Phụ Nữ Mang Thai Bị Đau Dạ Dày Cần Lưu Ý Những Gì?

Mang thai khiến phụ nữ đối mặt với nhiều biến đổi về tâm, sinh lý. Bị đau dạ dày khi mang thai càng khiến các bà bầu lo lắng hơn vì bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn có thể đe dọa đến nguồn dinh dưỡng và sự phát triển của thai nhi.

Vậy, phụ nữ đang mang thai bị đau dạ dày cần lưu ý điều gì? Dưới đây bác sĩ Hà Thị Thu Trang, nguyên Trưởng khoa Nội tiêu hóa, bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội sẽ lưu ý bà bầu cách chăm sóc sức khỏe trong suốt thai kì, tránh để bệnh chuyển nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

đau dạ dày khi mang thai phải làm sao
Phụ nữ mang thai bị đau dạ dày cần lưu ý những gì?

Phụ nữ bị đau dạ khi mang thai cần lưu ý những gì?

Khi mang thai, cơ thể của phụ nữ có nhiều biến đổi về sinh lý, nội tiết, thường dễ mắc bệnh hơn thông thường, phổ biến nhất là bệnh đau dạ dày. Sở dĩ, phụ nữ đang mang thai bị đau dạ dày là vì:

  • Do tâm sinh lý: Phụ nữ mang thai thường hay lo lắng, suy nghĩ quá nhiều khiến cho sức đề kháng suy giảm, làm tăng yếu tố tấn công.
  • Do chế độ ăn uống: Ăn uống đúng cách, thói quen ăn uống không khoa học là một trong những nguyên nhân gây bệnh đau dày ở phụ nữ mang thai.
  • Do cấu tạo cơ thể: Khi mang thai, thai nhi sẽ ngày càng phát triển khiến cho cổ tử cung bị đẩy lên cao hơn, khiến cho vị trí của dạ dày cũng thay đổi theo. Điều này dẫn đến thức ăn trong dạ dày bị ứ đọng, khó tiêu, lâu dần hình thành bệnh lý về dạ dày.

Mang thai khiến cho thân thể người phụ nữ đã nặng nề, cộng thêm cảm giác khó chịu khi ăn, cảm giác đau tức thượng vị có thể khiến cho chị em nữ giới buồn bực, khó chịu, kém tập trung… Tình trạng trên kéo dài có thể gây suy nhược, sinh non, thai nhi yếu ớt, kém phát triển.

✎ Vậy, phụ nữ bị đau dạ dày khi mang thai cần lưu ý điều gì?

Phụ nữ bị đau dạ dày khi mang thai cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho khoa học, lành mạnh, đặc biệt cần cẩn trọng trong việc dùng thuốc điều trị.

1. Thận trọng khi dùng thuốc

Nếu như chưa điều trị bệnh đau dạ dày dứt điểm trước khi mang thai, bệnh sẽ trở nặng hơn trong suốt thai kì. Những triệu chứng: ợ nóng, ợ chua, đau tức vùng thượng vị sẽ xuất hiện thường xuyên khiến cho các bà bầu vô cùng khổ sở và mệt mỏi.

đau dạ dày khi mang thai phải làm gì
Phụ bị bị đau dạ dày khi mang thai cần thận trọng dùng thuốc để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

Để khắc phục các triệu chứng trên, thuốc là cách nhanh nhất. Tuy nhiên đây cũng là con dao hai lưỡi vì một mặt, thuốc có thể giúp người mẹ thoát khỏi triệu chứng bệnh nhanh chóng, nhưng thuốc cũng có thể tác động tiêu cực đến thai nhi, tăng khả năng dị tật, quái thai.

Theo bác sĩ Hà Thị Thu Trang, 3 tháng đầu thai kì là giai đoạn vô cùng quan trọng, đặt nền móng cho toàn bộ sự phát triển của thai nhi, thai nhi sẽ bắt đầu hình thành các cơ quan miệng, mắt, dạ dày, lồng ngực… do đó, các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ mang thai tránh dùng thuốc điều trị trong trong giai đoạn này. 3 tháng tiếp theo thai nhi bắt đầu ổn định, có thể dùng thuốc nhưng cần tuân thủ nghiêm ngặt lời khuyên của bác sĩ. 3 tháng cuối thai nhi gần hoàn thiện, nhưng nhau thai mỏng đi nhiều, nếu dùng thuốc điều trị trong giai đoạn này có thể khiến cho thuốc thấm ồ ạt vào nhau thai, ảnh hưởng đến thai nhi.

Nói như vậy không có nghĩa là phụ nữ mang thai không được dùng thuốc điều trị. Nếu như cơn đau dạ dày thường xuyên xuất hiện, người bệnh nên thăm khám bác sĩ, thông qua một số xét nghiệm, nội soi, bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng thương tổn ở dạ dày và mức độ phát triển ở thai nhi để kê thuốc chữa trị phù hợp.

Thông thường, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng axit. Nếu bệnh không thuyên giảm, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc kháng thụ thể H2. Đây là 2 loại thuốc phụ nữ đang mang thai có thể dùng được.

Trong quá trình dùng thuốc chữa trị, phụ nữ mang thai tuyệt đối tuân theo nguyên tắc, chỉ dẫn của bác sĩ: dùng đúng thuốc, liều lượng và uống đúng giờ. Một số thuốc chữa đau dạ dày thuộc nhóm Metronidazol và Tetracylin chống chỉ định cho phụ nữ bị đau dạ dày khi mang thai, do đó bạn cần lưu ý.

2. Chế độ ăn uống rất quan trọng

Đối với phụ nữ mang thai, chế độ ăn uống vô cùng quan trọng. Ăn uống hợp lí không chỉ giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cả mẹ và bé mà còn hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa triệu chứng bệnh đau dạ dày tái phát trong suốt thai kì.

Thông thường, phụ nữ mang thai cần bổ sung các loại thực phẩm giúp dạ dày tăng cường chất bảo vệ niêm mạc, đồ ăn mềm, dễ tiêu, đồ ăn giúp giảm viêm, giảm đau hiệu quả. Đồng thời, tránh những loại thực phẩm gây kích ứng niêm mạc dạ dày.

Ăn uống hợp lí giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết yếu, hỗ trợ điều trị bệnh, ngừa triệu chứng bệnh đau dạ dày tái phát trong suốt thai kì.

# Phụ nữ mang thai nên ăn gì?

  • Thực phẩm giàu probiotic: Phụ nữ mang thai nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều probiotic như sữa chua, bắp cải vì chúng có công dụng giúp bổ sung vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh hơn.
  • Đạm dễ tiêu: Một số món đạm dễ tiêu có trong thịt gà, cá (ca sthu, các hồi, cá trích, cá mòi…) sẽ giúp sản sinh ra prostaglandin – chất có tác dụng bảo vệ lớp lót niêm mạc dạ dày, đồng thời giúp giảm áp lực lên dạ dày trong quá trình tiêu hóa thức ăn.
  • Trái cây và rau quả: Các bà mẹ nên bổ sung nhiều loại hoa quả chứa nhiều vitamin A, B và chất chống oxy tăng miễn dịch như: nho, dâu, chuôi, anh đào, táo; các loại rau như: rau chân vịt, bông cảu xanh, củ cải… rất tốt cho dạ dày.
  • Thực phẩm trung hòa axit dạ dày: Thủ phạm khiến cho bệnh dạ dày trở nặng thêm đó là axit. Axit dư thừa sẽ bào mòn niêm mạc dạ dày khiến tình trạng viêm loét trở nên trầm trọng hơn. Chính vì thế, người bệnh cần bổ sung một số thực phẩm trung hòa axit gồm: sữa, bánh mì, yến mạch, ngũ cốc…
  • Thực phẩm kháng viêm:  Gừng, tỏi, … sẽ là những thực phẩm tốt trong việc hỗ trợ giảm viêm, loét ở niêm mạc dạ dày.

# Phụ nữ mang thai nên kiêng gì?

  • Các loại hoa quả chua: trái cây có múi như cam, quýt, chanh, khế, sấu, mơ…
  • Thực phẩm lên men: dưa muối, cà muối, hành muối, bắp cải muối chua…
  • Thực phẩm đóng hộp: Thịt hộp,cá hộp, dăm bông, thịt xông khói… có chứa chất bảo quả cùng một số phụ gia khác không tốt cho dạ dày. Do đó, các bà bầu cần hạn chế những món trên khỏi thực đơn của mình.
  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ: các món chiên, rán nhiều dầu mỡ làm gia tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa, người bệnh cần hạn chế.
  • Đồ ăn cay, nóng: Phụ nữ mang thai cần tránh một số món ăn cay, nóng gây tổn hại cho niêm mạc dạ dày như tiêu, ớt…
  • Đồ uống chứa chất kích thích: Một số loại đồ uống chứa chất kích thích: rượu, bia, đồ uống có ga cần được cấm tiệt vì chúng kích thích niêm mạc dạ dày tiết nhiều axit hơn.
  • Đồ ăn thô, cứng: Hoa quả sấy, lương khô, cà, măng, hẹ đều là những thực phẩm cứng, khó tiêu, khi dung nạp vào cơ thể quá nhiều có thể khiến cho tình trạng viêm, loét ở dạ dày ngày càng nghiêm trọng hơn.

Tham khảo thêm:Người bệnh đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì, uống thuốc gì tốt nhất?

3. Ăn uống đúng cách

Bên cạnh chọn lựa cho mình một chế độ dinh dưỡng tốt cho bà bầu bị đau dạ dày khi mang thai, các bà mẹ còn phải xây dựng cho mình một  thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học.

bị đau dạ dày khi đang mang thai
Các bà bầu bị đau dạ dày khi mang thai phải xây dựng cho mình một  thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học.
  • Các bà bầu nên ăn uống từ tốn, không nên ăn quá nhanh và quá no vì điều này sẽ khiến dạ dày căng phồng, sản sinh nhiều axit  gây hại cho dạ dày. Thay vào đó, các mẹ bầu cần ăn chậm, nhai kĩ vì enzym trong nước bọt có thể giúp tiêu hóa thức ăn, giảm áp lực cho dạ dày.
  • Nên chia bữa ăn lớn thành những bữa ăn nhỏ để giảm áp lực cho dạ dày.
  • Không nhịn đói, bỏ bữa, không ăn quá giờ.
  • Tránh vận động mạnh sau mỗi bữa nưng nhưng cũng không nên nằm ngay sau khi ăn. Các chị em mang thai nên có một số động tác vận động nhẹ nhàng như đi dạo để hỗ trợ quá trình làm rỗng dạ dày diễn ra nhanh hơn.
  • Phụ nữ mang thai không nên uống nước trước, trong và sau khi ăn vì nước có thể làm loãng dịch vị axit trong dạ dày, có thể khiến cho quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên trì trệ hơn.
  • Khâu chế biến thực phẩm cũng vô cùng quan trọng. Tốt nhất các bà mẹ nên ăn các món hấp, luộc, ninh và hạn chế món chiên, xào nhiều dầu mỡ.

3. Sinh hoạt lành mạnh

Yếu tố cuối cùng nhưng không kém quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh đau dạ dày tái phát trong suốt thai kì mà phụ nữ cần lưu ý đó là cần tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh. Cụ thể:

bị đau dạ dày khi mang thai
Phụ nữ cần lưu ý đó là cần tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh trong suốt thai kì
  • Thức khuya, mất ngủ, căng thẳng kéo dài đều là những nguyên nhân gây đau dạ dày  khi mang thai. Chính vì thế, các bà bầu cần giữ tâm thế thoải mái, tránh nghĩ ngợi nhiều hay làm việc quá sức vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
  • Chỉ cần một chút xáo trộn trong đồng hồ sinh học cũng có thể khiến cho mẹ bầu thêm mệt mỏi và trì trệ. Giờ ngủ lý tưởng cho phụ nữ mang thai từ 9 giờ tối,  thời gian ngủ nên kéo dài khoảng 8 tiếng đồng hồ để cơ thể có thể tái tạo năng lượng cho ngày hôm sau.
  • Phụ nữ bị đau dạ dày khi mang thai nên dành thời gian để thư giãn, điều hòa, cân bằng cơ thể bằng những bộ môn lành mạnh, tốt cho bà bầu như tập yoga, thiền, đi bộ…

Bị đau dạ dày khi mang thai là bệnh không hiếm gặp ở nữ giới. Đối với những người có tiền sử đau dạ dày, cần cẩn thận lúc bệnh tái phát. Các mẹ bầu cần đặc biệt cẩn trọng trong việc dùng thuốc điều trị vì thuốc có thể thấm qua nhau thai, ảnh hưởng đến trẻ sơn sinh. Ngoài ra, bạn cần áp dụng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để hỗ trợ điều trị bệnh và ngăn bệnh tái phát trong suốt thai kì. Hy vọng thông tin trên hữu ích đến bạn. Chúc các mẹ bầu sớm thoát khỏi triệu chứng do bệnh đau dạ dày gây nên.

Tổng hợp: Ngân Hoàng

Bạn đọc có thể tham khảo thêm:

Ẩn

Bình luận

  1. lê thị ánh tuyết Trả lời

    bác sĩ ơi, em bị đau dạ dày trong tháng gần cuối, mỗi lần đi lại thì lại đau, đi khám bác sĩ gần nhà thì bảo em không nên đi lại nhiều, nhưng cổ tử cung em chưa mở…vậy em có nên làm như thế nào ạ bác sĩ :((((

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *