Chào bác sĩ, tôi gần đây tôi thường xuất hiện triệu chứng đau bụng, ợ nóng, ợ chua, đầy bụng sau khi ăn no. Người thân bảo tôi nên đi nội soi vì có thể tôi mắc bệnh đau dạ dày nhưng tôi lại sợ nội soi lắm. Xin bác sĩ cho biết khi nào cần nội soi dạ dày, trường hợp của tôi có nên đi nội soi dạ dày hay không? Cảm ơn bác sĩ, mong nhận được lời giải đáp của bác sĩ.
(Chị Nguyễn Thị Diệu Thy, 29 tuổi, Lâm Đồng)
GÓC TƯ VẤN [Bác sĩ Nguyễn Đăng Mạnh, trưởng khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện Bình Dân trả lời]
Bạn Diệu Thy thân mến! Thông qua mô tả, rất có thể bạn đã mắc bệnh lý về dạ dày. Tuy vậy, những triệu chứng trên cũng chỉ mang giá trị tham khảo chứ chưa có giá trị chẩn đoán. Để xác định bạn có mắc bệnh về dạ dày hay không, bác sĩ sẽ căn cứ vào hình ảnh nội soi dạ dày.
Nội soi dạ dày là kỹ thuật y học hiện đại giúp hỗ trợ việc phát hiện những vấn đề bất thường ở dạ dày. Thủ thuật này giúp bác sĩ tận mắt quan sát được khu vực bị tổn thương ở dạ dày, tá tràng hay niêm mạc thực quản, từ đó giúp chẩn đoán và có biện pháp chữa trị kịp thời.
Để hiểu rõ hơn khi nào cần nội soi dạ dày, những trường hợp nào không cần thực hiện, những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn.
Nội soi dạ dày mang lại lợi ích gì?
Nội soi dạ dày hay còn được gọi là nội soi dạ dày- tá tràng – thực quản là phương pháp dùng để chẩn đoán một số bệnh lý về dạ dày được tiến hành bằng cách dùng một ống nội soi mềm, có gắn camara, lòn ống qua thực quản đến dạ dày. Bác sĩ sẽ quan sát tình trạng dạ dày thông qua hình ảnh thiết bị ghi hình trả về.
Với thao tác thực hiện như trên, phương pháp nội soi dạ dày được đánh giá cao về độ chính xác. Nội soi dạ dày giúp chẩn đoán sớm thương tổn chính xác hơn so với cách chụp X-quang.
Thông qua nội soi, bệnh nhân có thể nắm bắt được những thương tổn tồn tại trong dạ dày, thực quản như: Rối loạn vận động co thắt dạ dày, tình trạng dạ dày bị xoắn; Viêm niêm teo niêm mạc dạ dày hay viêm phì đại niêm mạc dạ dày; Loét dạ dày tá tràng; Các khối u lành tính nằm trong khu vực dạ dày tá tràng; Polyp dạ dày; Thoát vị hoành; Bệnh trào ngược dạ dày thực quản; Sa niêm mạc dạ dày vào tá tràng hay thực quản. Đặc biệt, nội soi dạ dày giúp phát hiện hiện tượng trào ngược dạ dày, dịch tá tràng, dịch mật, xuất huyết tiêu hóa mà biện pháp chụp X-quang không thể phát hiện được.
Ngoài ra, nội soi dạ dày còn tầm soát bệnh ung thư dạ dày và ung thư thực quản được ứng dụng tại nhiều nước trên thế giới.
Ngày nay, nội soi còn được ứng dụng trong những phẫu thuật đơn giản như polyp dạ dày, lấy những khối u dạ dày lành tính nhưng gây trở ngại cho hệ tiêu hóa. Cách thực hiện đơn giản, ít gây đau, vết thương nhỏ và chóng phục hồi hơn.
Thông thường các bác sĩ sẽ kết hợp nội soi với sinh thiết khi khối u còn dưới niêm mạc dạ dày, siêu âm, xét nghiệm để tăng độ tin cậy cho kết luận.
Tham khảo thêm: Thực hiện nội soi dạ dày có đau không?
Khi nào cần nội soi dạ dày?
Bệnh nhân tiến hành nội soi tiêu hóa khi xuất hiện những biểu hiện sau:
- Khó nuốt, cảm giác vướng víu như có dị vật bị kẹt ở cuống họng.
- Thường xuyên xuất hiện chứng ợ nóng, ợ chua, chức năng tiêu hóa kém ,thường xuyên bị đầy hơi, chướng bụng.
- Xuất hiện một số biểu hiện của thiếu máu như: mệt mỏi, xanh xao, gầy yếu
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Ho và viêm họng kéo dài, ho kèm theo đờm
- Thường xuyên bị đau rát, nóng rát vùng thượng vị dạ dày
- Thường xuyên gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, cảm giác buồn nôn và nôn khi đánh răng
- Có những biểu hiện nghi ngờ bệnh Barrett thực quản
- Gia đình có người bị bệnh ung thư dạ dày.
Trường hợp nào không cần nội soi dạ dày?
Nội soi dạ dày là một kỹ thuật an toàn nhưng không phải bất kì đối tượng nào cũng có thể áp dụng. Nếu nằm trong những trường hợp sau thfi bệnh nhân cần tạm hoãn thực hiện nội soi dạ dày. Cụ thể:
- Bệnh nhân bị suy tim, nhồi máu cơ tim thiếu máu cơ tim cấp
- Bỏng do uống phải axit
- Thủng dạ dày hoặc những cơ quan khác trong ống tiêu hóa.
- Có túi thoát vị ở thực quản hoặc túi phình lớn ở động mạch chủ.
- Mắc chứng bệnh tâm thần không phối hợp
- Vừa mới ăn no
Một số lưu ý trước và sau khi thực hiện nội soi dạ dày
Để việc thực hiện nội soi dạ dày đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Lưu ý trước khi nội soi dạ dày
- Nhịn ăn 6-8 giờ trước khi tiến hành nội soi để bảo vệ đường thở, tránh tình trạng nôn ói, tình trạng dạ dày rỗng cũng giúp cho các bác sĩ dễ quan sát, theo dõi hơn.
- Không uống một số loại nước uống như: coca cola, cà phê, nước cam, sữa.
- Không sử dụng thuốc băng niêm mạc dạ dày như Phosphalugel, Gastropulgit trước khi tiến hành nội soi.
- Nếu bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh đường hô hấp. bệnh tim mạch, bệnh về thận hay dị ứng thì cần thông báo trước với bác sĩ.
Lưu ý sau khi nội soi dạ dày
- Súc miệng sạch nhưng không được khạc nhổ.
- Bệnh nhân có thể gặp phải một số biểu hiện đau rát họng, đau bụng, khó nuốt, chướng bụng sau khi nội soi nhưng đừng quá lo lắng vì tình trạng trên sẽ được cải thiện nhanh chóng.
- Không nên ăn gì sau khi thực hiện nội soi khoảng 1 giờ hoặc trước khi có đánh giá của bác sĩ.
- Sau khi nội soi khoảng 2 giờ, bệnh nhân nên dùng một số món mềm, lòng, dễ tiêu, tránh những món đặc, nguội, đồ ăn nóng vì chúng có thể gây tổn thương dạ dày.
Như vậy, bài viết vừa giúp bạn giải đáp thắc mắc Khi nào cần nội soi dạ dày và một số thông tin liên quan. Để đảm bảo kết quả nội soi được chính xác, bạn nên đến cơ sở y tế – nơi được trang bị đội ngũ y bác sĩ giỏi, công hiện đại để được cung cấp dịch vị nội soi tốt nhất.
Thanh Ngân
BẠN ĐỌC CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:
tôi không đau, không đầy bụng, không ợ hơi nhưng cảm thấy vướng víu và rất nghẹn ở cổ họng, dạ dày, BS kết luận là trào ngược, đã uống thuốc điều trị nhưng đến hơn 2 tháng rồi vẫn thấy vướng ở cổ họng