Rượu – thức uống gây hại cho người bệnh viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, khi kết hợp với tỏi, chúng lại mang công dụng vô cùng hữu ích trong việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày.
Theo thống kê, có 9 – 10% dân số trên thế giới mắc bệnh viêm loét dạ dày với nhiều nguyên nhân khác nhau. Các triệu chứng viêm loét dạ dày của bệnh như đau vụng thượng vị, buồn nôn, đầy hơi,.. Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như thủng dạ dày, chảy máu dạ dày hoặc cũng có thể tử vong nếu bệnh diễn ra trong thời gian dài.
Ngoài việc điều trị viêm loét dạ dày theo liệu pháp ba lần mà bác sĩ kê đơn kết hợp với chế độ ăn uống, người bệnh cũng có thể thử chữa trị bằng các phương thuốc dân gian như rượu tỏi, hiệu quả mà bài thuốc này mang lại tương đương với thuốc tân dược.
Chia sẻ mẹo trị viêm loét dạ dày bằng rượu tỏi đơn giản
Các nhà khoa học đã chứng minh tỏi là nguyên liệu rất tốt trong chữa trị các bệnh liên quan đến dạ dày. Chỉ cần một ít tỏi khô ngâm trong rượu trắng, bạn đã có ngay thuốc trị viêm loét dạ dày cực kỳ hiệu quả, đơn giản và giúp tiết kiệm chi phí trị liệu.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 40g tỏi khô đã bóc vỏ.
- Rượu trắng 100ml (nồng độ cồn 45 độ)
- Lọ thủy tinh có nắp đậy kín.
Cách làm đơn giản như sau:
- Các bạn sử dụng 40g tỏi khô đã bóc vỏ đem đập dập và thái nhỏ. Bởi vì khi tỏi được đập dập, dưới tác dụng của anilaza chất aliin sẽ chuyển hóa thành alicin, công dụng chữa trị viêm loét dạ dày sẽ tốt hơn để tỏi nguyên tép.
- Sau đó, bạn cho tất cả tỏi vào lọ thủy tinh và chế rượu trắng vào rồi đậy nắp kín lại, không cho rượu bay hơi đem theo các tinh chất cần thiết ra ngoài.
- Các bạn ngâm tỏi trong vòng 10 ngày là có thể sử dụng được. Trong quá trình ngâm, cứ cách hai ba ngày bạn nên lắc đều lọ để các hoạt chất trong tỏi hào tan vào rượu và phát huy công dụng điều trị bệnh tốt nhất.
Cách dùng:
Bạn sử dụng rượu tỏi uống hàng ngày, mỗi ngày uống 2 lần vào buổi sáng và trước khi ăn và buổi tối trước khi đi ngủ. Các bạn nên uống với liệu lượng nhất định khoảng 40 giọt (1 muỗng cà phê) để bệnh được cải thiện tốt hơn. Tránh sử dụng quá liều khuyến cáo khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Kiên trì thực hiện biện pháp này, bệnh của bạn sẽ mau chóng thuyên giảm và chấm dứt tình trạng tái phát. Ngoài sử dụng rượu tỏi thì chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm loét dạ dày cũng rất cần thiết, giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Rượu tỏi chữa trị viêm loét dạ dày hiệu quả như thế nào?
Theo bác sĩ Vũ Khánh Vân (Bệnh viện y học cổ truyền Quân Đội) cho biết: Tỏi thuộc họ nhà hành tỏi Liliaceae với tên khoa học là Allium sativum L. Trong tỏi chứa nhiều tinh dầu, iot và một vài hoạt chất có lợi cho sức khỏe khác. Đặc biệt, thành phần flavonoid trong tỏi giúp giết chết vi khuẩn hp và làm vết loét trong dạ dày mau chóng lành lại.
Bên cạnh đó, hoạt chất Allicin trong tỏi khi vào cơ thể như một chất kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên mạnh mẽ, giúp giảm tình trạng sưng tấy trong dạ dày và tiêu diệt vi khuẩn gây viêm loét dạ dày, hạn chế các vết loét hình thành sâu hơn và ngăn ngừa bệnh chuyển biến xấu. Ngoài ra, trong rượu cũng chứa chất sát trùng, diệt khuẩn, khi kết hợp với tỏi làm tăng công dụng loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Hơn nữa, rượu tỏi còn giúp tăng sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh ung thư.
Một số trường hợp người bệnh có thể dùng rượu tỏi để chữa bệnh, chẳng hạn như, rượu tỏi có thể điều trị các bệnh xương khớp như đau mỏi xương khớp, đau khớp gối, vôi hóa các khớp hoặc viêm đau khớp,…
Mặt khác, chúng còn giúp hỗ trợ trị bệnh về hô hấp như viêm phế quản, viêm họng. Đồng thời, những ai mắc phải bệnh tim mạch, huyết áp hay bệnh về đường tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, ợ chua, viêm loét dạ dày và đau dạ dày,… vẫn có thể sử dụng rượu tỏi để trị bệnh.
Lưu ý:
Như đã nêu trên, rượu tỏi có nhiều tác dụng trong chữa trị viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng rượu tỏi để chữa bệnh. Do đó, các bạn nên chú ý các trường hợp bệnh dưới đây, không nên sử dụng rượu tỏi.
- Mặc dù chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng mình về tác dụng phụ của rượu tỏi đối với mẹ bầu. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé, phụ nữ đang trong thời kỳ thai nghén không nên sử dụng rượu tỏi để chữa trị viêm loét dạ dày. Bà bầu chỉ nên sử dụng tỏi như một gia vị trong chế biến món ăn hàng ngày.
- Người bị viêm loét dạ dày ở giai đoạn cuối tuyệt đối không nên sử dụng rượu tỏi, bởi dạ dày bạn đang ở thời điểm nhạy cảm nhất, chỉ cần một lượng nhỏ rượu tỏi nạp vào cũng khiến bệnh trở nên tồi tệ.
- Trường hợp người bị đau mắt đó hay có các biểu hiện nóng gan, nóng trong người không nên dùng rượu tỏi, chúng có thể khiến bạn bị nóng trong người, gây nổi mụn hay mắc phải các bệnh lý liên quan khác.
Trên đây là mẹo chữa trị viêm loét dạ dày bằng rượu tỏi từ dân gian. Đây chỉ là bài thuốc truyền miệng, do đó, khi thấy bất kỳ dấu hiệu viêm loét dạ dày xảy ra, các bạn nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám và có hướng điều trị bệnh tích cực, tránh những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Hoàng Yến
BẠN ĐỌC CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:
Bài được quan tâm
5 Cách chữa viêm loét dạ dày hiệu quả “bệnh nhân dùng đã khỏi”
Tất Tần Tật Từ A-Z Về Viêm Loét Dạ Dày (Bao Tử) Và Cách Xử Lý Từ YHCT
Cơ chế gây loét dạ dày của NSAID và cách hạn chế
3 cách chữa viêm loét dạ dày từ quả bưởi cực đơn giản
Cách chữa loét dạ dày bằng quả sung được nhiều người áp dụng
Hình ảnh nội soi của bệnh viêm loét dạ dày
Cách điều trị bệnh viêm dạ dày ruột cấp nhanh chóng
Giải đáp tất cả thắc mắc đơn thuốc chữa đau dạ dày của viện 103
Vỏ lựu có thực sự chữa được viêm loét dạ dày như lời đồn
Thuốc điều trị đau dạ dày hiệu quả an toàn nhất
Toi cung bi dau bao tu.neu chua khoi toi cam on.
Cho em xin sdt vơi a đê em hoi xem bênh cua em co giông vơi moi ngươi k