo tái phát.

Viêm dạ dày cấp tính hoàn toàn có thể chữa trị tận gốc và kịp thời nếu người bệnh có thái độ tích cực khi chữa bệnh. Ngoài ra, việc ăn uống và sinh hoạt điều độ cũng hỗ trợ quá trình trị bệnh, tránh biến chứng nguy hiểm về sau. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn. Chúc bạn khỏe mạnh!

Biên soạn: Tiêu Dao

Thông tin hữu ích khác: 

Ẩn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *