Các bệnh dạ dày thường gặp như viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, nhiễm khuẩn Hp…luôn là nỗi ám ảnh và gây ra những ảnh hưởng tới sinh hoạt, sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bác sĩ Bùi Tiến Mạnh, làm việc tại Khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cho biết: số người mắc bệnh dạ dày tăng nhanh trong những năm gần đây. Hiện có 7% dân số Việt Nam mắc bệnh lý liên quan đến dạ dày. Vậy có những loại bệnh dạ dày nào? Nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng của chúng là gì? Có biện pháp nào để phòng tránh hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ thắc mắc trên.
I. Các bệnh về dạ dày đang có xu hướng tăng
Trong nhịp sống hiện đại, số người mắc bệnh dạ dày ngày càng tăng. Hằng năm, các bệnh viện trên toàn quốc đón nhận hơn hàng ngàn ca bệnh liên quan đến dạ dày. Trong đó, một số bệnh dạ dày đang có xu hướng tăng nhanh những năm gần đây là:
1. Viêm loét dạ dày tá tràng
Theo ước tính của Bộ y tế Việt Nam, cứ 10 người thì có đến 8 người bị bệnh viêm loét dạ dày. Đây là con số đáng cảnh báo về căn bệnh tiêu hóa này.
Để tránh bị axit và dịch vị tiêu hóa thức ăn tấn công, dạ dày có trang bị một lớp màng nhầy bao phủ. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, lớp màng nhầy này bị bào mòn, không còn khả năng bảo vệ dẫn đến niêm mạc dạ dày bị axit và dịch vị tấn công gây viêm, viêm lâu ngày sinh loét nên được gọi là viêm loét dạ dày. Khi vết loét có kích thước bằng hoặc lớn hơn 0.5 cm thì được xem là hoại tử niêm mạc dạ dày.
Tùy vào vị trí của vết loét dạ dày mà bác sĩ thường chẩn bệnh với những tên gọi khác như: viêm hang vị, viêm tâm vị, viêm bờ cong nhỏ dạ dày, viêm môn vị… Bệnh viêm loét dạ dày được chia làm hai phần chính, gồm:
- Loét mặt trong của dạ dày
- Loét tá tràng xảy ra ở phía trong, bên trên của ruột non (còn được gọi là tá tràng)
Viêm loét dạ dày có thể xảy ra ở bất ai, không phân biệt độ tuổi, giới tính. Khả năng mắc bệnh và biến chứng của người già cao hơn so với người trẻ tuổi. Trong cuộc sống hiện đại, căn bệnh này có xu hướng “trẻ hóa” do thói quen dùng thuốc, ăn uống và sinh hoạt không khoa học.
✪ Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày
Thủ phạm gây bệnh viêm loét dạ dày là:
- Do vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp): 80% người bị viêm loét dạ dày là do vi khuẩn Hp gây nên. Loại vi khuẩn này sống kí sinh trong môi trường dạ dày, tiết chất có khả năng phá hủy niêm mạc dạ dày dẫn đến hình thành vết loét.
- Do lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm không Steroid: Việc dùng các loại thuốc này thường xuyên để kiểm soát các bệnh khác có thể dẫn đến viêm loét dạ dày. Nguyên do bởi những loại thuốc này có chất kích ứng…
- Do căng thẳng kéo dài: Những người thường xuyên bị căng thẳng có nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày cao. Khi căng thẳng, cơ thể tiết ra nhiều axit Hcl tấn công và bào mòn niêm mạc dạ dày. Tình trạng này kéo dài tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng mãn tính.
- Do dùng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích: Trong thuốc lá chứa nicotin – chất này có tác dụng kích thích cơ thể tiết corsitol- tác nhân tăng nguy cơ viêm loét dạ dày. Ngoài ra, những đồ uống có cồn như bia, rượu kích thích axit tiết ra dịch vị tăng khả năng gây bệnh viêm loét dạ dày và một số bệnh nguy hiểm khác.
- Do chế độ ăn uống không hợp lý: Chế độ ăn uống không hợp lý cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày. Một số thói quen: vừa ăn vừa xem tivi, chơi điện thoại, ăn đêm, nhịn ăn sáng, ăn quá no đều khiến cho dạ dày làm việc quá sức, tăng nguy cơ viêm loét.
✪ Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét dạ dày
Tùy vào mức độ thương tổn mà bệnh viêm loét dạ dày có những biểu hiện khác nhau. Những triệu chứng viêm loét dạ dày dễ bắt gặp nhất là:
- Đau bụng âm ỉ, kéo dài
Đau bụng là biểu hiện của nhiều loại bệnh khác nha như đau ruột, đau bàng quang, tiết niệu… Tuy nhiên, nếu cơn đau xuất hiện tại vị trí quanh và trên rốn, đau âm ỉ, kéo dài vài giờ rồi thuyên giảm thì rất có khả năng đó là dấu hiệu viêm loét dạ dày.
- Buồn nôn và nôn
Khi bị viêm loét, dịch vị bên trong niêm mạc liên tục kích thích làm rối loạn nhu động ruột khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn và nôn.
- Ợ hơi, ợ chua, đầy bụng
Quá trình tiêu hóa thức ăn của những người bị viêm loét dạ dày sẽ lâu hơn người bình thường, đôi khi bị ứ đọng lai ở dạ dày. Khi đó, vi khuẩn có hại sẽ lên men làm biến đổi thức ăn, đồng thời tạo cảm giác đầy hơi chướng bụng. Lượng khí chướng tích tụ trong dạ dày không được giải phóng sẽ gây nên triệu chứng ợ hơi, ợ chua để giảm bớt áp lực cho dạ dày.
- Sụt cân
Sút cân nhanh, đột ngột là tình trạng dễ bắt gặp ở người bị viêm loét dạ dày. Nguyên do bởi dạ dày dày bị tổn thương nên không hấp thu hết dưỡng chất trong thức ăn nên không đáp ứng năng lượng cho hoạt động con người. Ngoài ra, cơn đau dạ dày xuất hiện dau khi ăn no cùng tạo trở ngại tâm lí, sơ ăn no sẽ còn đau hơn. Do vậy, người bệnh thiếu chất và sụt cân nhanh chóng.
2. Nhiễm vi khuẩn HP dạ dày
Vi khuẩn Hp là loại xoắn khuẩn, gram âm được tìm thấy trong mô dạ dày của bệnh nhân vào năm 1862. Chúng có khả năng sống được trong môi trường khắc nghiệt như dạ dày. Tại nơi đây, chúng sản sinh ra urease tấn công niêm mạc dạ dày, gây ra các bệnh dạ dày.
Theo thống kê, có hơn 50% dân số trên thế giới bị nhiễm khuẩn Hp. Theo ước tính, 80% người bị các bệnh dạ dày là do vi khuẩn Hp gây ra. Một khi vi khuẩn Hp tấn công, chúng có thể gây viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày… Điều đáng mừng là có thể tiêu diệt tận gốc vi khuẩn này nếu người bệnh tuân thủ theo phác độ điều trị vi khuẩn Hp.
✪ Triệu chứng nhiễm khuẩn Hp
Đa số những người bị nhiễm khuẩn Hp thường không có triệu chứng đặc trưng để nhận diện. Một số triêu chứng người nhiễm khuẩn Hp thường gặp phải là đau bụng. Cơn đau xuất hiện lúc dạ dày rỗng vào sáng sớm hoặc đêm khuya. Cơn đau lúc đầu âm ỉ như gặm nhấm, sau đó quặn thắt, dữ dội. Tình trạng trên có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ, có thể kéo dài hơn đến vài ngày. Ngoài ra, một số triệu chứng do nhiễm khuẩn Hp gây ra như: buồn nôn và nôn, ợ nóng, ợ chua, chán ăn… >> Tìm hiểu thêm: xét nghiệm vi khuẩn hp ở đâu
✪ Nguyên nhân nhiễm vi khuẩn Hp
Hiện nay, các nhà khoa học chưa xác định được nguyên nhân gây nhiễm khuẩn Hp ở dạ dày. Tuy nhiên, nhà khoa học cũng cảnh báo, nếu thực hiện những điều sau, nguy cơ nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày là rất cao.
- Nhiễm vi khuẩn Hp qua đường nước bọt
Hp là có thể lây lan từ người này sang người khác qua tiếp xúc. Chẳng hạn, dùng chung đồ cá nhân như bàn chải đánh răng, chén ăn cơm, ly uống nước… Hôn nhau cũng là cách lây nhiễm vi khuẩn hp từ người sang người.
- Vệ sinh không sạch sẽ
Nếu người bệnh không vệ sinh sạch sẽ mỗi khi đi ngoài, vi khuẩn Hp có thể lây nhiễm gián tiếp bằng dính qua tay và đi vào đường miệng. Vì vậy, bạn nên rửa tay bằng xà phòng để diệt khuẩn.
- Thức ăn không vệ sinh
Những loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, không vệ sinh như thức ăn lòng lề đường, thức ăn vỉa hè đều có thể khiến dạ dày bị tổn thương do vi khuẩn Hp tấn công.
3. Xuất huyết dạ dày
Viêm loét dạ dày cấp tính hay mãn tính nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách sẽ gây nên hiện tượng xuất huyết dạ dày. Xuất huyết dạ dày còn gọi là chảy máu dạ dày là tình trạng niêm mạc vết loét rỉ máu. Nếu không phát hiện kịp thời, bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
✪ Triệu chứng bệnh xuất huyết dạ dày
Người mắc bệnh xuất huyết dạ dày thường có một số biểu hiện như sau:
- Đi ngoài phân đen hoặc phân có lẫn máu
Người bị xuất huyết dạ dày khi đi ngoài phân có lẫn mày đen, có mùi tanh, đôi khi kèm máu. Tuy nhiên, nếu như chỉ bị xuất huyết nhẹ, mắt thường sẽ khó phân biệt được vì lượng máu khá ít, không thay đổi màu sắc của phân. Trường hợp máu chảy nhiều do bị giãn nở tĩnh mạch ở thực quản, phân có lẫn máu màu đỏ tươi.
- Đau tức vùng thượng vị:
Đây là triệu chứng hầu như người bị bệnh dạ dày đều trải qua. Khi bị xuất huyết dạ dày, bệnh nhân xuất hiện cảm giác đau dữ dội vùng thượng vị. Cơn đau nhanh chóng kan rộng ra toàn bụng, người bệnh cảm thấy người mệt mỏi, toát mồ hôi.
- Buồn nôn, nôn ra máu
Buồn nôn và nôn ra máu là biểu hiện dễ nhận biết nhất khi bị xuất huyết dạ dày. Máu nôn có màu nâu hồng hoặc đỏ tươi lẫn với thức ăn. Sau khi nôn, người bệnh thấy váng đầu, giọng lợm đi. Một thời gian sau, máu nôn có màu nâu, vón cục như bã cà phê đi kèm với mùi tanh nồng. Trường hợp chảy máu do giãn nở tĩnh mạch ở thực quản sẽ khiến máu nôn có màu đỏ tươi. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp không nôn ra máu mà đi ngoài ra máu.
- Choáng váng, suy nhược cơ thể do thiếu máu
Tình trạng xuất huyết dạ dày dù nặng hay nhẹ đều khiến người bệnh choáng váng, chóng mặt, mệt mỏi, suy nhược do thiếu máu. Trường hợp mất máu cấp tính khiến da bệnh nhân xanh tái, người vả mổ hôi, khó thở, co giật…
✪ Nguyên nhân gây bệnh xuất huyết dạ dày
Viêm loét dạ dày mãn tính hay cấp tính không được điều trị kịp thời khiến cho vết loét ngày mở rộng về phạm vi và nới rộng về kích thước. Điều này là nguyên nhân trực tiếp gây hiện tượng xuất huyết dạ dày.
Những yếu tố như rượu bia, chất kích thích, căng thẳng kéo dài khiến cho bệnh viêm loét trở nặng, đây cũng chính là tác nhân gây xuất huyết dạ dày.
Ngoài ra, những người có tiền sử mắc bệnh như xơ gan, xuất huyết giảm tiểu cầu, suy tủy xương, bệnh máu chậm đông, ung thư dạ dày đều có nguy cơ xuất huyết dạ dày.
4. Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là tình trạng tế bào ung thư nằm trong dạ dày phát triển, bệnh hết sức nguy hiểm và có thể gây tử vong cao (chỉ đứng sau ung thư phổi). Việc trị bệnh ung thư dạ dày thường đạt hiệu quả không cao vì rất khó phát hiện bệnh sớm vì các triệu chứng bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường không rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn với bệnh đường tiêu hóa khác.
Theo các chuyên gia y học, bệnh ung thư dạ dày có thể được chia thành 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 0: vào thời kì đầu của bệnh, tế bào ung thư đươc phát hiện ở vùng niêm mạc dạ dày. Người ta còn gọi là giai đoạn ung thư biểu mô.
- Giai đoạn 1: Lúc này, tế bào ung thư bắt đầu xâm lấn lớp thứ hai trên thành dạ dày, ở bên dưới niêm mạc. Giai đoạn này chưa gây nguy hiểm gì cho cơ thể, do đó sẽ không có quá nhiều dấu hiệu để nhận biết.
- Giai đoạn 2: Còn được gọi là ung thư dưới cơ, tế bào ung thư dạ dày đã xâm lấn qua niêm mạc.
- Giai đoạn 3: Khi ung thư dạ dày đã chuyển sang giai đoạn 3, các tế bào ung thư bắt đầu lan rộng đến các hạch bạch huyết và các cơ quan lân cận. Ở giai đoạn này, các triệu chứng đã biểu hiện cụ thể. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bệnh đã chuyển nặng hơn rất nhiều.
- Giai đoạn cuối: Lúc này, các tế bào ung thư đã lây lan khắp nơi trên cơ thể, tỉ lệ sống sót của bệnh nhân là rất thấp.
Ung thư dạ dày là bệnh lý về dạ dày khó chẩn đoán và phát hiện sớm. Tỉ lệ nam mắc bệnh nhiều hơn nữ. Hằng năm, ung thư dạ dày cướp đi sinh mạng của hơn 800.000 triệu người trên thế giới. Vì thế, sẽ không bao giờ thừa khi mỗi người trang bị thêm kiến thức về căn bệnh này.
✪ Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày khiến cho nhiều người cảm thấy đau đớn. Tuy nhiên, giai đoạn đầu ung thư dạ dày lại không có nhiều biểu hiện rõ rệt và đặc trưng để phân biệt với rói loạn tiêu hóa, các bệnh lý dạ dày khác…vì vậy mà dễ bị bỏ qua. Do đó, khi phát hiện những dấu hiệu sau, tuyêt đối không được chủ quan:
- Nôn mửa hoặc đi ngoài ra máu
Nôn mửa có thể là dấu hiệu của bệnh khác như viêm ruột, viêm đại tràng. Tuy nhiên, nếu bạn đi ngoài ra máu, máu có màu đen hoặc đỏ, đó là kết quả của quá trình enzym hoạt động. Khi nôn mửa, máu có màu như bã cà phê hoặc máu đỏ tươi, có lẫn kèm với thức ăn.
- Sự thèm ăn bộc phát
Người bị ung thư dạ dày thường thấy đói và thèm ăn nhiều thứ nhưng khi vừa ăn lại có cảm giác no, chán ăn nhanh chóng. Tiến sĩ Sarpel gọi tình trạng trên là “sự trầm cảm sớm” và cho biết đây là dấu hiệu bệnh ung thư dạ dày.
- Tổn thương bên trong không gây đau thường xuyên
Bệnh nhân bị ung thư dạ dày thường cảm thấy đau “râm ran” vùng bụng giữa. Tuy nhiên, triệu chứng trên không diễn ra liên tục mà tái xuất hiện 2 tuần sau đó.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
Giống như một số bệnh tiểu đường tuýp 1, bệnh Crohn (viêm ruoott), bệnh Addison( suy tuyến thượng thận)…, ung thư dạ dày cũng là một trong những tác nhân gây sụt cân nhanh chóng ở người.
- Ợ nóng, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón
Những người bị bệnh ung thư dạ dày có thể bắt gặp một số triệu chứng như: tiêu chảy, táo bón, ợ nóng, ợ chua…Tuy nhiên, những biểu hiện trên là đặc trưng của bệnh dạ dày khác như: viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày…Ngoài ra, người bị ung thư dạ dày thường có cảm giác chướng bụng do sự phát triển về kích thướt của khối u.
Giai đoạn cuối là thời điểm các biểu hiện ung thư dạ dày được biểu hiện đồng loạt. Ngoài những triệu chứng như trên, người bệnh còn bắt gặp một số triệu chứng sau:
- Đau cấp tính: Cơn đau khởi phát với cường độ dữ dội báo jieeuj các mô, tế bào bị thương tổn trầm trọng. Lúc này, dùng thuốc giảm đau thông thường hoàn toàn vô hiệu.
- Nôn mửa liên tục: Lúc này, người bệnh thường xuyên xuất hiện cảm giác buồn nôn và muốn nôn. Nguyên do bởi dạ dày bị các khối u chèn ép hoặc cũng có thể do tâm lý sợ hãi, tác dụng phụ của thuốc điều trị gây nên.
- Tiêu chảy: Người bệnh liên tục bị táo bón do mất nước, cơ thể mệt mỏi, tác dụng phụ của thuốc giảm đâu hoặc người bệnh cũng có bị tiêu chảy do chức năng chuyển hóa trong cơ thể bị rối loạn trong quá trình dùng thuốc theo phác độ điều trị bệnh. Chất lượng cuộc sống giảm sút. Ngoài việc hứng chịu haaujq ủa do bệnh ung thư gât ra, người bệnh còn phải đối mặt với tác dụng phụ của thuốc điều trị. Càng về sau, hệ miễn dịch ngày càng suy yếu khiến cho tê sbaof ung thư nhân lên và lây lan nhanh chóng gây khó khăn cho việc trị bệnh.
✪ Nguyên nhân gây ung thư dạ dày
Hiện tại, y học chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh ung thư dạ dày, nhưng đã chỉ ra một số yếu tố liên quan đến bệnh như:
- Do vi khuẩn Hp: Theo các nhà khoa học, bệnh ung thư dạ dày do một loại vi khuẩn tên Hp gây nên. Vi khuẩn này khu trú tại khu vực niêm mạc dạ dày, có thể lây qua đường nước ngọt, phân. Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra việc loại trừ vi khuẩn Hp có thể giảm 40% nguy cơ gây bệnh ung thư dạ dày.
- Do chế độ và thói quen ăn uống: Chế độ ăn uống thiếu rau xanh, ăn nhiều đồ hun khói, nước, đồ chiên, rán… làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Sử dụng nhiều chất gây hại cho dạ dày: như thuốc lá, rượu, bia, đồ uống có cồn… Những loại thực phẩm này làm tiêu chất nhầy bảo vệ da, biến đổi tế bào dễ dẫn đến bệnh ung thư dạ dày.
- Do yếu tố di truyền: nếu như trong gia đình có bố mẹ bị bệnh ung thư dạ dày thì khả năng con cái bị bệnh rất cao.
- Viêm dạ dày mãn tính.
- Do nhóm máu: những người mang nhóm máu A khả năng mắc bệnh cao hơn.
- Môi trường sống: người bệnh sống trong môi trường bị ô nhiễm, tiếp xúc với hóa chất, chất phóng xạ độc hại cũng có thể gây bệnh ung thư dạ dày.
II. Cách phòng ngừa các bệnh về dạ dày
Để không mắc những bệnh lý về dạ dày như trên, người bệnh cần tuân thủ một số điều sau:
1. Hạn chế dùng thuốc giảm đau:
Thuốc giảm đau là một trong những các tác nhân gây bệnh đau dạ dày vì chúng kìm hãm niêm mạc dạ dày sản xuất chất nhầy để bảo vệ thành dạ dày, gây nenen tình trạng viêm loét, xuất huyết dạ dày rất nguy hiểm.
Do đó, khi cơ thể xuất hiện cơn đay đầu, đau lưng, đau cơ, đau bụng kinh… tránh lạm dụng thuốc giảm đau để xoa dịu cơn đau mà nên thay bằng một số biện pháp ít gây tổn hại đến dạ dày.
2. Tránh xa đồ ăn cay, nóng, đồ uống có cồn, chất kích thích
Hạn chế đồ ăn có vị chua, đồ ăn cay nóng, đồ ăn ngâm muối như cóc, xoài, chanh…vì chúng kích thích niêm mạc dạ dày tiết nhiều axit gây bệnh viêm loét dạ dày. Các nhà nghiên cứu chỉ ra, thức ăn chứa nhiều nitrates và nitrites không có lợi cho dạ dày nên cần được hạn chế.
Ngoài ra, rượu, bia, đồ uống có cồn cũng gây tác động tiêu cực đến dạ dày nên cần được hạn chế tối đa. Thay vào đóm người bệnh nên uống nhiều nước, bổ sung đầy đủ vitamin và các loại khoáng chất thiết yếu để tăng sức đề kháng cho dạ dày, giúp dạ dày làm việc hiệu quả.
3. Xây dựng thói quen ăn uống khoa học
Người bệnh cần ăn uống hợp vệ sinh để hạn chế tối đa vị khuẩn xâm nhập gây các bệnh lý về dạ dày.
Bên cạnh đó, người dùng cần ăn chậm, nhai kĩ để giúp dạ dày làm việc bớt “cực” hơn. Cố gắng thư giãn trong bữa ăn để hoạt động tiêu hóa diễn ra hiệu quả.
Xây dựng thói quen ăn uống điều độ: ăn đúng giờ, không bỏ bữa, nhất là bữa ăn sáng, hạn chế ăn khuya.
4. Hạn chế căng thẳng
Căng thẳng kéo dài khiên cho axit trong dạ dày tiết nhiều hơn thông thường. Tình trạng trên kéo dài dễ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh dạ dày. Vì thế, cần hạn chế căng thẳng, sống lạc quan để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh dạ dày.
Một số biện pháp giảm căng thẳng hiệu quả như hít môt hơi thật sâu, chậm khi mệt mỏi, tập yoga, thể dục, thiền đọc sách, bơi lội hoặc đi du lịch sẽ giúp giảm căng thẳng, có được tinh thần lạc quan, vui vẻ.
Trên đây là một số thông tin về các bệnh dạ dày thường gặp. Để tránh mắc bệnh trên, mỗi người cần tự ý thức xây dựng cho mình chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, đi thăm khám sức khỏe định kì để phát hiện bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời. Chúc các bạn khỏe mạnh!
Tổng hợp: Thanh Thanh
Thông tin hữu ích khác: Bệnh đau dạ dày mãn tính có chữa được không?
Nghiêm trọng hơn cả loét dạ dày là bện gì ạ
Tôi bị đau lâm râm vùng quanh rốn và thậm chí đau ra phía sau lưng. Mệt mỏi, chán ăn. Đầy bụng và ợ hơi. Có tiền sử xung huyết hành tá.tràng. tôi phải làm sao?
tối ăn không tiêu ngủ không được còn nhịn đói cũng ngũ không được giúp em vs