Nguyên nhân trào ngược dạ dày từ những điều tưởng chừng vô hại

Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản là gì? Có biện pháp nào để chăm sóc và phòng ngừa hay không là câu hỏi chuyên mục nhận được nhiều gần đây. 

“Chào bác sĩ, gần đây tôi bị trào ngược dạ dày. Tôi có mua một số thuốc chống trào ngược nhưng dạo gần đây, công hiệu của thuốc giảm rõ rệt, cơn trào ngược xuất hiện ngày càng thường xuyên hơn. Tôi muốn hỏi nguyên nhân gây bệnh là gì? Có cách nào để phòng ngừa hay không? Mong nhận được phải hồi từ bác sĩ và chuyên mục.

Chị Nguyễn Thị An (29 tuổi, Hà Nội)

nguyên nhân trào ngược dạ dày
Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản là gì? Có biện pháp nào để chăm sóc và phòng ngừa hay không là câu hỏi phổ biến gần đây.

GÓC GIẢI ĐÁP [Bác sĩ Nguyễn An Ninh, Bv Nguyễn Tri Phương, TP HCM giải đáp thắc mắc và tư vấn]

Chào bạn! Trào ngược dạ dày thực quản gây ợ nóng, nóng rát và và khó chịu vùng ngực, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và đời sống. Tuy nhiên, “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Nếu hiểu rõ được nguyên nhân trào ngược dạ dày, bạn sẽ có được những biện pháp đối phó kịp thời, tránh tình trạng trên tái đi tái lại gây phiền phức. Dưới đây là một số yếu tố chính gây bệnh và cách phòng ngừa bạn cần lưu ý.

I. Hiểu đúng về bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày (GERD) còn có tên gọi khác là bệnh trào ngược axit. Đây là hiện tượng xảy ra khi axit trong dạ dày chảy ngược vào thực quản – bộ phận nối giữa dạ dày và miệng.

nguyên nhân gây trào ngược dạ dày
Bệnh trào ngược dạ dày (GERD) xảy ra khi axit trong dạ dày chảy ngược vào thực quản – bộ phận nối giữa dạ dày và miệng.

Nói một cách đơn giản, trong quá trình tiêu hóa, thức ăn được nghiền nát ở khoang miệng, rồi được đưa đến dạ dày thông qua ống thực quản. Thực quản có cơ vòng thực quản (được gọi là LES) có tác dụng tương tự như van. Cơ vòng sẽ mở ra để thức ăn đi vào. Sau đó, LES sẽ đóng lại để cho thức ăn và dịch vị ở dạ dày không trào ngược lại thực quản. Tuy vậy, nếu cơ vòng này bị yếu đi hoặc mất độ co dãn, dẫn đến “nắp khóa” không chặt, gây nên hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản.

Khi trào ngược dạ dày thực quản, bệnh nhân có thể xuất hiện một số triệu chứng trào ngược dạ dày sau:

  • Khó nuốt: bệnh nhân gặp khó khăn khi nuốt chất đặc lẫn lỏng
  • Ợ nóng: thủ phạm gây ra hiện tượng là axit và dịch vị trong dạ dày. Axit và dịch vị kích thích làm người bệnh có cảm giác nóng rát từ thượng vị đến xương ức. Triệu chứng xuất hiện sau bữa ăn hoặc khi bệnh nhân gập người về trước.
  • Trớ: dịch trớ không có mùi vị. Trong nhiều trường hợp, dịch trớ đi kèm theo với thức ăn ở dạ dày.

Bệnh lý dạ dày này không còn xa lạ gì. Hiện nay, có hơn 60% dân số Việt Nam mắc bệnh này. Các dấu hiệu của bệnh ở giai đoạn đầu không quá phức tạp, nguy hiểm nên nhiều người bỏ qua. Do đó, 86% trường hợp phát hiện thì bệnh đã chuyển nặng. Do đó, việc phát hiện nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp phòng ngừa là điều quan trọng bạn cần lưu ý.

II. Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản thường gặp

Những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản đa phần đến từ thói quen ăn uống, thực đơn sinh dưỡng hoặc tâm trạng hằng ngày. Dưới đây là tổng hợp một số nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây bệnh:

1. Thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, khoa học

Nguyên nhân chính và thường bắt gặp ở nhũng bệnh nhân mắc các bệnh lý dạ dày là do thói quen ăn uống và sinh hoạt không khoa học của người bệnh.

nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản –  Nguyên nhân do đâu?
  • Do thói quen ăn uống:

Một số thói quen không hề tốt cho dạ dày có thể kế đến như: bỏ bữa sáng, thường xuyên bỏ bữa, ăn không đúng bữa, thường xuyên ăn khuya, ăn quá no, ăn xong nằm liền, hoặc vận động mạnh sau khi ăn  đều có thể là nguyên nhân gây nên chứng trào ngược dạ dày thực quản.

  • Do chế độ ăn uống

Nếu như trong thực đơn hằng ngày chứa nhiều món dầu mỡ, đồ ăn cay, nóng, nhiều thực phẩm lên men…  những người thường xuyên dùng thuốc lá, chất kích thích, đồ uốn chứa nhiều cồn như bia, rượu đều ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày.

Tất cả những yếu tố trên đều tác động xấu đến cơ thể, khiến cho dạ dày bị kích ứng và sản sinh nhiều axit gây nên chứng trào ngược dạ dày, khiến bệnh tình trở nên phức tạp và khó điều trị hơn.

2. Do căng thẳng, áp lực trong công việc và cuộc sống

Nguyên nhân trào ngược dạ dày trên tưởng chừng như phi lí vì không liên quan gì đến dạ dày. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã khẳng định căng thẳng, áp lực kéo dài gây trào ngược dạ dày.

trào ngược dạ dày nguyên nhân
Căng thẳng, áp lực kéo dài gây trào ngược dạ dày.

Thông thường, căng thẳng, áp lực trong công việc, tình cảm, những mối quan hệ xã hội đều khiến con người dễ bị căng thẳng, lo lắng. Chúng sẽ kích thích thần kinh huy động cortisol – chất này có tác dụng làm giảm khả năng tự nhiễm của dạ dày, kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị và axit hơn thông thường.  Khi trạng thái này kéo dài và thường xuyên, dịch vị và axit sẽ bào mòn và phá hủy niêm mạc dạ dày, kích thích hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản.

3. Do viêm loét dạ dày, tá tràng sâu

Dạ dày bị tổn thương đồng nghĩa với chức năng hoạt động bị suy giảm và dễ bị kích ứng khi gặp tác nhân kích thích hơn. Thức ăn khi đưa vào cơ thể sẽ tạo phản xạ tăng tiết axit nhiều hơn nên dễ gây trào ngược dạ dày thực quản.

Ngoài ra, thức ăn bị ứ trệ trong dạ dày do tiêu hóa chậm hoặc không được tiêu há sẽ tăng áp lực lên cơ co thắt thực quản, khiến lớp cơ này đóng mở nắp bất bình thường, tạo điều kiện cho axit, dịch vị, dịch mật trào ngược lên thực quản.

4. Do bẩm sinh

Những khiếm khuyết bẩm sinh ở bộ phận đường tiêu hóa có liên quan đến dạ dày như thoát vị cơ hoành, cơ thắt thực quản yếu, sa dạ dày… đều có thể dẫn đến hội chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Tuy nhiên, cần phân biệt bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh với trào ngược dạ dày thực quản sinh lý. Trào ngược sinh lý ở trẻ thường kéo dài từ 12-14 tháng do cơ quan của trẻ chưa hoàn thiện. Qua giai đoạn này, các triệu chứng sẽ giảm dần và mất hẳn khi trẻ lớn.

5. Nguyên nhân trào ngược thực quản khác

Một số nguyên nhân khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến người bị trào ngược dạ dày như:

nguyên nhân gây chứng trào ngược dạ dày
Béo phì cũng là là một trong những nguyên nhân phổ biến gây trào ngược dạ dày.
  • Chức năng hệ tiêu hóa kém dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày.
  • Những người bị thừa cân, béo phì cũng gây áp lực lên dạ dày và cơ thực quản cũng làm tăng nguy cơ mắc hội chứng trên.
  • Mang thai cũng dễ gây trào ngược dạ dày do tăng áp lực lên vùng bụng.

III. Chăm sóc và phòng ngừa trào ngược dạ dày thực quản

Để chăm sóc và phòng ngừa chứng trào ngược dạ dày hiệu quả, một số mẹo dưới đây sẽ hữu ích đến bạn:

1. Duy trì cân nặng ổn định

cách phòng trào ngược dạ dày
Chăm sóc và phòng ngừa trào ngược dạ dày thực quản giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Như đã nói, cân nặng là một trong những yếu tố gây trào ngược dạ dày thực quản. Chính vì thế, bạn cần kiểm soát trọng lượng của cơ thể bằng chế độ ăn uống phù hợp, tránh tình trạng thừa cân, gây áp lực lên vùng bụng khiến cho dạ dày tăng tiết axit, gây nên hiện tượng trào ngược dạ dày.

2. Gối cao đầu khi ngủ

Khi triệu chứng trào ngược bất ngờ ghé thăm, nhất là khi đang ngủ, cách tốt nhất để thoát khỏi tình cảnh trên là kê gối cao khi ngủ. Hoặc bạn cũng có thể kê đầu giường cao hơn để thoái khỏi tình trạng trên.

3. Thiết kế chế độ ăn uống hợp lý

Một trong những nguyên nhân gây hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản là do chế độ ăn uống không hợp lý. Để khắc phục chứng bệnh và phòng chống bệnh hiệu quả, mỗi người cần:

  • Hạn chế một số loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ như các loại đồ chiên, rán…
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm có tính hàn như nghêu, sò, ốc,… đồ ăn quá cứng vì chúng sẽ gây khó tiêu, dạ dày làm việc vất vả hơn.
  • Trái cây rất tốt cho sức khỏe vì chúng cung cấp nhiều vitamin và chất xơ. Tuy vậy, người bị bệnh dạ dày nói chung và trào ngược dạ dày nói riêng nên  hạn chế trái cây có vị chua như cam, quýt, bưởi.. vì những loại trên sẽ kích thích dạ dày tiết dịch.
  • Hạn chế ăn đồ cay, nóng như ớt, tỏi, bạc hà… vì chúng cũng gây kích thích lên niêm mạc dạ dày và tạo cảm giác nóng rát.
  • Hạn chế dùng đồ uống có cồn như bia, rượu, đồ uống có ga, chất kích thích như thuốc lá.
  • Loại bỏ sô cô la và sữa ra khỏi thực đơn vì chúng chứa nhiều protein, chất béo và canxi. Đây là ba yếu tố khuyến khíc dạ dày tiết axit.

4. Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh

Chế độ  sinh hoạt và làm việc lành mạnh có tác dụng tốt trong việc khắc phục các chứng bệnh về dạ dày:

  • Ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc, không thức khuya, không ăn trễ bữa, không bỏ bữa, nhất là bữa ăn sáng.
  • Không nên ăn quá no mà nên chia ra ăn nhiều bữa trong ngày.
  • Thư giãn sau mỗi giờ học tập và làm việc để giảm áp lực, căng thẳng. Bạn có thể đi dụ lịch, đọc sách, nghe nhạc, nhảy… cũng là những cách giải tỏa stress rất hữu ích.

Trên đây là các nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản rất nhiều người gặp phải. Bệnh nhân cần chú ý phòng tránh, khắc phục những vấn đề gây ảnh hưởng đến dạ dày, khiến axit trong dạ dày bị đẩy lên thực quản, gây hảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe.

Bác sĩ Nguyễn An Ninh (Bạch Dương ghi)

Thông tin hữu ích khác: Các loại thuốc tây chữa trào ngược dạ dày được dùng phổ biến

Ẩn
CHIA SẺ NỘI DUNG

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *