Những vị trí đau dạ dày giúp bạn chẩn đoán chính xác bệnh

Bệnh dạ dày có nhiều loại: viêm loét dạ dày, viêm hang vị… Tùy vào vị trí đau dạ dày mà bệnh có biểu hiện khác nhau. Do đó,  việc xác định đúng vị trí bụng giúp chẩn đoán và điều trị bệnh chính xác hơn.

Dưới đây, bài viết sẽ trình bài một số vị trí đau dạ dày thường gặp để phân biệt nhiều loại bệnh dạ dày khác nhau.

vị trí đau dạ dày
Những vị trí đau dạ dày giúp bạn chẩn đoán chính xác bệnh

I. Các vị trí đau dạ dày người bệnh thường gặp

Bên cạnh các triệu chứng ợ chua, ợ nóng, buồn nôn và nôn, cảm giác nóng rát vùng bụng.., dấu hiệu hầu như 100% người bị đau dạ dày mắc phải đó là đau bụng.Tuy nhiên, đau bụng là khái niệm còn chung chung vì bụng có phân khu riêng biệt. Theo Đông y, bụng có “tam phủ, ngũ tạng”, còn theo Tây y, bụng chứa nhiều bộ phận nhỏ khác nhau như tụy tạng, gan mật, ruột non, ruột già, lá lách… Muốn biết tại sao mình đau bụng, người bệnh cần xác định được nguồn cơn dựa vào vị trí đau. Việc xác định nhầm sẽ dẫn đến chẩn đoán sai bệnh, điều trị sai cách. Dưới đây là những vị trí đau dạ dày và một số triệu chứng đau dạ dày người bệnh nên tham khảo.

đau dạ dày là đau bên nào
Nắm vững vị trí đau dạ dày sau để có cách ứng phó kịp thời

1. Đau ở vùng thượng vị dạ dày

Vị trí đau dạ dày phổ biến nhất mà hầu hết người bệnh đều gặp phải là đau thượng vị dạ dày. Thượng vị là khu vực nằm dưới xương ức và trên rốn. Tùy thuộc vào lượng axit tiết ra nhiều hay ít và tình trạng bệnh mà cường độ cơn đau khác nhau. Đôi khi, những cơn đau vùng thượng vị chỉ xuất hiện âm ỉ, thoáng qua nhưng cũng có khi ập đến bất ngờ, dữ dội khiến người bệnh cảm thấy bỏng rát, cồn cào trong ruôt. Cơn đau nặng có thể lan sang nhiều khu vực khác như lưng, bụng, ngực…

Đau thượng vị dạ dày
Vị trí đau dạ dày phổ biến nhất mà hầu hết người bệnh đều gặp phải là đau thượng vị dạ dày.

Lúc này, bệnh nhân có cảm giác bỏng rát như bị chà ớt, bụng nóng như phỏng lửa. Đau thượng vị xuất hiện lúc đói,khiến người bệnh muốn ăn. Cơn đau dịu lại sau khi ăn nhưng bệnh nhân có cảm giác nhợn, muốn ói. Cơn đau bụng thường xuất hiện lúc đêm hay gần sáng khiến cho bệnh nhân phải thức dậy ăn để giảm đau. Một số đồ ăn cay nóng, đồ uống chứa nhiều chất kích thích có thể khiến cơn đau ngày càng nghiêm trọng và tồi tệ.

Khi bị đau vùng thượng vị da dày, bệnh nhân có thể mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy vậy, đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm tụy, sỏi mật, thoát vị ở vùng thượng vị nên người bệnh cần lưu tâm đến những triệu chứng khác.

2. Đau ở vị trí giữa bụng

Phần giữa bụng tập trung nhiều cơ quan tiêu hóa. Vì thế, khi cơn đau xuất hiện ở khu vực trên, việc chẩn đoán bệnh chính xác tương đối khó khăn, dễ gây nhầm lẫn giữa bệnh loét dạ dày với các bệnh khác như viêm đường ruột, viêm tụy, viêm hang vị dạ dày, viêm ruột thừa mới chớm…Thông thường, bác sĩ sẽ dựa vào kiểu đau và tần xuất cơn đau để chẩn đoán và phân biệt bệnh đau dạ dày với những dạng bệnh khác.

vị trí đau bao tử
Phần giữa bụng tập trung nhiều cơ quan tiêu hóa nên việc chẩn đoán bệnh chính xác tương đối khó khăn
  • Ngộ độc thực phẩm: nếu cơn đau quặn bụng, đi kèm với cảm giác buồn nôn và nôn tháo, chỉ 1-2 ngày sau thì hết, rất có thể đó là triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
  • Viêm ruột thừa: Nếu cơn đau xuất hiện ở giữa bụng rồi từ từ lan xuống vùng dưới rốn bên phải kèm theo triệu chứng sốt nhẹ, buồn nôn, dùng tay ấn cảm giác đau càng lộ rõ, đây là biểu hiện của bệnh viêm ruột thừa.
  • Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày cấp hay viêm hang vị: Nếu cơn đau xuất hiện nhiều lần tại giữa bụng kèm theo các triệu chứng khó tiêu, đầy bụng, ợ chua, buồn nôn, những cơn đau xuất hiện quặn thắt từng đợt, đau bất kể khi no hay đói, đây rất có thể là biểu hiện của viêm loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày cấp hay viêm hang vị, tệ hơn đó là biểu hiện của ung thư dạ dày. Lúc này, hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được nội soi và làm kiểm tra để chẩn đoán chính xác bệnh.

3. Đau ở vị trí bên trái bụng

Vùng bụng bên trái được xác định từ trên rốn đến xương chậu phía bên trái. Khu vực này là nơi tập kết các cơ bắp, mỡ, phần cuối của trực tràng, các mô liên kết. Không chỉ gây đau vùng thượng vị, cơn đau dạ dày còn có thể xuất hiện tại vùng phía trên, bên trái. Đây là dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên, trường hợp này không nhiều người bắt gặp nhưng cũng không nên bỏ qua.

đau dạ dày bên nào
Cơn đau dạ dày còn có thể xuất hiện tại vùng phía trên, bên trái. Đây là dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Một số bệnh dễ bắt gặp tại vị trí bụng trái là:

  • Đau tụy tạng: Cơn đau xuất hiện bên trái bụng, thấu ra sau lưng, đau quặn nhiều tiếng đồng hồ, có khi cả ngày. Bệnh đi kèm biểu hiện nôn mửa, không ăn được, đau nhức. Bệnh được chẩn đoán bằng cách chụp CT hay thử máu.
  • Đau ruột: Ruột bị tắc tại một đoạn nào bên trái bụng có thể gây đau bụng trái, buồn nôn, tăng áp trong ổ bụng, thậm chí tạo tiếng động lớn từng đợt. Nếu ruôt bị tắc hoàn toàn có thể gây khó khăn khi đại tiện, còn tắc bán ruột thì chỉ bí đại tiện.
  • Đau thận trái: Thận có chức năng lọc máu và chất độc để bài tiết ra ngoài. Khi thận trái có vấn đề, cơn đau sẽ xuất hiện ở sau lưng, vùng hông sát mạn sườn rồi lan rộng đến phần bụng bên trái. Người bệnh có cảm giác đau ê ẩm và đau nhói khi khuân các đồ đạc.

4. Đau ở vị trí bên phải bụng

Triệu chứng đau bụng bên phải có liên quan đến nhiều bệnh khác nhau. Tuy nhiên, nếu như đau tức vùng bụng bên phải, ngang rốn, rất có thể người bệnh bị viêm loét dạ dày, viêm hang vị dạ dày, trào ngược dạ dày.

đau dạ dày ở vị trí nào
Đau tức vùng bụng bên phải, ngang rốn, rất có thể người bệnh bị viêm loét dạ dày viêm hang vị, trào ngược dạ dày.

Ngoài ra, khi phát hiện đau bụng vùng bên phải, rất có thể người bệnh mắc những bệnh sau:

  • Viêm ruột thừa: Nếu như thấy cơn đau ở bên phải bụng, lan xuống hố chậu rất có thể bạn bị viêm ruột thừa. Cơn đau thường kéo dài 10-12 tiếng, đau âm ỉ, sau đó tăng dần. Đau hơn khi thay đổi tư thế đứng, nằm, ngồi, sờ bụng thấy cứng hơn bình thường. Đau bụng phải đi kèm với buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Viêm tụy, viêm túi mật: Nếu như cơn đau vùng bụng bên phải lan ra giữ bụng và đâm xuyên sau lưng thì rất có thể đây là dấu hiệu của viêm tụy hoặc viêm túi mật.
  • Bệnh viêm gan, xơ gan: Cơn đau xuất hiện bên phải, ngay mạn sườn kèm theo với các triệu chứng ăn uống kém, đầy bụng, ăn không ngon, rất có thể người bệnh bị các bệnh lí về gan như viêm gan, xơ gan…
  • Đau thận phải: Tương tự như thận trái, nếu như thận phải có vấn đề, cơn đau sẽ xuất hiện ở sau lưng, vùng hông sát mạn sườn bên rồi lan rộng đến phần bụng bên phải.

5. Đau ở vùng quanh rốn

Đau bụng quanh rốn là biểu hiện thường gặp của bệnh đau dạ dày tá tràng. Người bệnh cảm thấy đau quặn từng cơn hoặc đau âm ỉ đi kèm với cảm giác nóng rát vùng quanh rốn. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như hẹp môn vị, sa dạ dày tá tràng, hành tá tràng biến dạng do viêm loét, thậm chí gây thủng dạ dày.

Tuy nhiên, đau vùng bụng quanh rốn cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh khác:

  • Vấn đề về ruột: thức ăn sau khi được dạ dày co bóp tới ruột non nhưng ruột non tiêu hóa không kịp sẽ gây tình trạng tắc ruột, khiến cho bệnh nhân đau quặn bụng từng cơn. Đối với trường hợp trên, bênh nhân nên đến ngay bác sĩ để xem xét mức độ tắc ruột để có biện pháp xử lí kịp thời.
  • Hội chứng ruột kích thích: người mắc hội chứng ruột kích thích thường có biểu hiện đau nhẹ vùng rốn, có cảm giác muốn đi ngoài. Bệnh thường xảy ra sau khi ăn, nhất là vào buổi sáng, được lặp đi lặp lại.
  • Nhiễm giun: người bị nhiễm giun cũng thường đau quanh rốn. Những biểu hiện đi kèm khác như chán ăn, sút cân, ngứa hậu môn…

5. Đau dưới rốn

Cơn đau dạ dày thường không xuất hiện ở dưới rốn. Khi nhận thấy vùng bụng dưới rốn bị đau, rất có thể bạn bị mắc những bệnh sau:

vị trí dạ dày
Cơn đau dạ dày thường không xuất hiện ở dưới rốn.
  • Rối loạn tiêu hóa: cơn đau bụng xuất hiện dưới rốn và lan sang hai bên. Triệu chứng dễ nhận biết rối loạn tiêu hóa là thói quen đi tiểu, buồn nôn,đầy hơi, tiêu chảy…
  • Đau bụng kinh: Đối với phụ nữ, nếu có biểu hiện đau âm ỉ, đau nhói cùng bụng dưới , ngực căng, đâu đầu, mệt mỏi, chướng bụng, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, chân tay bủn rủn rất có thể bị đau bụng kinh.
  • Bệnh đại tràng: cơn đau do bệnh đại tràng thường xuất hiện dưới rốn, người bệnh có cảm giác muốn đi đại tiện hoặc tiểu tiện.Cơn đau thường biểu hiện sau khi ăn no, khi dùng các loại đồ ăn như rau sống, tiết canh, đồ cay, lạnh…
  • Bệnh vùng chậu: Bệnh viêm vùng chậu gây tổn thương ống dẫn trứng, buồng trứng, tử cung. Khi thấy xuất hiện đau bụng dưới rốn kèm với triệu chứng dịch âm đạo bất thường, mót tiểu,, đau khi quan hệ, rất có khả năng bạn bị đau vùng chậu.
  • Sỏi tiết niệu: Sỏi được hình thành âm thầm và lặng lẽ, chỉ được phát hiện khi bụng dưới xuất hiện cơn đau. Cơn đau đột ngột, dữ dội ở thắt lưng, lan xuống hạ vị đến bẹn đi kèm với tiểu rắt, tiểu buốt.

Để chắc chắn nhận biết được bệnh đau dạ dày, người bệnh nên theo dõi thêm các triệu chứng đi kèm như ợ nóng, ợ chua, buồn non và nôn, đầy bụng, khó tiêu… để chẩn bệnh chính xác.

II. Cách xử lý cơn đau dạ dày

Khi xác định được cơn đau do các bệnh lý dạ dày gây ra, để giảm nhanh cơn đau, người bệnh có thể áp dụng một trong những biện pháp sau:

Cách xử lý cơn đau dạ dày
Cách xử lý cơn đau dạ dày nên biết.

❂ Tạm dừng công việc, nằm bất động

Đối với những dạng đau thông thường, cơn đau âm ỉ nhưng không gây nguy hiểm, để hạn chế cơn đau, người bệnh nên tạm dừng công việc và hoạt động, nằm yên nghỉ một lúc. Bởi càng vận động, cảm giác đau càng tòi tệ hơn. Do đó, cách tốt nhất người là nằm im, thở đều để thư giãn và hạn chế cường độ đau bụng. Không nên ăn hoặc uống gì mặc dù đang đối để hệ tiêu hóa được nghỉ ngơi.

❂ Sử dụng một số biện pháp giảm đau

Để giải thoát cơn đau, người bệnh có thể áp dụng một số cách giảm đau ngay tại chỗ như chườm ấm bụng, uống nước muối ấm, dùng dầu gió thoa lên bụng và xoa nhẹ, uống một vài lát gừng, nhai vài lát cam thảo… Đây đều là những biện pháp giảm đau an toàn và hiệu quả.

Nếu cơn đau dữ dội,quặn thắt, người bệnh có thể uống thuốc giảm đau. Tuy nhiên, cách làm này không được khuyến khích vì gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến hệ cơ quan khác. Sau khi cơn đau thuyên giảm,người bệnh nên đi khám bác sĩ để kiểm tra sức khỏe và tình trạng bệnh.

❂ Đi khám bác sĩ

Bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra những vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe khi gặp các biểu hiện sau:

  • Cơn đau xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong ổ bụng, tái phát dai dẳng với mức độ ngày càng nặng hơn.
  • Người bệnh cảm thấy đau nhỏ vùng tại các vị trí vừa liệt kê.
  • Đau bụng, hoa mắt, thở gấp có thể kèm sốt cao.
  • Nôn ra máu, đi ngoài ra máu
  • Đối với trẻ em, trẻ quấy khóc liên tục, sốt cao, bỏ ăn, chướng bụng…

Khi gặp các vấn đề trên, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và phát hiện bệnh, từ đó có cách điều trị kịp thời.

❂ Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý

Cách tốt nhất để ứng phó với cơn đau về lâu về dài đó là xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Điều này giúp dạ dày khỏe mạnh, cơn đau vì vậy mà ít xuất hiện hơn.

  • Bệnh nhân không được phép sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
  • Ăn uống thanh đạm, ăn những loại thực phẩm mềm, dễ tiêu, tốt cho hệ tiêu hóa. Tránh những thực phẩm cay, nóng, cứng…
  • Khi ăn lưu ý ăn chậm, nhai kĩ để dạ dày không phải co bóp nhiều để tiêu hóa thức ăn, chia nhỏ bữa ăn, ăn uống đúng giờ.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, góp phần giúp dạ dày khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả.

Trên đây bài viết đã trình bày vị trí đau dạ dày thường gặp phải. Khi đã xác định được bệnh, có biện pháp giảm đau tạm thời, bệnh nhân nên đến bệnh viện để thăm khám và chẩn đoán chính xác bệnh, từ đó có biện pháp điều trị chính xác và kịp thời.

Tổng hợp: Trần Linh Chi

Thông tin hữu ích khác: Tổng hợp các bệnh về dạ dày thường gặp

Ẩn

Bình luận

  1. Kim dai trong Trả lời

    Xin chao . Toi thuong bi dau bung o phia tren gan suong suon thuyen xuyen . Lau lau bi dau quan toi k biet bi benh j

  2. Kim đại trọng Trả lời

    Xin chào . Tôi thừơng bị đau bụng ở phía trên ở gần sương sườn thường xuyên Lâu lâu bị đau quặn không biết là bị bệnh gì

    1. Phạm hữu anh Trả lời

      Xin chào bác sỹ dạo này e có biểu hiện hay bị nhói ở phần bụng phía trên bên phải thỉnh thoảng chị bị nhói cảm giác bụng khó chịu . Bsy cho e biết là bệnh gì ạ

  3. Cường Trả lời

    Xin chào bác sĩ 1 thời gian gần đây bụng em nó cứ đau thường đau lúc gần bữa Sáng ngủ dậy đau trưa đói lại đau tối cũng như vậy Vị trú đau của em nó nằm chính giữa bên dưới sương sườn em nghĩ em chắc bị đau dạ dày. Bác sĩ tư vấn cho em bới ?? Em cảm ơn!!

  4. Nguyễn nhi Trả lời

    em hay bi dau o phia tren hoăc ben trai dau neu an vao thi dau nhieu hon e hk biet bj j ak

  5. Thưa bác sỹ. Tôi được khám và xác định viêm loét hang vị từ rất lâu, tuy nhiên bản thân luôn cảm nhận ngoài việc đau bao tử còn tình trạng luôn đau ran ngực ở giữa xương ức (thực quản) giống như lá phổi dính xương, do đó thường phải ưởn ngực vặn vẹo đỡ đau hơn. Nói nhiều người không tin, những khi nôn ói nhiều sau khi say rượu không còn gì để nôn thì thấy người nhẹ nhỏm thoải mái hơn. Tình trạng này kéo dài gần 20 năm rồi. Rất muốn bác sỹ cho lời khuyên!

  6. Quyen Trả lời

    Chào bác sĩ ạ. Cho e hỏi. Dạo gần đây e hay cảm thấy rất xót ruột ( kiểu như ăn nhiều xoài cóc ổi). Dù buổi tối mới ăn cơm xong e cũng thấy xót. Ợ chua. Vị trí đau e cảm thấy là ngay phần giữa ngực xuống chút xíu thôi ạ. Ấn vô thấy đau hơn. Xin bác sĩ cho e lời khuyên. E cảm ơn.

  7. Nguyễn thị Như Mai Trả lời

    chào bác sĩ. dạo gần đây con bị đau bụng dưới xương sườn trái, sáng đau, trưa đau, tối đau, ăn no là đau. đau liên tiếp 3ngay không hết. bạn sĩ có thể cho em ý kiến và làm sao để thuyên giảm được không ạ. Cảm ơn bác sĩ

  8. le sy thanh Trả lời

    da thua bac sy,,,,,,,,,,,chau nam nay 28t,,,,,,,,,chau muon hoi bac sy xem chau bi mac benh gi ah………….ngay truoc be thi chau co di kham thi ngta noi chau bi benh duong ruot…………….nhung may thang tro ve day ko hieu sao bung chau hay dau o doan tren vung gan uc xuong gan duoi ron………….an com rat kho nuot…………luc an no cung buon non………..doi cung buon non……..chau de y co may lan di dai tien thi bi ra mau…………..chau mong bac sy tu van giup chau ……lieu co phai chau bi duong ruot ko hay la bi da giay ak….chau cam on

  9. tuananh Trả lời

    không biết là căn bệnh này không biết có cách nào chữa trị đoực không ạh bác sĩ e đang bị tình trạng này em cầu cho nó hết bị tình trạng này nữa ạh bác sĩ ơi giúp giùm em với bác sĩ em cám ơn bác sĩ rất nhiều ạh

  10. Hoa Kao Trả lời

    Loan san mach mau vung hang vi Dot dien bang Hot Biopshy Toi van con bi nong rat vung thuong vi Kham nhieu bsi va uong rat nhieu thuoc nhung khong het binh Xin bac si cho loi khuyen Chan thanh cam on

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *