Chữa đau dạ dày cho phụ nữ cho con bú như thế nào để giúp mẹ bỉm sửa chóng thoát khỏi triệu chứng khó chịu của bệnh, đồng thời có thể đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa cho bé cưng?
Sau quá trình sinh nở 9 tháng 10 ngày đầy khó khăn và mệt mỏi, các chị em hạnh phúc khi chào đón thiên thần nhỏ của mình. Người mẹ sẽ phải trải qua khoảng thời gian kiêng khem khá khắc khe. Nếu bị đau dạ dày sau sinh, các chị em sẽ càng vất vả hơn nhiều. Để giúp phụ nữ sau sinh an tâm điều trị bệnh mà không làm ảnh hưởng đến nguồn sữa, những biện pháp sau đây sẽ hữu ích đến bạn.
I. Nguyên nhân và dấu hiệu đau dạ dày ở phụ nữ sau sinh
Đón niềm vui hân hoan chào đón đứa con đầu lòng chưa được bao lâu thì nhiều bà mẹ phải đối mặt với một số triệu chứng đau dạ dày. Chia sẻ với chuyên trang, chị Thái Tô Quỳnh Trâm, 26 tuổi, Cao Bằng cho biết: Sau khi sinh đứa con gái đầu lòng, mình thường buồn nôn, khó chịu, ăn uống không ngon.
Tình trạng trên khiến cho chị Trâm “khóc dở mếu dở” vì vừa mệt mỏi với các biểu hiện đau dạ dày, vừa quay cuồng với việc chăm em bé mới sinh. “Quả thực, đây là khoảng thời gian cực kì kinh khủng với mình, mình bị stress,” – Chị chia sẻ.
Giống như những bệnh nhân đau dạ dày thông thường, phụ nữ sau sinh bị đau dạ dày đều bắt gặp những triệu chứng sau:
- Các bà mẹ bỉm sữa thường đau vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức)
- Thường xuyên xuất hiện cảm giác buồn nôn và muốn nôn.
- Chướng bụng, ợ hơi, ợ chua.
- Phụ nữ sau sinh không còn cảm giác thèm ăn nữa.
✿ Có nhiều nguyên dân dẫn đến tình trạng trên:
- Người mẹ đã có tiền sử bệnh dạ dày trước hoặc trong khi mang thai nhưng không điều trị vì dễ gây ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi.
- Do thoát vị ở khe thực quản cũng có thể dẫn đến đau dạ dày sau sinh.
- Do hiện tượng co thắt thực quản khiến cho van giữ axit dạ dày bị suy yếu, viêm dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản. (GERD).
- Do hiện tượng tăng áp suất ở dạ dày (thường gặp ở những người bị béo phì sau sinh hoặc mặc đồ quá bó sát).
- Do căng thẳng, trầm cảm sau khi sinh: trầm cảm, căng thẳng sau sinh sẽ khiến cho dạ dày của người mẹ tăng tiết axit nhiều hơn, dẫn đến viêm, loét dạ dày.
- Do chế độ ăn uống không đúng cách như: ăn thức ăn khó tiêu, đồ ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều chất béo; hoặc đau dạ dày sau sinh cũng có thể bắt nguồn từ thói quen ăn uống và sinh hoạt không hợp lý như ăn quá no, thức khuya nhiều.
- Do mổ sinh: Với những chị em sinh bằng cách mổ, ruột và dạ dày sẽ bị ích thích cũng có thể gây đau dạ dày.
Những nguyên nhân trên tác nhân chủ yếu gây đau dạ dày hoặc kích thích dạ dày tổn thương nặng hơn đối với những người đã có tiền sử bệnh.
II. Tư vấn cách chữa đau dạ dày cho phụ nữ đang cho con bú
Trao đổi với bác sĩ Nguyễn Tiến Đạt, công tác tại Bệnh viện Nhân dân 115, TP.HCM, bác sĩ cho biết: giai đoạn mang thai và đang cho con bú là một trong những giai đoạn quan trọng cung cấp chất dinh dưỡng tốt nhất cho bé cưng. Chính vì vậy, các bà mẹ bỉm sữa không chỉ chú ý đến cách ăn uống mà còn xem xét đến những loại thuốc điều trị bệnh dạ dày đưa vào cơ thể, thậm chí là thuốc bổ.
Hiện nay, cách điều trị đau dạ dày phổ biến cho phụ nữ sau sinh nhất là dùng thuốc tây, thuốc đông Y. Một số khác áp dụng những mẹo dân gian với nguyên liệu là cây cỏ quanh nhà khá lành tính, an toàn, có thể “cầm chừng” cho qua giai đoạn sau sinh rồi mới áp dụng thuốc chữa trị.
Nói riêng về cách điều trị bằng Tây y, đây có thể được xem là “con dao hai lưỡi” vì chúng có thể giúp người mẹ thoát khỏi triệu chứng, tuy nhiên nếu dùng không đúng thuốc và không đúng cách, trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi nguồn sữa không đảm bảo.
Các nhà nghiên cứu cho biết, có khoảng 1% lượng thuốc sẽ được thải qua sữa mẹ trong vòng 24 giờ, một số loại thuốc khác mức độ đào thải sẽ nhiều hơn (khoảng 5%). Việc thải thuốc qua sữa mẹ phụ thuộc vào liều lượng, số lần dùng thuốc trong ngày, thời gian bán thải thuốc ở huyết tương của người mẹ. Đối với trẻ đang bú mẹ, mức độ ảnh hưởng của lựng thuốc thải sang còn phụ thuộc nhiều vào thời điểm mẹ dùng thuốc và thời gian mẹ cho bủ, khoảng cách giữa các đợt bú, khả năng hấp thu ở trẻ…
Thực tế cho thấy, có khác nhiều loại thuốc phụ nữ sau sinh sử dụng có đào thải qua sữa nhưng nồng độ khá thấp nên chưa đủ gây phản ứng có hại cho trẻ. Tuy nhiên, nếu mẹ bị bệnh về gan, thận, khả năng đào thải sẽ kém đi, lúc này chất độc của thuốc sẽ tồn tại khá cao trong máu và sữa mẹ, dễ dẫn đến ngộ độc ở trẻ.
Trường hợp không cẩn trọng khi dùng thuốc đã để lại dị tật cho trẻ khi lớn lên không phải la hiếm gặp. Chị Nguyễn Thị Ngọc Hơn, 30 tuổi, Tiền Giang là một ví dụ. Chị dùng thuốc điều trị dạ dày quá liều khi đang cho con bú dẫn đến cháu bị bướu giáp, chậm cân, sức khỏe yếu ớt.
Chính vì điều trên mà người mẹ cần có cách điều trị an toàn và đúng cách để trẻ tránh bị những ảnh hưởng, đồng thời mẹ cũng được khỏe mạnh.
III. Một số cách chữa đau dạ dày an toàn cho phụ nữ đang cho con bú
Trên thực tế, vẫn có rất nhiều thuốc chữa bệnh đau dạ dày không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cà chất lượng nguồn sữa cho con bú. Dưới đây, bài viết sẽ trình bày 3 phương pháp điều trị đau dạ dày an toàn cho phụ nữ sau sinh, các ông bố bà mẹ có thể tham khảo.
1. Áp dụng mẹo dân gian chữa đau dạ dày cho phụ nữ cho con bú
Mẹo chữa đau dạ dày bằng dân gian mặc dù không thể điều trị dứt điểm bệnh nhưng những phương pháp tự nhiên khá an toàn, lành tính lại giảm đau hiệu quả nên các bà mẹ có thể áp dụng “cầm chừng” qua giai đoạn cho con bú rồi tiếp tục dùng thuốc điều trị liều mạnh.
# Nghệ + mật ong
Cách chữa đau dạ dày dân gian này không còn mấy xa lạ với những ai có tiền sử đau dạ dày. Tinh chất Curcumin trong nghệ kết hợp với hoạt chất kháng khuẩn của vị “thuốc kháng sinh tự nhiên” mật ong giúp nhanh chóng giảm nhanh cơn đau, viêm loét dạ dày. Theo nhiều nghiên cứu khác, tinh nghệ còn có tác dụng lợi sữa cho phụ nữ đang cho con bú.
Do đó, để giảm nhanh cơn đau dạ dày, các bà mẹ bỉm sửa có thể pha một muỗng tin nghệ với một ly nước ấm rồi thêm một ít mật ong, uống vào mỗi buổi sáng, trước khi ăn để tốt cho dạ dày.
# Lô hội
Trong trường hợp phụ nữ sau sinh thường xuyên xuất hiện các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, chướng bụng, buồn nôn, nha đam sẽ là một biện pháp giúp người bệnh nhanh chóng khắc phục tình trạng trên.
Trong nha đam có chứa hàm lượng lớn chất có tác dụng chống viêm, giảm đau, trung hòa axit trong dạ dày, giúp cho dạ dày hoạt động hiệu quả.
Cách thực hiện không hề khó. Các bà mẹ hoặc ông chồng có thể tự tay pha cho vợ mình ly nước ép nha đam bằng cách: lược bỏ phần vỏ, lấy phần thịt ngâm cho bớt nhớt rồi thả vào máy xay sinh tốt. Pha nước cốt trên với nước ấm, dùng 2 lần mỗi ngày sẽ thấy được hiệu quả trị bệnh.
# Nước ép bạc hà
Bên cạnh hai cách trên, các bà mẹ cũng có thể dùng lá bạc hà để giảm nhanh các triệu chứng bệnh dạ dày gây nên.
Từ lâu, lá bạc hà được dùng như một vị thuốc có tác dụng trị cảm mạo, ho… Người bệnh cũng có thể dùng lá trên nhai sống hoặc ép nước uống để chống những cơn co thắt từ dạ dày, kháng khuẩn.
Vì lá bạc hà không gây bất kì tác dụng phụ hay kích ứng gì đối với phụ nữ sau sinh nên các bà mẹ có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng.
2. Bài thuốc Đông y chữa đau dạ dày cho phụ nữ cho con bú
Bên cạnh mẹo dân gian, các mẹo chữa bệnh đau dạ dày bằng Đông y cũng rất hữu hiệu và an toàn. Tuy nhiên, để tránh ảnh hưởng không móng muốn khi đang chăm con bằng sữa mẹ, các chị em cũng cần tìm hiểu kĩ càng và tham khảo ý kiến của các lương y có tay nghề.
3. Dùng thuốc Tây chữa đau dạ dày cho phụ nữ cho con bú
Một số loại thuốc chữa đau dạ dày đã được phân tích và kiểm nghiệm lâm sàn an toàn cho phụ nữ sau sinh và trẻ nhỏ gồm:
# Thuốc Omeprazol
Thuốc Omeprazol có tác dụng kháng axit dư thừa trong dạ dày, thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định cho bệnh nhân đang mang thai và cho con bú. Lưu ý không dùng thuốc điều trị trong thời gian dài.
# Thuốc Nospa
Trong thuốc Nospa chứa nhiều thành phần có khả năng giảm đau và chống co thắt của dạ dày. Khi đi vào cơ thể, các triệu chứng đau dạ dày sẽ nhanh chóng biến mất.
Tuy nhiên, thuốc trên có thể gây biến đổi mùi vị của sữa nên dễ khiến trẻ bỏ bú, ít ăn. Do đó, chị em không nên dùng loại thuốc trên dài và tuyệt đối thực hiện đúng theo lời căn dặn của bác sĩ. Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường nào của việc dùng thuốc, cần nhanh chóng ngưng và tìm bác sĩ chuyên môn để được nghe tư vấn.
# Thuốc Cimetidine
Thuộc nhóm thuốc kháng axit, thuốc cimetidine thường được áp dụng để chữa niêm loét dạ dày và ruột. Thuốc còn được dùng để ngăn chặn bệnh dạ dày tái phát.
✿ Lưu ý khi chữa đau dạ dày cho phụ nữ sau sinh
Có thể nói, chữa đau dạ dày cho phụ nữ cho con bú đòi hỏi sự cẩn trọng cao độ của bà mẹ. Dù có áp dụng cách chữa bệnh nào, các chị em sau sinh cần tuân thủ một số nguyên tắc điều trị sau:
- Tuyệt đối không tự ý dùng bất kì thuốc gì để trị bệnh.
- Tuân thủ nghiêm ngặt những hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ. Không tự ý thay đổi thời gian, liều lượng dùng cũng như không được phép bỏ dở liêu trình chữa trị.
- Thường xuyên tái khám để được theo dõi diễn biến bệnh.
- Trong quá trình điều trị, nếu mẹ và bé có những triệu chứng nào bất thường, cần nhanh chóng ngưng thuốc và thông báo cho bác sĩ để kịp thời xử lý.
Ngoài ra, phụ nữ sau sinh có thể áp dụng một số cách giảm đau dạ dày tạm thời song song với quá trình chữa bệnh như sau:
- Dùng nước ấm, trà thảo dược: trà gừng, trà hoa cúc để trung hòa axit trong dạ dày, giảm đau nhanh chóng.
- Gối cao đầu khi ngủ để tránh hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản, ợ chua sau khi ăn và sau khi ngủ dậy vào mỗi buổi sáng.
- Kết hợp xoa dầu và xoa bóp bụng khi bị đau dạ dày.
- Uống nước muối ấm loãng cũng có tác dụng giảm đau khá tốt.
- Chườm nóng bụng.
- Phụ nữ sau sinh tuyệt đối không dùng thuốc giảm đau dể giảm cơn đau dạ dày,
Xem thêm: 9 cách giảm đau dạ dày “THẦN TỐC” hết đau sau 10 phút
IV. Mẹo ngừa đau dạ dày trong suốt giai đoạn cho con bú
Để hạn chế cơn đau dạ dày tái phát trong suốt gia đoạn cho con bú, người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc sau đây:
1. Có chế độ ăn uống hợp lý
Thông thường, phụ nữ sau sinh thường quan tâm đến chế độ ăn uống, cố gắng bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để có thể đển đảm bảo nguồn sữa cho con luôn dồi dào và chất lượng.
Đây là một tín hiệu tốt. Tuy nhiên, người mẹ cũng nên chọn một số thực phẩm tốt cho dạ dày: giảm viêm, giảm đau như gừng, nha đam, thìa là; thực phẩm kháng axit, trung hòa axit như bắp cải, sữa đã tách béo, các loại đạm dễ tiêu, rau củ quả ít xơ sợi…
Người bệnh cần tránh ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, dùng nhiều độ muối chua, đồ ăn hộp, đồ ăn cay nóng, đồ uống chứa nhiều cồn như rượu, bia…vì chúng không tốt cho dạ dà và cả nguồn sữa mẹ.
Xem thêm: Chế độ ăn uống cho người bị đau dạ dày được chuyên gia chia sẻ
2. Chú ý đến cách ăn uống
Nếu xây dựng cho mình thói quen ăn uống và sinh hoạt đúng cách, cơn đau dạ dày có thê không xuất hiện trong suốt cả giai đoạn sau sinh.
- Ăn chậm nhai kĩ là cách giúp dà dày bớt “lao lực”.
- Không bỏ bữa.
- Không ăn thức ăn thừa, đồ ăn sống, đồ ăn lạnh.
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày.
- Không vận động mạnh sau khi ăn xong.
- Không ăn quá no.
3. Sinh hoạt lành mạnh
- Tập thể dục đều đặn để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, từ đó giúp dạ dày khỏe mạnh hơn, tránh được các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, chướng bụng…
- Trong những năm gần đây, chứng trầm cảm sau sinh có thể gây ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe người bệnh nhất là dạ dày sẽ phải tiết nhiều axit hơn bình thường dẫn đến cơn đau dạ dày. Do đó, bà mẹ sau sinh không nên làm việc quá lao lực, vất vả, thường xuyên thư giãn bằng các hình thức nghe nhạc, xem phim, trò chuyện. Các ông chồng và người thân cũng cần quan tâm để san sẻ bớt gánh nặng tâm lí cho chị em phụ nữ.
Trên đây là cách chữa đau dạ dày cho phụ nữ cho con bú an toàn và hiệu quả. Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, người bệnh cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để tránh bệnh tái phát trong suốt cả giai đoạn cho con bú. Chúc bạn mau chóng khỏi bệnh!
Tổng hợp: Tiêu Dao
Thông tin hữu ích khác:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!