Chữa viêm loét dạ dày bằng khoai lang chỉ giúp giảm đau

Cách chữa viêm loét dạ dày bằng khoai lang được nhiều người truyền tai nhau, không ít người khen ngợi cách trị bệnh trên rất công hiệu, có thể khắc phục bệnh đau dạ dày hiệu quả. Thực hư chuyện này như thế nào?

Khoai lang là thực phẩm quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày, vị ngọt, độ bùi, dẻo của khoai lang luôn được nhiều người ưa thích. Dân gian thường hay dùng khoai lang để chữa bệnh táo bón, trĩ, viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, theo thầy thuốc Nguyễn Mạnh Ninh – công tác bệnh viện Y học cổ truyền TP HCM cho biết: “khoai lang chỉ có tác dụng giảm đau dạ dày, không có tác dụng chữa bệnh.” Cùng theo dõi bài biết để thêm thông tin chi tiết.

Sự thật chuyện khoai lang chữa được bệnh viêm loét dạ dày

Khoai lang có vị ngọt, tính bình, dân gian thường dùng khoai lang để khắc phục bệnh đường tiêu hóa, chữa táo bón, trĩ. Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong 1 quả khoai lang, thành phần chính là tinh bột, chất xơ. Bên cạnh đó, khoai lang còn chứa hàm lượng khá cao các loại vitamin A, C,  B6, beta carotene potassium và canxi.

chữa viêm loét dạ dày bằng khoai lang
Khoai lang chứa nhiều chất dinh dưỡng, hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày.

Tinh bột trong khoai lang có tác dụng như một miếng thấm hút, tăng cường hấp thu axit dạ dày, đồng thời tái tạo lớp chất nhầy bao bọc, bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó giảm bớt cảm giác đau do sưng viêm gây nên. Chất xơ có tác dụng kiểm soát axit dạ dày ở mức vừa phải, đồng thời phòng bệnh táo bón. Beta carotene potassium có công dụng chống lại các gốc tự do, chống oxy hóa diễn ra ở niêm mạc dạ dày.

Nhìn chung, khoai lang chứa những thành phần có khả năng trung hòa bớt hàm lượng axit trong dạ dày, làm giảm nhẹ triệu chứng biểu hiện. Khi bị viêm loét dạ dày, bạn có thể thêm khoai lang vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày để giảm nhẹ cơn đau và các triệu chứng khó chịu.

Tuy nhiên,  bác sĩ Ninh cho biết: “Nếu chỉ ăn khoai lang mà không có áp dụng bất kì phương pháp điều trị viêm loét dạ dày nào khác, bệnh sẽ càng nghiêm trọng hơn. Nguyên do bởi viêm loét dạ dày là một dạng tổn thương nghiêm trọng ở bề mặt niêm mạc dạ dày, gây nên các triệu chứng khó chịu. Việc điều trị cần tiến hành theo những phương pháp riêng với phác đồ điều trị cụ thể thì mới mong có thể thuyên giảm”.

Một số món ăn từ khoai lang giúp giảm cơn đau dạ dày do viêm loét hiệu quả

Như đã phân tích, khoai lang chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, tốt cho người bị viêm loét dạ dày nên có thể ăn hằng ngày để giảm nhẹ cơn đau, hỗ trợ điều trị bệnh. Dưới đây là một số món ăn được chế biến từ khoai lang ngon và bổ dưỡng bạn có thể tham khảo:

1. Khoai lang luộc

Cách đơn giản để chế biến món ăn với khoai lang là cho chúng vào nồi và luộc với một ít muối. Cách làm trên có lẽ ai cũng biết, chỉ lưu ý cách để khoai lang luộc được ngon và không bị bở đó là sau khi luộc khoai chín, chắt hết nước, tiếp tục đun trong một lúc nữa để quả khoai hơi cháy xém sẽ rất thơm và ngon.

2. Canh khoai lang nấu sườn lợn

Một cách chế biến khoai lang đơn giản, giảm nhanh triệu chứng viêm loét dạ dày hiệu quả không kém đó là dùng khoai lang nấu canh với sườn lợn.

viêm loét dạ dày ăn khoai lang có được không
Canh khoai lang nấu sườn lợn – món ăn bổ dưỡng cho người bị bệnh viêm loét dạ dày.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 3 củ khoai lang
  • Thịt sườn non (cốt lếch đều được)
  • Gia vị gồm: hành, tiêu, muối, mắm, dầu ăn, bột ngọt, hạt nêm
  • Hành lá, ngò.

Cách chế biến món ăn: 

  • Khoai lang gọt sạch vỏ, rửa sạch, cắt miếng vuông, vừa ăn.
  • Thịt sườn đem rửa sạch, chặt khúc nhỏ vừa ăn, thêm muối, tiêu, bột ngọt, hạt nêm, nước mắm vào ướp trong 15 phút để thịt ngấm gia vị.
  • Bắt nồi lên bếp, cho một ít dầu ăn, đợi dầu nóng thì bắt đầu phi hành cho thơm, sau đó cho thịt vào tao xơ khoảng 2 phút thì đổ nước lượng vừa đủ và củ khoai lang vào.
  • Đợi nước sôi, vớt bọt, vặn lửa nhỏ, nấu đến khi thịt và khoai mềm thì nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn.
  • Khi múc canh ra tô, bạn rải thêm một ít hành lá, rau thơm để tăng hương vị cho món ăn.

3. Chè khoai lang đậu xanh

Có rất nhiều công thức nấu chè khoai lang đậu xanh, bạn có thể tham khảo công thức nấu ăn sau của chuyên trang:

khoai lang trị viêm loét dạ dày
Chè khoai lang đậu xanh tốt cho người bị viêm loét dạ dày.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 100 gam đậu xanh đãi vỏ đem ngâm trong 30 phút cho hạt nở ra, sau đó vớt ra rổ để ráo nước.
  • 2 củ khoai lang rửa sạch, cạo bỏ phần vỏ, thái lát mỏng dày khoảng 0.7cm, sau đó đem ngâm với một ít nước muối để củ không bị thâm đen.
  • 70 gam bột báng
  • 60 gam đường phèn
  • 30 gam đường nâu
  • 1 ít nước cốt dừa (nên dùng nước cốt dừa tươi vị sẽ thơm hơn nước cốt dừa mua sẵn)

Cách chế biến món ăn: 

  • Chế biến khoai lang: Cho khoai vào chảo chống dính, đổ đường nâu vào, trộn đều tay cho đến khi đường tan hết. Kế đó, bạnd đặt chảo khoai lên bếp, để nhỏ lửa cho đường chạy hết, quện đều vào những miếng khoai.
  • Chế biến đậu xanh: Cho đậu xanh đã ráo nước vào nồi, đổ nước cao hơn mặt đậu 1 lóng tay rồi đun lửa nhỏ cho đến khi nhừ.
  • Làm bột báng: Rửa sơ bột báng rồi cho vào nồi luộc. Khi nước sôi thì tắt lửa, ngâm khoảng 5 phút rồi lại bật bếp, đun 5 phút nữa rồi tắt bếp hẵn. Khi bột báng chín, múc ra rổ để ráo.
  • Nấu chè đậu xanh khoai lang: Khi đậu xanh đã nhừ, cho khoai lang đã sên vào rồi tiếp tục khuấy. Sau đó, đổ nước cốt dừa vào nồi chè, khuấy thêm lần nữa cho chè sôi trở lại thì tắt bếp.
  • Múc chè ra bát và thường thức.

Một số lưu ý khi dùng khoai lang hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày:

Mặc dù rất tốt cho sức khỏe nói chung và dạ dày nói riêng, tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý một số điều sau để đảm bảo sức khỏe:

  • Không ăn khoai lang khi đói: Khi bụng đói, bạn không nên ăn khoai lang để lấp đầy cơn đói của mình. Nguyên do bởi những chất trong khoai sẽ gây kích ứng dạ dày, hình thành triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ chua. Với những người bị tiểu đường, ăn khoai lang khi đói sẽ khiến bệnh chuyển biến xấu đi.
  • Không để khoai lang quá lâu: Khoai lang để lâu thường có vị ngọt hơn so với khi mới đào từ đất lên. Tuy nhiên, người bị viêm loét dạ dày không nên ăn khoai lang đã để quá lâu bởi dù sao, đường trong khoai lang cũng cần phải kiêng.
  • Không ăn khoai lang đã xuất hiện những đốm đen: Nếu thấy trên thân củ khoai có những đốm đen thì tốt nhất là bạn nên đem vứt chúng đi. Những đốm đen này có thể chứa độc tố gây hại cho gan.
  • Không ăn khoai thay cơm: Ăn khoai lang nhiều, ăn thay cơm sẽ gây nên hiện tượng khó tiêu, tiêu chảy, co thắt dạ dày, nấc nghẹn…
  • Không ăn khoai lang nhiều vào buổi tối: Hạn chế ăn khoai lang nhiều vào buổi tối để tránh bị sình bụng, trào ngược dạ dày thực quản, gây khó ngủ. Thời điểm ăn khoai lang thích hợp nhất là sau khi ăn cơm xong hoặc ăn lúc nửa buổi.

Tóm lại, cách chữa viêm loét dạ dày bằng khoai lang chỉ có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng. Tuy nhiên đây vẫn là một trong những loại củ rất tốt cho dạ dày, bạn nên bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày. Thay vì dùng khoai lang luộc, bạn có thể biến tấu món ăn thành nhiều kiểu khác nhau để đỡ ngán. Hy vọng những thông tin trên hữu ích đến bạn. Chúc bạn mau chóng khỏi bệnh.

Thanh Ngân

Tổng hợp những thông tin hữu ích khác:

Ẩn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *