Lý do trẻ sơ sinh nôn ra máu và cách chữa trị

Trẻ sơ sinh nôn trớ là dấu hiệu khá bình thường, xảy ra thường xuyên ở trẻ dưới 1 tuổi. Nhưng xin lưu ý, nếu trẻ sơ sinh nôn ra máu thì lại là một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng, trẻ có thể mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm và cần được phát hiện điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Bài viết sau nêu ra các lý do trẻ sơ sinh nôn ra máu và cách chữa trị dưới đây sẽ giúp các  mẹ nuôi con có kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe của trẻ tốt nhất. 

Nôn ra máu ở trẻ sơ sinh

Nôn ra máu ở trẻ sơ sinh

Lý do trẻ sơ sinh nôn ra máu mẹ bỉm sữa cần cảnh giác

Nếu trẻ có hiện tượng nôn ra máu tươi thì các mẹ tuyệt đối không nên nghĩ đây là một hiện tượng rối loạn tiêu hóa bình thường nhé. Bởi có khả năng cao trẻ sẽ  bị một số căn bệnh như:

1/ Bệnh sốt xuất huyết 

Sốt xuất huyết là căn bệnh có thể bắt gặp ở mọi đối tượng và nghiêm trọng hơn là bệnh có thể lây nhiễm qua muỗi chích nên trẻ sơ sinh rất dễ mắc bệnh này. sốt xuất huyết có thể gây chảy máu nội tạng, nếu không kịp điều trị kịp thời trẻ có thể bị biến chứng xuất huyết đường tiêu hóa gây chảy máu, nôn ra máu. Do đó nếu thấy trẻ bị sốt cao, kèm theo nôn ra máu thì nên thận trọng đưa trẻ tới gặp bác sĩ khám càng nhanh càng tốt.

2/ Bệnh về dạ dày – thực quản 

Trẻ bị đau dạ dày gây nôn ra máu

Trẻ bị đau dạ dày gây nôn ra máu

Ngay cả trẻ sơ sinh cũng có thể mắc bệnh lý về dạ dày thực quản làm tổn thương, trợt niêm mạc dạ dày thực quản gây chảy máu. Chủ yếu xảy ra ở những trẻ thường xuyên nôn trớ liên tục làm acid dịch vị bài tiết nhiều gây bệnh về dạ dày thực quản. Một số bệnh lý ở dạ dày có thể làm trẻ nôn ra máu như: viêm trợt dạ dày, viêm dạ dày, viêm thực quản, xuất huyết dạ dày… Cần lưu ý các dấu hiệu này và đưa trẻ đi khám sớm tránh ảnh hưởng tới sức khỏe nhé!

3/ Lạm dụng thuốc Tây y

Trẻ nhỏ có cơ địa cực kì nhạy cảm do đó nếu khi trẻ bị bệnh mà các mẹ tự ý lạm dụng dùng thuốc điều trị cho trẻ sẽ khiến trẻ gặp phải các tác dụng phụ xuất huyết dạ dày , chảy máu đường tiêu hóa gây nôn ra máu tươi. Các thuốc thường được lạm dụng như thuốc hạ sốt paracetamol, thuốc ibuprofel …

4/ Trẻ bị giãn tĩnh 

Đây là trường hợp hiếm gặp ở trẻ nhưng với trẻ bị giãn tĩnh mạch cũng cần được cảnh giác bởi bệnh lý này có thể gây nôn ra máu và đặc biệt nguy hiểm tới tính mạng nếu phát hiện muộn. Khi bị giãn tĩnh mạch làm cho máu từ ruột và lách không thể qua gan trở về tim mà lại ứng đọng lại trong dạ dày, thực quản. Khi ứ đọng quá mức gây căng giãn tĩnh mạch  phá vỡ và chảy máu ồ ạt.

Cách chữa trị trẻ sơ sinh nôn ra máu đúng cách

Không giống như người lớn trẻ sơ sinh không thể tự bảo vệ sức khỏe của mình khi mắc bệnh được. Do đó, ngay khi phát hiện những bất thường ở trẻ, đặc biệt là nôn ra máu thì các bậc cha mẹ nên tiến hành xử lý đúng cách khoa học nhất. Trao đổi với B.S Bùi Thanh Quang Khoa Nội tiêu Hóa bệnh viện Nhi Đồng 1 khuyên các mẹ nên chăm sóc khi trẻ bị nôn ra máu căn cứ vào 2 trường hợp.

Thứ nhất: Với trẻ bị nôn ra máu nhẹ

Đưa trẻ tới bệnh viện khám khi trẻ sơ sinh nôn ra máu

Đưa trẻ tới bệnh viện khám khi trẻ sơ sinh nôn ra máu

Nếu trẻ bị nôn ra máu ít thì có thể vết thương chưa nghiêm trọng nên các mẹ cần nhẹ nhàng rửa vùng miệng cho trẻ, sau đó cho trẻ nghỉ ngơi một lúc sau khi nôn và bước tiếp theo là đưa trẻ tới bệnh viện kiểm tra xác định nguyên nhân  gây nôn ra máu là gì và  kịp thời điều trị.

Thứ 2: Với trẻ bị nôn ra máu nặng 

Nôn ra máu liên tục, ói trớ liên tục bỏ ăn bỏ bú thì lúc này tổn thương gây chảy máu có thể là rất nghiêm trọng. Cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay nếu không dễ dẫn tới nguy cơ trẻ bị mất máu quá nhiều dẫn tới tử vong.

⇒ Bác sĩ khuyên cần lưu ý khi trẻ bị nôn ra máu: 

  • Nhất thiết phải đưa trẻ tới bệnh viện vì nôn ra máu là tình trạng tổn thương nội, không thể quan sát được nên cần phát hiện bệnh sớm kịp thời điều trị.
  • Không tự  ý dùng thuốc hoặc bất kì mẹo dân gian gì chữa trị, bởi dùng không đúng cách còn nguy hại hơn đối với sức khỏe người bệnh.
  • Trong quá trình đưa trẻ tới bệnh viện cần lưu ý không lắc mạnh, hay nâng sốc trẻ chỉ càng làm tổn thương rộng hơn gây chảy máu trong nặng hơn.

Nâng cao ý thức chăm sóc trẻ đúng cách, giúp trẻ khôn lớn khỏe mạnh nhé!

-> Tham khảo thêm bài viết khác:

Ẩn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *