Vi khuẩn HP thường nhiễm vào dạ dày và chúng chính là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày và căn bệnh ung thư dạ dày nguy hiểm. Vì vậy, nhận biết sớm dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP sẽ giúp bạn có hướng chủ động trong việc phòng ngừa cũng như khắc phục bệnh hiệu quả.
Helicobacter Pyloric hay còn gọi là vi khuẩn HP là một loại xoắn khuẩn, gram âm khá phổ biến sống trong đường tiêu hóa và chúng thường có xu hướng tấn công lớp niêm mạc dạ dày gây ra các vết loét ở ruột non và dạ dày.
Vi khuẩn HP được tìm thấy năm 1982 bởi hai nhà bác học người Úc (Robin Warren và Barry Marshall ) với tên ban đầu là Campylobacter pylori. Chúng được các nhà khoa học khẳng định là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày (10% người bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP) và tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư dạ dày (1 – 3 %).
11 dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP ở hầu hết người mắc phải
Hầu hết mọi người bị nhiễm vi khuẩn Hp đều không có dấu hiệu bất thường nào. Tuy nhiên, một số khác thỉnh thoảng lại xuất hiện các triệu chứng như ợ hơi, đầy hơi, buồn nôn,.. và những ai nhiễm trùng nghiêm trọng hơn thường bị đau bụng, nôn có khi ra máu, cơ thể mệt mỏi,… Với 11 dấu hiệu sau đây sẽ giúp bạn nhận định rõ hơn về dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP.
1/ Đau rát vùng thường vị
Nếu chẳng may bạn bị nhiễm vi khuẩn HP khả năng đau rát ở vùng thượng vị khó có thể tránh khỏi. Đây là dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP điển hình mà hầu hết ai cũng mắc phải. Cơn đau mang tính chu kỳ, đau âm ỉ hay đau dữ dội ngay giữa vùng trên rốn và dưới mỏm xương ức.
Thường cơn đau kéo dài vài giờ hoặc vài ngày và có thể lan rộng ra vùng sau lưng, có thể đau bên trái hay bên phải. Người bệnh sẽ gặp tình trạng đau nhức này ngay sau khi ăn xong và dễ thấy rõ nhất cơn đau thường xảy ra vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ, trằn trọc. Nếu hiện tượng này xảy ra trong thời gian dài có thể gây mất ngủ kinh niên và dẫn đến suy nhược cơ thể.
2/ Thường bị đau dạ dày khi đói
Một trong những dấu hiệu nhiễm vi khuẩn Hp không thể không kể tới đó là bị đau dạ dày khi đói. Người bệnh sẽ thường xuyên xuất hiện các triệu chứng đau dạ dày như đau bụng âm ỉ, đầy bụng, khó tiêu,… nhất là vào lúc đói.
Khi đói, dạ dày trống rỗng nhưng các chức năng co bóp và chuyển hóa thức ăn của dạ dày vẫn tiếp tục làm việc. Đồng thời, lượng acid dịch vị trong dạ dày được điều tiết để thấm và phân hủy nhưng không có thức ăn. Chính vì điều này, dẫn đến hiện tượng acid trong dạ dày gây ra các triệu chứng trào ngược, đầy bụng,…
Bên cạnh đó, vi khuẩn HP sống trong dạ dày lại thúc đẩy sản sinh acid nhiều hơn mức bình thường, gây dư thừa acid làm tăng hiệu ứng ăn mòn niêm mạc dạ dày, gây ra các vết viêm loét và gây đau dạ dày.
3/ Buồn nôn ngay cả khi đói
Khi bạn quá no, chức năng tiêu hóa của dạ dày sẽ bị suy kém và chậm trễ dẫn đến tình trạng đầy bụng. Lúc này, dạ dày sẽ chịu một lực tác động lên khoang bụng gây nôn và buồn nôn. Tuy nhiên, đối với một số người có dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP lại có triệu chứng buồn nôn ngay cả khi đói.
Ngay cả khi trong bụng bạn không có gì, acid dạ dày vẫn được tiết ra bởi sự kích thích của vi khuẩn HP, gây ra sự dư thừa acid và tạo khí. Lúc này, khí và lượng acid này sẽ được đẩy ra ngoài theo đường thực quản rồi lên miệng tạo cảm giác buồn nôn khiến người bệnh cảm thấy đắng miệng, đau rát vùng cuống họng,…
4/ Hay bị nôn khan vào buổi sáng
Nếu bạn cảm thấy hay bị buồn nôn và nôn khan vào buổi sáng sớm khi vừa mới thức dậy và triệu chứng này rất hay xuất hiện thì chứng tỏ bạn đã mắc phải hội chứng trào ngược dạ dày thực quản. Đây là dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP phổ biến hiện nay. Thông thường, người bệnh nôn không có thức ăn mà chỉ có nước và dịch lỏng chứa trong dạ dày.
Hiện tượng nôn khan vào buổi sáng gây cảm giác đắng miệng và đau họng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh. Nếu triệu chứng này không được tiến hành điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như rách niêm mạc thực quản, viêm họng, thậm chí nặng hơn có thể ung thư dạ dày, ung thư thực quản,…
5/ Chán ăn, mệt mỏi, cơ thể suy nhược
Cảm giác mệt mỏi, chán ăn, cơ thể suy nhược đều là triệu chứng mà cơ thể mách bạn đang nhiễm vi khuẩn HP. Một khi nhiễm vi khuẩn HP sẽ kéo theo nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, đau dạ dày,…
Triệu chứng của các căn bệnh này như buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu,… khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và không muốn ăn, thậm chí là sợ ăn. Chính vì vậy, tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài cơ thể sẽ không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để nuôi dưỡng dẫn đến cơ thể xanh xao, suy nhược.
6/ Ợ hơi nhiều
Ợ hơi ở những người có dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP thường khác xa so với người mắc phải các triệu chứng rối loạn về đường tiêu hóa. Đối với trường hợp bị rối loạn về đường tiêu hóa, ợ hơi chỉ là biểu hiện thông thường, xảy ra và hết sau đó vài phút.
Tuy nhiên, người bị nhiễm vi khuẩn Hp thường triệu chứng này xảy ra nhiều với tần suất cao và kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Bên cạnh đó, đi kèm với biểu hiện ợ hơi, người bệnh còn bị ợ nóng, gây cảm giác khó chịu, đau nhức ngay tại vùng ngực và bụng có cảm giác căng chướng do hơi sinh ra khá nhiều.
7/ Cảm giác chướng bụng và đầy hơi
Người bệnh bị nhiễm vi khuẩn HP thường có cảm giác chướng bụng và đầy hơi, nhất là trong thời điểm đang đói hay ăn no hoặc trước khi đi ngủ. Cảm giác này dễ nhận biết nhất vào những lúc người bệnh nghỉ ngơi với không gian yên tĩnh, bụng sẽ có dấu hiệu căng cứng, khó chịu. Đặc biệt, sau khi sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo no, đồ ăn chiên xào hay thức ăn cay nóng,…
8/ Trọng lượng cơ thể giảm không rõ nguyên nhân
Cân nặng thay đổi, sụt cân là dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP rõ ràng nhất mà bất cứ bệnh nhân nào cũng có thể nhận biết được bằng cách phán đoán thông qua tạng người. Thông thường, người bị nhiễm vi khuẩn HP sút cân thường không rõ nguyên nhân.
Tuy nhiên, vấn đề này xảy ra chủ yếu do vi khuẩn tấn công lớp niêm mạc gây ra các bệnh lý dạ dày ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa và hấp thu chất dinh dưỡng. Do đó, cơ thể không đủ dinh dưỡng để chuyển đến nuôi dưỡng các mô cơ quan khiến người bệnh cảm thấy mất sức.
Dần dần tình trạng này xảy ra trong thời gian dài gây suy nhược và sút cân không kiểm soát. Nếu người bệnh không chữa trị kịp thời, có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng như tụt huyết áp, suy tim,…
9/ Thiếu máu, thiếu sắt
Thiếu máu là hiện tượng số lượng hồng cầu thấp hơn mức bình thường hoặc cũng có thể xảy ra do hồng cầu không chứa đủ hemoglobin. Đây chính là dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP do vi khuẩn này chính là tác nhân gây xuất huyết dạ dày (chảy máu dạ dày). Chính vì điều này, lượng máu trong cơ thể sẽ bị mất đi và gây thiếu máu.
Người bệnh bị thiếu máu cơ thể không nhận đủ máu giàu oxy dẫn đến mệt mỏi và suy yếu, đau đầu, chóng mặt. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây mất máu nhiều gây khó thở, hạ đường huyết và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
10/ Màu sắc phân bất thường
Thông thường, ít ai quan sát màu sắc của phân nhưng việc làm này có thể giúp bạn phán đoán cơ thể có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, người có dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP thường có màu phân thay đổi bất thường.
Chẳng hạn như, phân thường có lúc nát,lúc cứng và khi đi ngoài có kèm theo nước.Tuy nhiên, đa phần người bệnh mắc phải vi khuẩn HP thường đi ngoài phân nát có nước, đôi khi lại có máu.
11/ Tiêu chảy
Nhiễm vi khuẩn HP cũng gây ra triệu chứng tiêu chảy ở người bệnh. Khác hẳn với tiêu chảy thông thường, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau tập trung chủ yếu ở vùng thượng vị và cơn đau thường âm ỉ, có khi đau quặn từng cơn và kéo dài. Do đó, khi thấy dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP này, người bệnh cần chữa trị kịp thời, tránh tình trạng mất nước, mất vi chất, nặng hơn có thể làm tăng nguy cơ tử vong.
Nhận biết triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP ở người lớn với trẻ em
Nhiễm vi khuẩn Hp ở trẻ em thường không có dấu hiệu đặc trưng và khó phát hiện hơn so với người lớn. Tuy nhiên, vi khuẩn HP trong dạ dày trẻ em thường gây ra những bệnh lý về dạ dày giống như người lớn, cụ thể như bệnh viêm loét dạ dày, u niêm mạc, đau dạ dày,…
Theo các nhà nghiên cứu và các số liệu thống kê y khoa trên thế giới chưa ghi nhận được bất kỳ trường hợp nào ung thư dạ dày ở trẻ em do vi khuẩn HP gây ra. Có thể nói, đây chính là điểm khác biệt giữa người lớn và trẻ em.
Ở trẻ em dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP thường rất khác biệt như trẻ bị đau ở vùng quanh rốn và thường đau ở vùng thượng vị. Có một số trẻ lại có triệu chứng ợ chua, ợ hơi hoặc nôn ra máu hay đi ngoài phân đen (trẻ bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP gây ra). Bên cạnh đó, mộ số trẻ chẳng có biểu hiện bất thường nào, chỉ thấy cơ thể xanh xao, thiếu máu, sút cân không rõ nguyên nhân.
Với 11 dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP trên đây, các bạn có thể tham khảo để nhận biết được bệnh và có cách phòng ngừa, khắc phục bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó, các bạn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bởi đây là con đường rất dễ lây nhiễm vi khuẩn HP.
Biên soạn: Nhật Vy
Để biết chính xác có nhiễm vi khuẩn HP hay không hãy: Xét nghiệm tìm vi khuẩn HP
Bài Được quan tâm nhất
Phác đồ điều trị vi khuẩn HP dạ dày mới nhất của Bộ Y tế
Nhiễm vi khuẩn HP gây viêm đau dạ dày có thể chữa khỏi 100%
Bị bệnh dạ dày Hp dương tính kiêng ăn gì?
Vi khuẩn HP có lây không? 4 con đường lây nhiễm Hp phổ biến
Giải đáp: Kết quả xét nghiệm vi khuẩn Hp âm tính là sao?
Chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Nam – Bác sĩ nói gì?
Bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày nên ăn gì?
Vi khuẩn Hp có lây qua đường ăn uống không? Bác sĩ giải đáp
Nhiệt độ bao nhiêu thì vi khuẩn Hp mới chết? Chuyên gia giải đáp
Cách xử lý vi khuẩn Hp dạ dày khi mang thai
em có tiền sử đau dạ dày .vừa qua e đau bụng đi khám bác sĩ bảo e bị viêm dạ dày .có dịch nhầy.vi khuẩn hp dương tính .rồi cho thuốc về nhà uống mà kô dặn dò phải kiêng gì cả .em đọc trên này thấy sợ quá .liệu em có lành bệnh kô bsi.em có bị ung thư không .mong bác si cho e một lời khuyên trong lúc này
Bạn em mới đi xét nghiệm và phát hiện là mình bị Hp. Nhưng khoảng 4 ngày trước, em và bạn ấy có ăn uống chung. Nhưng vậy cho em hỏi là em có bị nhiễm không và em có nên đi tới bệnh viện để kiểm tra không. Hiện tại sức khỏe vẫn bình thường và không có vấn đề gì hết, mong bác sĩ cho em một lời khuyên
em đi khám thì bsi nói em bị vr hp, bảo em mua thuốc điều trị, nhưng em không mua và bsi cũng không nói gì thêm, bảo khi nao muốn điều trị thì qlai, và e thấy dạo này dạ dày e nóng rát, thỉnh thoảng ợ chua và đầy bụng, không biết như vậy có sao không bsi, bsi cho em lời khuyên với ạ.