Táo bón là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, song khi trẻ bị táo bón nhiều bậc phụ huynh lại tỏ ra lo lắng thái quá và trở nên lúng túng trong không biết xử lý như thế nào. Nhiều ông bố bà mẹ lầm tưởng chỉ khi trẻ vào độ tuổi ăn dặm, cơ thể thiếu nước, thiếu vitamin hoặc chất xơ thì mới xảy ra hiện tượng này, nhưng trên thực tế trẻ vẫn có thể bị táo bón do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh
Có 3 nguyên nhân chính gây táo bón ở trẻ nhỏ mà các bậc phụ huynh cần biết:
– Một là, do những tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa, loại này khá hiếm gặp chỉ chiếm 5% trong tổng số nguyên nhân gây táo bón, do các dị tật bẩm sinh như: phình to đại tràng, bệnh suy giáp trạng,… trẻ mắc bệnh này có nguy cơ cao bị táo bón sớm ngay sau khi sinh.
– Hai là, trẻ bị trĩ, nứt hậu môn… khiến việc đi ngoài bị đau làm hậu môn co thắt. Nguyên nhân có thể do những sai lầm trong chế độ ăn uống như: uống quá ít nước khiến cơ thể thiếu nước, ăn ít chất xơ trong rau xanh, quả chín, ăn quá nhiều chất đạm, uống sữa pha quá đặc, trẻ uống sữa bò cũng dễ bị táo bón hơn so với trẻ dùng sữa mẹ, mẹ bị táo bón cho con bú sữa mẹ cũng tăng nguy cơ mắc táo bón ở trẻ…
– Ba là, trẻ bị giảm trương lực ruột do mắc một số bệnh như: suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu hoặc do dùng thuốc kháng sinh giảm ho có chứa codein…Trẻ lớn hơn, bị táo bón có thể do ảnh hưởng từ yếu tố tinh thần như nhịn đi đại tiện vì sợ bẩn, ngại đi đại tiện hoặc do không luyện thói quen đi ngoài đúng giờ.
THÔNG TIN THÊM:
(cho trẻ kết thân với rau xanh, thực phẩm giàu chất xơ để ngừa táo bón)
Cần làm gì khi trẻ bị táo bón?
– Một trong những nguyên nhân gây táo bón ở trẻ đến từ lượng nước uống trong ngày quá ít, không đủ để cơ thể thực hiện hoạt động trao đổi chất. Do đó, biện pháp khắc phục hiệu quả nhất khi trẻ bị táo bón là nên tích cực bù nước cho trẻ. Hãy bắt đầu một ngày mới của trẻ với một ly nước lọc khi trẻ vừa thức dậy.
– Cho trẻ dùng 2 muỗng canh đường mỗi đêm trước khi ngủ, trẻ cũng có thể uống kèm với sữa nếu trẻ thích.
– Cho trẻ ăn nhiều trái cây chín như chuối, đu đủ chín… mỗi ngày để hệ tiêu hóa của trẻ làm việc tốt hơn, giúp trẻ dễ đi ngoài hơn.
– Nước ép bắp cải cũng được xem là khắc tinh của chứng táo bón ở trẻ nhỏ. Mỗi ngày 2 lần, chỉ cần ép lấy nước bắp cải và cho trẻ dùng, đại tiện của trẻ sẽ dễ dàng hơn.
– Pha nước muối cho trẻ uống, cho 1/4 muỗng cafe muối Epsom hòa với 1/2 cốc nước lạnh. Mo6i4 ngày 2 lần, cho trẻ dùng sau bữa cơm 30 phút.
– Một ly nước ép táo cũng rất hiệu quả trong việc điều trị chứng táo bón ở trẻ.
– Nước chanh muối ấm vào mỗi sớm là cách tuyệt vời để ngăn chặn chứng táo bón ở trẻ. Đây là cách trị táo bón nhanh chóng được khá nhiều mẹ tin dùng áp dụng.
– Tập cho trẻ kết thân với các loại rau quả xanh, tươi mát, thực phẩm giàu chất xơ… vào chế độ ăn hằng ngày. Chúng có tác dụng nhuận tràng và hỗ trợ việc đại tiện ở trẻ diễn ra dễ dàng hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!