Hình ảnh vi khuẩn Hp – Thủ phạm hàng đầu gây bệnh dạ dày

Vi khuẩn Hp thủ phạm hàng đầu gây bệnh dạ dày nên thông số liên quan tới loại vi khuẩn này được khá nhiều người tìm kiếm. Loại vi khuẩn Hp không có khả năng quan sát bằng mắt thường được, nhờ máy móc kỹ thuật hiện đại các nhà y học đã phát hiện và phân tích cấu trúc và hình ảnh vi khuẩn Hp một cách rõ ràng, chính xác nhất.

Phân loại khoa học vi khuẩn Hp 

Phân loại khoa học vi khuẩn Hp 

Phân tích hình thể cấu trúc của vi khuẩn

  • Vi khuẩn H.pylori có cấu trúc hình xoắn hoặc hơi cong dạng sừng bò hoặc như hình chữ U, C.
  • Vi khuẩn được do với kích thước 0,5μm x 3-5μm.
  • Trong bệnh phẩm ( môi trường dạ dày) vi khuẩn có hình cong, mảnh, hoặc hình dấu hỏi, hình chữ S. C
  • Còn trên môi trường nuôi cấy lâu ngày thì vi khuẩn có thể hình cầu.
  • Vi khuẩn có gắn chùm lông ở một đầu đảm nhiệm chức năng di chuyển của vi khuẩn, cấu trúc không có vỏ, khô ng sinh nha bào hay bắt màu gram âm. 

Một số hình ảnh vi khuẩn Hp được mô phỏng

Cấu trúc vi khuẩn Hp được giải phẫu 

Cấu trúc vi khuẩn Hp được giải phẫu 

Cấu trúc vi khuẩn Hp được giải phẫu 

Điều kiện để vi khuẩn Hp phát triển tốt

Trong môi trường nuôi cấy các bác sĩ xác định rằng vi khuẩn Hp có điều kiện sinh sống và phát triển tốt nhất là phải giàu chất dinh dưỡng, môi trường thạch máu có thêm vitamin và một số kháng sinh như amphotericin (2μg/ml) nhằm ức chế nấm và một số vi khuẩn khác.

Hình ảnh vi khuẩn Hp qua quan sát dưới kính hiển vi

Quan sát vi khuẩn Hp trong môi trường nuôi cấy

Nhiệt độ phát triển tốt ở 37 độ C, khí trường 7% CO2. Nhiệt độ sống và phát triển thường là từ 30-40 độ C. Trong môi trường nuôi cấy, các chuyên gia phát hiện vi khuẩn Hp phát triển tốt ở độ Ph 6,7-8 nhưng thực tế vi khuẩn Hp vẫn tồn tại trong môi trường PH thấp trong dạ dày.

Qua đây có thể kết luận H.pylori không phải là vi khuẩn ưa acid vì chúng bị tiêu diệt rất nhanh ở môi trường có pH là 3,1-3,5 nhưng sự tồn tại lâu ở dạ dày có pH là 2,5 -3,0 là vì H.pylori có khả năng tiết men urease rất mạnh, phân giải urê trong dạ dày tạo thành amoniac bao quanh vi khuẩn làm cho vi khuẩn chịu được môi trường acid của dạ dày.

Tác động gây bệnh vi khuẩn Hp dạ dày

Vi khuẩn H.pylori khi vào cơ thể có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn tiết ra các men làm suy thoái màng nhầy bảo vệ dẫn đến viêm và loét.

Hình ảnh mô phỏng vi khuẩn Hp gây bệnh tại dạ dày 

Hình ảnh mô phỏng vi khuẩn Hp gây bệnh tại dạ dày 

Hình ảnh mô phỏng vi khuẩn Hp gây bệnh tại dạ dày 

Một số nghiên cứu ở Úc và Pháp, xác định được có khoảng 95% bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng và trên 80% bệnh nhân ung thư dạ dày có nhiễm H.pylori một con số đáng báo động. Do H.pylori còn tiết ra độc tố gây độc và phá huỷ tế bào và độc tố gây tăng tiết dịch vị. Nghiên cứu mới nhất còn phát hiện thấy kháng nguyên CagA làm tăng tiết interleukin 8, đó là một trong các yếu tố làm cho bệnh tiến triển đến ung thư cực kì cao mà không phải ai cũng biết.

Ngừa các tác hại của vi khuẩn Hp gây ra tại dạ dày có thể tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán phát hiện bệnh sớm theo cách:

  • Bệnh phẩm: Lấy mẫu vật phẩm sinh thiết tại dạ dày
  • Nhuộm soi: Dùng kỹ thuật nhuộm gram để xem tính chất bắt màu của H.pylori. ở những nơi có điều kiện có thể nhuộm huỳnh quang miễn dịch trên lam kính.
  • Test hơi thở urease: Dựa vào cơ chế sinh urease rất mạnh của Hp, tiến hành phát hiện sự có mặt của men urease trong trường hợp viêm niêm mạc dạ dày bị nhiễm Hp nhowf việc gắn chất đồng vị phóng xạ 14C (carbon) vào dạ dầy, nếu có men urease thì sẽ nhanh chóng phân giải urê 14C thành amoniac và dioxyd phóng xạ 14C. chất này sẽ được phát hiện chúng qua hơi thở của bệnh nhân.
  • Kỹ thuật khuếch đại gen PCR (polymerase chain reaction): Xét nghiệm này cho phép phát hiện được các đoạn gen đặc hiệu của H.pylori ở cả mảnh sinh thiết dạ dày, dịch dạ dày, nước bọt và phân bệnh nhân.

Đây là những thông tin dịch tễ học về vi khuẩn Hp mà mọi người nên đọc qua. Muốn chi tiết hợp bạn nên đọc qua những bài viết hữu ích này.

Ẩn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *