Vi khuẩn HP có lây không? 4 con đường lây nhiễm Hp phổ biến

Hiện nay số lượng người mắc các bệnh lý về dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày,… do vi khuẩn Hp gây ra ngày một tăng cao. Vậy với tình trạng bệnh tăng chóng mặt như thế này có thể lý giải là do vi khuẩn Hp lây lan hay không? Nếu có, vi khuẩn Hp sẽ lây lan qua những con đường nào?

Thư thắc mắc của bạn đọc:

Chào chuyên muc bacsidaday! Mình tên Mộc Miên, 25 tuổi , Khánh Hòa. Hiện tại, mình đang sống chung với cô bạn thân nhưng cô ấy bị đau dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra. Mình có nghe nói vi khuẩn này có thể lây lan từ người này qua người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp như dùng chung dụng cụ cá nhân, chén, bát,… Tuy nhiên, mình không biết thông tin này liệu có đúng không, mình cũng hơi hoang mang, bởi mình và bạn ấy rất thân nên tụi mình có dùng chung đồ với nhau. Mong chuyên mục trả lời giúp mình liệu vi khuẩn Hp có lây không và lây qua những đường nào cũng như cách phòng ngừa. Mình xin cảm ơn?

(Miên Nguyễn, mocmien……@gmail.com)

Chào bạn Mộc Miên. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục bacsidaday.com. Để biết vi khuẩn Hp có lây lan hay không và lây qua những con đường nào, hãy cùng tham khảo câu trả lời của bác sĩ Phan Đức Huân.

Tư vấn – Vi khuẩn HP có lây không?

Bác sĩ Phan Đức Huân nguyên trưởng Khoa phẫu thuật tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai, người đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về hệ tiêu hóa nói chung và bệnh lý dạ dày do vi khuẩn Hp nói riêng khẳng định:” Vi khuẩn Hp (Helicobacter Pylori) là loại vi khuẩn lây nhiễm từ người này sang người khác. Và khả năng lây nhiễm của vi khuẩn Hp xảy ra rất cao, không chỉ riêng người Việt Nam mà hầu hết tất cả mọi người trên thế giới đều có thể mắc phải nếu không cẩn thận phòng ngừa. Theo thống kê có khoảng 60% dân số thế giới, 80% dân số nước ta nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày và con số này ngày càng tăng cao.”

Vi khuẩn Hp có lây không?
Vi khuẩn HP có thể lây qua 4 con đường

Bác sĩ Đức Huân chia sẻ thêm: “Đây là loại vi khuẩn sống chủ yếu ở môi trường kỵ khí, đặc biệt trong dạ dày. Chúng được hai nhà bác học người Úc (Marshall và Warren) phát hiện trong mẫu mô của người đa dạ dày vào năm 1982. Chúng có khả năng sinh sôi, phát triển khá nhanh và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kíp thời.”

Con đường lây nhiễm vi khuẩn HP thường gặp

Có thể nói, vi khuẩn Hp có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng và chúng không phải là loại vi khuẩn có khả năng tự sản sinh hoàn toàn trong dạ dày mà phải thông qua con đường lây nhiễm để nhân số lượng. Vậy đâu là con đường vi khuẩn Hp có thể lây nhiễm?

Con đường lây nhiễm của vi khuẩn Hp rất đa dạng chẳng hạn chúng có thể lây nhiễm qua đường miệng, qua dụng cụ nội soi hoặc qua chén bác,… Do đó, để biết cách thức lây nhiễm như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu con đường lây nhiễm vi khuẩn Hp cụ thể hơn.

1/ Vi khuẩn Hp lây nhiễm qua đường miệng – miệng

Theo ý kiến của các chuyên gia nghiên cứu về vi khuẩn Hp cho biết:” Vi khuẩn Hp không chỉ có trong dạ dày mà chúng ta có thể tìm thấy ở khoang miệng và tuyến nước bọt của những bệnh nhân nhiễm phải loại xoắn khuẩn này. Chúng tập trung sống chủ yếu trong kẽ răng, mảng bám răng.Đây là nơi phòng thủ kiên cố, bởi các chất tẩy rửa, kem đánh răng không thể xâm chiếm được.”

Chính vì điều này, vi khuẩn Hp có thể lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp như dùng chung dụng cụ cá nhân, bàn chải, chén bát hay ly uống nước,… Ngoài ra, vi khuẩn cũng có thể truyền qua đường miệng – miệng khi hai người hôn nhau hoặc mẹ truyền sang con khi nhai mớm thức ăn.

2/ Vi khuẩn Hp lây lan qua đường dạ dày – miệng

Vi khuẩn Hp có khả năng lây nhiễm qua đường dạ dày – miệng nhưng tỷ lệ lây nhiễm thấp. Thông thường, các trường hợp bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra thường xuất hiện các triệu chứng ợ hơi, ợ chua hay buồn nôn,…

Điều này có nghĩa là vi khuẩn Hp sẽ theo đường dạ dày trào ngược lên miệng và thoát ra ngoài. Nếu người bệnh không biết cách vệ sinh sạch sẽ, khủ trùng sẽ làm tăng tình trạng lây nhiễm sang cho người thân hay bạn bè sống xung quanh.

Con đường lây nhiễm vi khuẩn Hp
4 con đường lây nhiễm chính của vi khuẩn Hp

3/ Lây nhiễm vi khuẩn Hp qua đường dạ dày – dạ dày

Đây là tình trạng lây nhiễm vi khuẩn Hp phổ biến mà người bệnh ít ngờ tới nhất. Bệnh nhân có thể bị nhiễm vi khuẩn HP thông qua phương pháp thăm khám nội soi dạ dày. Có thể nói rõ hơn, dụng cụ dùng để tiến hành nội soi và chẩn đoán bệnh cho người nhiễm vi khuẩn Hp tại cơ sở thăm khám không được vệ sinh sạch sẽ. Do đó, vi khuẩn Hp sẽ bám dính và tồn tại trên thiết bị. Sau đó, chúng được sử dụng để thăm khám cho người không bị bệnh dẫn đến hiện tượng lây nhiễm tăng cao.

4/ Vi khuẩn Hp lây qua đường phân – miệng

Vi khuẩn Hp lây qua đường phân – miệng bằng cách gián tiếp như sau: Người bị  nhiễm vi khuẩn Hp trong phân sẽ có chứa lượng lớn vi khuẩn này. Nếu bạn vệ sinh tay không sạch sẽ, không rửa tay bằng xà phòng sau khi đị vệ sinh, có thể làm tăng khả năng lây lan vi khuẩn khi bạn dùng tay bốc tức ăn.

Bên cạnh đó, các động vật trung gian như ruồi, gián, chuột,… cũng chính là tác nhân làm tăng khả năng lây truyền vi khuẩn Hp từ người này sang người khác. Bởi chúng có thể tiếp xúc với môi trường bẩn và bám vào thức ăn của bạn khi bạn không che đậy cẩn thận.

Biện pháp phòng ngừa vi khuẩn HP lây lan

Hiểu được con đường lây nhiễm của vi khuẩn Hp, bạn có thể chủ dộng phòng tránh lây nhiễm cho chính bản thân và những người thân trong gia đình bằng các biện pháp sau đây.

  • Vệ sinh tay chân sạch sẽ trước khi cầm nắm thức ăn hoặc sau khi đi vệ sinh xong. Tuy nhiên, các bạn nên sử dụng các loại xà phòng có tính diệt khuẩn nhằm ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn Hp.
  • Không nên dùng chung dụng cụ cá nhân, đồ dùng ăn uống như bàn chải đánh răng, chén, đũa,… với người bệnh nhiễm vi khuẩn Hp.
Phòng ngừa vi khuẩn Hp
Phòng ngừa lây lan vi khuẩn Hp bằng cách diệt côn trùng thường xuyên
  • Ngoài ra, các bạn cũng không nên gắp thức ăn cho người khác hay để người khác gắp thức ăn cho mình và tránh thói quen chọc ngoáy thức ăn trong đĩa bằng đũa của mình.
  • Không nên ăn thức ăn ngoài vỉa hè hoặc thực phẩm bẩn, không đảm bảo vệ sinh. Đồng thời, hạn chế ăn các món ăn sống như rau sống, gỏi nộm,… bởi chúng không tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Nếu bạn bị nhiễm vi khuẩn Hp, tuyệt đối không nên hôn hay dùng miệng nhai mớm thức ăn cho con trẻ, tránh trường hợp lây nhiễm chéo.
  • Vệ sinh nhà cửa, diệt trừ côn trùng, ruồi, muỗi,… và vệ sinh cho động vật nuôi thường xuyên, giảm thiểu khả năng lây bệnh.

Kết luận: Vi khuẩn Hp có khả năng lây nhiễm rất cao. Do đó, nếu bạn thân của bạn bị nhiễm khuẩn Hp dạ dày thì khả năng bạn mắc phải là không ngoại lệ. Trong trường hợp của bạn Mộc Miên, nếu bạn nhận thấy bản thân có xuất hiện các triệu chứng có vi khuẩn Hp, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và xác định nguyên nhân gây bệnh. Tại đây, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.

Hy vọng giải đáp về vi khuẩn Hp có lây không và 4 con đường lây nhiễm chính của chúng, sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chủng khuẩn này và có cách phòng ngừa bệnh hợp lý.

Biên tập: Tường Vi

Thông tin tham khảo: Bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày nên ăn gì?

Ẩn

Bình luận

  1. Nguyễn Thị Kim Yến, Gia Lai Trả lời

    cho hỏi:
    Vi rút HP có thể gây ung thư dạ dày vậy thì lượng HP trong máu bao nhiêu thì gây ung thư. Khi nào thì xác định là đã bị ung thư dạ dày? Mong được giải đáp kịp thời.
    Em cảm ơn.

    1. thanh hằng Trả lời

      chuyện này thì cũng chưa chắc là bao nhiêu phần trăm mới gây ung thư đâu bạn ak
      nếu bạn cứ nghĩ đến việc ung thư thì sẽ càng nguy hiểm hơn đầy
      vì khi bạn nghĩ đến chuyện gì đó khiến bạn cảm thấy lo lắng thì dạ dày của bạn sẽ thắt lại, rất đau đấy
      nên đừng suy nghĩ về chuyện ấy nxx nhé

  2. Vũ Thị Hoàng Dung Trả lời

    Bé nhà em 3 tuoi. Ba của bé mới khám suc khoe phat hien Hp duong tính, binh thuong bé hay uong nuoc chung với Ba. Vậy bác sĩ cho hỏi bé co bị lây bệnh k? Bé mới bắt dau di hoc duoc 2 tháng, sáng nao di hoc bé cung mắc ói, sáng nao k di hoc thi bé k ói khong biet có phai be cung bị nhiễm Hp k hay là do tâm lya bé sợ di hoc nên ói, giờ em muốn di khám cho bé xem có bị k thi nên khám ở dau, và làm những xét nghiệm gì, cảm ơn bác sĩ!

  3. trần thị bích thảo Trả lời

    Bác sỉ cho Tôi hỏi. Tôi mới đi khám bị phát hiện virus HP. Tôi có 1 bé 6T để biết được con tôi có bị hay không thì Tôi phải làm gì. xin bác sỉ tư vấn giúp tôi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *