Các phương pháp xét nghiệm tìm vi khuẩn hp mới nhất 2018

Trong khi các dấu hiệu nhiễm vi khuẩn Hp thường gây nhầm lẫn với các bệnh lý đau dạ dày khác, thì các phương pháp xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp lại dễ dàng phát hiện ra chúng một cách nhanh chóng.

Vi khuẩn Hp là loại vi khuẩn có khả năng lây nhiễm rất cao qua nhiều con đường khác nhau. Mặt khác, các dấu hiệu nhận biết nhiễm vi khuẩn Hp thường rất giống với các biểu hiện bệnh lý dạ dày. Chính vì vậy, xét nghiệm vi khuẩn Hp là loại xét nghiệm vi sinh rất cần thiết trong Xét nghiệm Y học, giúp bác sĩ chẩn đoán và phát hiện sớm tình trạng bệnh để có hướng điều trị chủ động.

Nên xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp khi nào?

Theo ý kiến chuyên môn của bác sĩ Hà Văn Đại (chuyên khoa xét nghiệm vi sinh, hóa sinh bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương): Theo cơ quan kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo, người bệnh cần tiến hành xét nghiệm vi khuẩn Hp khi cơ thể có những biểu hiện báo động về bệnh như viếm loét tá tràng, viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó, bệnh nhân có tiền sử bị viêm loét hoặc người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng nhiễm Hp sau đây, cần làm xét nghiệm Hp.

  • Người bệnh cảm thấy miệng đắng và có cảm giác nuốt nghẹt.
  • Triệu chứng thứ hai rất dễ nhận biết của người bị nhiễm khuẩn Hp đó là hiện tượng thiếu máu không rõ nguyên nhân, da mặt người bệnh xanh xao, nhợt nhạt.
  • Người bệnh có khối u xuất hiện trên vùng bụng và thường có triệu chứng nôn, nôn khan vào buổi sáng sớm hoặc giảm cân không có chủ ý.
Xét nghiệm vi khuẩn Hp
Xét nghiệm vi khuẩn Hp khi nào?

Bên cạnh đó, một số trường hợp đặc biệt cần tiến hành xét nghiệm chẩn đoán vi khuẩn Hp ngay lập tức. Đó là trường hợp bạn có người thân như anh, chị, em hoặc bố, mẹ mắc bệnh ung thư dạ dày thì khả năng mắc các bệnh như viêm loét dạ dày tá tràng hay ung thư dạ dày ở bạn sẽ rất cao nếu nhiễm vi khuẩn HP. Chính vì điều đó, cho dù bạn có các xuất hiện hay không xuất hiện bất kỳ triệu chứng đau nào, tốt nhất bạn vẫn nên làm xét nghiệm chẩn đoán vi khuẩn Hp và điều trị, ngăn ngừa bệnh lý này xảy ra trong tương lai.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có nghĩa vụ cần phải làm các xét nghiệm kiểm tra vi khuẩn Hp. Bởi theo các chuyên gia của Hội khoa tiêu hóa Việt Nam, vi khuẩn Hp thường chung sống “hòa bình” trong dạ dày con người dưới dạng cộng sinh, đôi bên cùng có lợi. Do đó, người bệnh chỉ đi kiểm tra vi khuẩn Hp nếu thấy xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ về bệnh viêm loét dạ dày, tránh các trường hợp người khỏe mạnh đi xét nghiệm gây lãng phí tiền bạc.

4 phương pháp xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp

Dựa vào tình trạng và triệu chứng bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ tiến hành đưa ra các phương pháp xét nghiệm khác nhau. Chẳng hạn như nếu cơ thể bệnh nhân có các biểu hiện bất thường, người bệnh sẽ được nội soi dạ dày cùng với xét nghiệm Hp bằng cách test ure. Trong trường hợp, cơ thể không có bất kỳ báo động nào, test hơi thở không cần nội soi là điều cần thiết.

Một số phương pháp xét nghiệm vi khuẩn Hp chính xác và phổ biến nhất hiện nay như sau:

1/ Kiểm tra hơi thở (Kiểm tra hơi thở bằng đồng vị ure hoặc UBT)

Test thở kiểm tra vi khuẩn Hp là phương pháp được xem như “tiêu chuẩn vàng” giúp tìm ra vi khuẩn Hp gây bệnh. Biện pháp test đơn giản cho phép xử lý hơi thở của người bệnh để phát hiện vi khuẩn Hp trong thời gian ngắn. Xét nghiệm này có thể xác định được gần như tất cả người bị nhiễm khuẩn Hp. Đồng thời, chúng giúp kiểm tra các vết nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra đã được điều trị hoàn toàn hay chưa.

Test vi khuẩn kiểm tra vi khuẩn HP
Biện pháp tìm vi khuẩn Hp được ưu tiên sử dụng nhất hiện nay

Trong quá trình làm xét nghiệm, bệnh nhân sẽ được uống lượng nhỏ một chất đặc biệt có tên ure. Đây là sản phẩm mà cơ thể sản xuất khi nó phá vỡ protein. Nếu cơ thể có vi khuẩn Hp, chúng sẽ chuyển hóa ure thành carbon dioxide và amoniac. Lúc này, hoạt chất carbon dioxide  sẽ nhanh chóng chuyển hóa vào máu và đi tới phổi, bởi chúng có hoạt tính phóng xạ. Dựa vào đó, thiết bị kiểm tra sẽ ghi lại hơi thở của bạn khi bạn thở ra sau 10 phút và bác sĩ sẽ đưa ra kết quả kiểm nghiệm.

2/ Tìm vi khuẩn Hp bằng kiểm tra phân

Xét nghiệm phân là biện pháp xét nghiệm không xâm lấn, giúp kiểm tra vi khuẩn Hp có trong dạ dày chính xác nhất hiện nay. Thông thường, vi khuẩn Hp có trong dạ dày sẽ được bài trừ thường xuyên qua đường phân. Chính vì vậy, bác sĩ có thể phát hiện dấu vết vi khuẩn Hp thông qua xét nghiệm phân bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang. Nếu phân có màu xanh dương chứng tỏ bạn đã bị nhiễm vi khuẩn HP.

Xét nghiệm vi khuẩn Hp bằng kiểm tra phân là biện pháp được ưu tiên sử dụng trong đánh giá nhiễm khuẩn HP. Tuy nhiên, đây không phải là test nhanh, bởi kết quả kiểm nghiệm không nhanh chóng.

3/ Kiểm tra vi khuẩn Hp bằng xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là phương pháp được sử dụng để phân tích, tìm kháng thể đối kháng vi khuẩn Hp. Kháng thể ở đây là các protein do hệ miễn dịch của cơ thể điều tiết ra khi nó phát hiện sự có mặt của vi khuẩn Hp gây hại.

Xét nghiệm máu tìm vi khuẩn Hp
Phương pháp xét nghiệm máu tìm vi khuẩn Hp phổ biến

Xét nghiệm máu cho biết thời gian gần đây cơ thể bạn có bị nhiễm khuẩn Hp hay không. Bởi vì các kháng thể trong máu giảm rất chậm, cho nên khi bạn đã loại bỏ hết vi khuẩn Hp trong dạ dày, các kháng thể Hp vẫn tiếp tục tồn tại trong máu người bệnh sau khoảng thời gian dài. Do đó, Phương pháp này không thể cho bạn biết chính xác cơ thể bạn bị nhiễm vi khuẩn Hp trong thời gian bao lâu, hiện tại đã hết lây nhiễm hay còn tình trạng lây nhiễm vi khuẩn HP. Chính vì điều này, xét nghiệm máu không được sử dụng để phát hiện vi khuẩn Hp nếu người bệnh đã được chữa khỏi.

4/ Nội soi sinh thiết xét nghiệm vi khuẩn Hp (Clo Test)

Nội soi sinh thiết là phương pháp chính xác nhất để nhận biết bạn có bị nhiễm vi khuẩn Hp hay không. Không những thế, phương pháp này còn giúp đánh giá  vị trí tổn thương và tình trạng tổn thương trong dạ dày của bạn. Dựa vào đó, bác sĩ có thể phán đoán về diễn biến của bệnh và đưa ra phác đồ điều trị bệnh hiệu quả.

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng một đầu ống nội soi đi vào dạ dày của bạn theo đường ống thực quản. Sau đó, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô được gọi là sinh thiết tại vị trí tổn thương của dạ dày rồi đi làm Clo test (làm test urease, nếu dung dịch đổi sang màu hồng cánh sen, kết quả vi khuẩn Hp dương tính) hay thực hiện nuôi cấy vi sinh để phát hiện vi khuẩn Hp. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể dựa vào hình thái tổn thương của dạ dày và đưa ra những chẩn đoán sơ bộ về tình trạng nhiễm khuẩn Hp của người bệnh.

Có thể bạn quan tâm: Xét nghiệm vi khuẩn HP ở đâu chính xác

Trước khi xét nghiệm vi khuẩn hp cần chuẩn bị gì?

Để kết quả xét nghiệm và kiểm tra vi khuẩn đạt hiệu quả nhất, trước khi bắt đầu xét nghiệm, người bệnh cần chuẩn bị những điều sau đây.

+ Phương pháp kiểm tra hơi thở phát hiện Hp

Khi thực hiện test kiểm tra hơi thở, người bệnh không nên ăn uống trước khi test ít nhất từ 4 – 6 giờ đồng hồ.

Trước khi kiểm nghiệm 2 tuần, bạn cần phải ngừng sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc ức chế bơm proton (PPI), thuốc bismuth như Pepto-Bismolbismuth. Cụ thể như sau:

  • Dừng sử dụng thuốc kháng sinh trước khi làm test hơi thở ure ít nhất 4 tuần.
  • Dừng uống thuốc Sucralfate khoảng 2 tuần trước khi xét nghiệm
  • Dừng thuốc ức chế bơm proton ít nhất 1 tuần.
Ngưng sử dụng thuốc trước khi làm xét nghiệm
Người bệnh nên dừng thuốc trước khi tiến hành làm xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp

+ Đối với biện pháp xét nghiệm phân tìm vi khuẩn Hp

Thường mẫu phân xét nghiệm sẽ được thu thập ngay tại nhà trong công cụ y tế bác sĩ phát. Tuy nhiên, trước khi làm thí nghiệm kiểm tra phân, người bệnh không được sử dụng một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc kháng acid, thuốc trung hòa acid dạ dày hay thuốc bismuth hoặc thuốc bọc vết loét dạ dày,… ít nhất 2 tuần.

Ngoài việc lấy phân đi làm xét nghiệm còn nhiều vấn đề vệ sinh, người bệnh cần tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

+ Đối với phương pháp nội soi sinh thiết chẩn đoán Hp

Người bệnh cần nhịn ăn tối thiếu 6 giờ trước khi tiến hành nội soi, Ngoài ra, bệnh nhân nên trang bị thêm kiến thức cũng như chuẩn bị tinh thần, bởi xét nghiệm cũng có thể gây ra một vài ảnh hưởng nhỏ đến sức khỏe.

Trên đây là 4 phương pháp xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp được đánh giá cao, giúp tìm dấu vết vi khuẩn Hp nhanh chóng và chính xác. Tuy nhiên, mỗi loại xét nghiệm thường có ưu và nhược điểm khác nhau phù hợp với mỗi đối tượng và mức độ bệnh khác nhau. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp phù hợp với bạn nhất khi bạn tiến hành làm xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp.

Tổng hợp: Tiểu Mi

Có thể bạn quan tâm: Kết quả xét nghiệm vi khuẩn Hp âm tính là sao? (Chuyên gia giải đáp)

Ẩn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *