Viêm niêm mạc dạ dày cấp và cách điều trị bệnh hiệu quả

Viêm niêm mạc dạ dày cấp là phản ứng viêm chỉ xuất hiện ở niêm mạc. Bệnh khởi phát và tiến triển nhanh chóng do dạ dày bị nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc với chất độc hại. Đặc điểm lâm sàn của viêm dạ dày cấp tính là: xuất hiện nhanh, mất đi nhanh và hầu như không để lại di chứng.

Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, biểu hiện của bệnh cũng như cách điều trị và phòng viêm niêm mạc dạ dày tái phát, những thông tin dưới đây sẽ hữu ích đến bạn.

viêm dạ dày cấp tính
Viêm niêm mạc dạ dày cấp là phản ứng viêm chỉ xuất hiện ở niêm mạc.

I. Hiểu về bệnh viêm niêm mạc dạ dày cấp tính

Viêm dạ dày cấp tính vô cùng phổ biến, là giai đoạn sơ khai, khởi phát của nhiều bệnh lý dạ dày nguy hiểm. Nguyên nhân nào gây bệnh? Dấu hiệu nhận biết bệnh là gì? Bệnh có nguy hiểm hay không? Bài viết sẽ giúp bạn làm rõ.

Bệnh viêm niêm mạc dạ dày cấp
Bệnh viêm niêm mạc dạ dày cấp và cách điều trị

 

1. Viêm niêm mạc dạ dày cấp tính là gì

Niêm mạc dạ dày được cấu tạo bởi 3 lớp: lớp đệm, lớp cơ đệm, lớp tế bào biểu mô phủ. Bề mặt niêm mạc có chỗ lõm xuống được gọi là khe, những tế bào biểu mô phủ đến tận đáy của các khe – nơi các tuyến đổ vo. Lớp đệm chứa nhiều tuyến, các mô liên kết gồm: tế bào sợi, sợi tạo keo, sợi cơ trơn, các mạch máu, mạch bạch huyết nhỏ…

Viêm dạ dày cấp tính là tình trạng vùng niêm mạc bị viêm, xung huyết, có bết trợt, loét. Bệnh có đặc tính khởi phát nhanh, tiến triển nhanh, phản ứng viêm xảy ra với cường độ mạnh, đột ngột, triệu chứng bệnh rầm rộ nhưng cũng biến mất nhanh mà không để lại di chứng nào.

Theo nhiều tài liệu y học, viêm niêm mạc dạ dày cấp tính có nhiều thể:

  • Viêm long dạ dày    

Ăn phải thức ăn chứa chất kích ứng, nhiễm khuẩn có thể gây viêm long dạ dày. Tổn thương do bệnh gây nên được biểu hiện bằng tình trạng niêm mạc dạ dày bị xung huyết, nhiều đám viêm xâm nhiễm bởi bạch cầu đa nhân ở niêm mạc. Khi bị bệnh, người bệnh thường cảm thấy căng tức, nóng rát vùng thượng vị, choáng váng, buồn nôn.

  • Viêm dạ dày thể ăn mòn

Tương tự như sắt để lâu ngoài không khí sẽ bị oxy hóa, khi những chất kích ứng liên tục tác động lên niêm mạc dạ dày sẽ tạo hiệu ứng ăn mòn, gây bệnh phù nề niêm mạc và sau đó là hoại tử tại chỗ. Sau một thời gian, các fibrin hàn gắn lại mô sẹo.

Biểu hiện lâm sàn chủ yếu của bệnh là đau thượng vị khi dạ dày tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng, kế đó là nôn, nôn ra, máu, trường hợp nặng có thể gây shock.

  • Viêm niêm mạc dạ dày thể xuất huyết

Khi bị viêm niêm mạc dạ dày thể xuất huyết, niêm mạc sẽ xuất hiện những chấm, đôi khi là mảng, đám xuất huyết dưới niêm mạc dạ dày. Nguyên nhân gây hiện tượng trên chủ yếu là do cơ thể dung nạp một số chất có nguồn gốc ngoại sinh như thuốc kháng viêm, bia, rượu…. Biểu hiện lâm sàn thường gặp của bệnh đó là xuất huyết. Trường hợp máu chảy nhiều và nặng có thể gây choáng, sốc.

  • Viêm niêm mạc dạ dày thể nhiễm khuẩn

Người bệnh mắc viêm niêm mạc dạ dày thể nhiễm khuẩn khi bị vi sinh vật gây nhiễm khuẩn xâm nhập. Bệnh khiến cho dạ dày bị sưng tấy, dịch rỉ làm mưng mủ ở một số vách niêm mạc và thành dạ dày, có thể gây viêm phúc mạc, thậm chí thủng dạ dày, gọi là dạ dày phù thũng.

Thể bệnh trên được suy giảm rất nhiều nhờ các loại thuốc kháng đặc hiệu. Tuy nhiên, những năm gần đây, thể bệnh có xu hướng gia tăng trở lại.

2. Nguyên nhân gây viêm niêm mạc dạ dày cấp tính

Có thể phân nguyên nhân gây viêm niêm mạc dạ dày cấp tính thành 2 nhóm: nội sinh và ngoại sinh.

# Yếu tố ngoại sinh

Một số yếu tố ngoại sinh gây bệnh viêm dạ dày cấp tính bao gồm:

  • Do vi rút, vi khuẩn và độc tố của nó.
  • Thức ăn quá nóng, quá lạnh, đồ ăn cứng, khó tiêu đều có thể gây viêm dạ dày cấp tính.
  • Lạm dụng một số thuốc giảm đau, giảm viêm, thuốc kháng sinh… như:  Aspirin, APC, cortancyl, Natrisalicylat, quinin, sulfamid,  phenylbutazol, digitalin,reserpin, kháng sinh, KCL…
  • Do kích thích nhiệt hay dị vật trong dạ dày
  • Do một số chất ăn mòn như: muối kim loại, thủy ngân. kiềm, axit sunfuric….

# Yếu tố nội sinh

Một số yếu tố nội sinh được các chuyên gia xác định là nguyên nhân gây bệnh viêm niêm mạc dạ dày cấp gồm:

  • Do mắc một số bệnh nhiễm khuẩn cấp như: cúm,. bạch cầu, sởi, viêm phổi, thương hàn, viêm ruột thừa, thoát vị hoành, tăng áp lực tĩnh mạch cửa…
  • Một số trường hợp dị ứng với thức ăn như tôm, ốc, hến đều có thể gây bệnh viêm dạ dày cấp tính.
  • Người bị stress nặng, chấn thương não, u não, người mới phẫu thuật bệnh thần kinh, tim, phổi, gan đều có khả năng mắc viêm niêm mạc dạ dày cấp.

3. Biểu hiện viêm niêm mạc dạ dày cấp tính

Triệu chứng viêm niêm mạc dạ dày cấp thường dữ dội, không quá “đánh đố” người bệnh trong việc nhận diện. Khi bị viêm niêm mạc dạ dày cấp tính, người bệnh xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Người bệnh cảm thấy đau tức vùng thượng vị, cơn đau có thể cồn cào, âm ỉ hoặc cũng có thể bùng phát dữ dội đi kèm với cảm giác nóng rát.
  • Người bệnh thường xuyên có cảm giác buồn nôn và muốn nôn.
  • Lưỡi bự, miệng có mùi hôi, nhiều trường hợp sốt từ 39 – 40 độ C.

4. Viêm niêm mạc dạ dày cấp tính có nguy hiểm không?

Về mức độ nguy hiểm, viêm dạ dày cấp tính là bệnh sơ cấp nhất trong tất cả những bệnh lý về dạ dày. Tuy nhiên, viêm dạ dày cấp nếu không dược chữa trị dứt điểm có thể chuyển thành mãn tính, bệnh tái đi phát lại khó điều trị dứt điểm, đồng thười khơi mào cho nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như: Xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày, thủng dạ dày…

Chính vì thế, ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường của  bệnh viêm niêm mạc dạ dày, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và có được cách chữa trị phù hợp.

II. Cách chữa trị viêm mạc dạ dày cấp tính

Để điều trị viêm  dạ dày cấp tính hiệu quả, người bệnh cần nắm những nguyên tắc sau:

  • Thứ nhất, điều tri nguyên nhân gây bệnh (nếu có). Chẳng hạn, nếu tác nhân gây viêm là do thực phẩm, hay nhiễm độc kim loai nặng…, người bệnh cần tránh xa nguồn cơn. Nếu tác nhân gây viêm dạ dày cấp là do lạm dụng thuốc giảm đau, người bệnh cần hạn chế sử dụng.
  • Bên cạnh việc tránh xa tác nhân gây hại cho dạ dày, người bệnh cần có biện pháp kích thích dạ dày tăng tiết chất nhầy, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi bị kích ứng bởi tác nhân gây hại.
  • Nếu như viêm niêm mạc dạ dày cấp tính do vi khuẩn Hp gây nên, người bệnh cần được chỉ định thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
  • Cuối cùng, người bệnh cần thiết lập cho mình chế độ ăn uống, sinh hoạt và xây dựng lối sống tích cực để hỗ trợ điều trị viêm dạ dày ở giai đoạn cấp tính hiệu quả.
chữa trị viêm mạc dạ dày cấp tính
Cách chữa trị viêm mạc dạ dày cấp tính

Một số loại thuốc được chỉ định cho người bị viêm niêm mạc dạ dày cấp gồm:

1. Thuốc giảm đau chống có thắt cơ trơn

Cơ trơn là cơ cấu tạo nên một số nội quan của đường tiêu hóa như thực quản, dạ dày, ruột… Sự co thắt cơ trơn nằm ngoài ý muốn, có nghĩa con người không thể điều khiển được hoạt động của cơ này.

Thuốc giảm đau chống cơ thắt cơ trơn có công dụng giãn cơ và giảm nhịp độ co bóp của dạ dày, từ đó giảm đau nhanh chóng và hiệu quả. Một số thuốc thuộc nhóm này gồm: Atropin, Papaverrin, Nospa, Spasmaveri….

2. Thuốc bao bọc và làm se niêm mạc dạ dày

Thuốc bao bọc và làm se niêm mạc dạ dày có công dụng giúp niêm dạ dày không bị axit tác động, che chở niêm mạc, làm liền vết sẹo ở niêm mạc, thực quản. Đồng thời, thuốc còn có thể hấp thu được chất độc và hơi (tác nhân khiến cho niêm mạc dạ dày bị kích ứng.

Loại thuốc bao phủ niêm mạc dạ dày được dùng phổ biến nhất hiện nay đó là gastropulgi, Phosphalugel, Trymo, Noigel.

3. Thuốc kháng axit

Thành phần chính của thuốc kháng axit là muối magnesium (hydroxyd, trisilicat, carbonat) và muối nhôm (hydroxyd, phosphat, carbonat).

Những muối trên có công dụng thực hiện phản ứng trung hòa axit Hcl tiết ra trong dịch tiêu hóa của dạ dày. Bên cạnh đó, thuốc kháng axit còn hoạt động như chất đệm cho axit dạ dày bằng cách tăng nồng độ PH và giảm sự tiết dịch ở dạ dày.

4.  Thuốc ức chế tiết axit dạ dày

Thuốc ức chế quá trình tiết axit ở dạ dày gồm có hai loại chính: thuốc ức chế thụ thể H2 và thuốc ức chế bơm proton.

# Thuốc ức chế thụ thể H2

Loại thuốc ức chế thụ tiết dịch vị ở dạ dày đầu tiên là thuốc kháng thụ thể H2. Một số thuốc kháng H2 gồm: cimetidin, ranitidin, famotidin. Những thuốc trên có cấu trúc gần giống Histamin nên cạnh tranh tác dụng của Histamin ở thụ thể H2, ức chế quá trình tiết axit dạ dày.

# Thuốc ức chế bơm proton

Thuốc ức chế bơm proton, tên viết tắt là PPI. Thuốc có tác dụng giảm tiết axit dạ dày bằng cách ngăn chặn enzyme trong dạ dày.

Một số thuốc ức chế bơm proton được dùng điều trị viêm dạ dày niêm mạc dạ dày cấp tính là: Esomeprazole, Rabeprazole, Pantoprazole, Lansoprazole, Omeprazole, Dexlansoprazole

III. Cách phòng viêm niêm mạc dạ dày cấp tính

Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, người bệnh cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ để hỗ trợ điều trị bệnh, đồng thời phòng bệnh tái phát hiệu quả.

bệnh viêm niêm mạc dạ dày cấp tính
Cách phòng viêm niêm mạc dạ dày cấp tính

1. Xây dựng chế độ ăn uống dành cho người bị bệnh dạ dày

  • Người bệnh nên bổ sung một số món ăn bổ dưỡng cho dạ dày như: món dễ tiêu, món ăn giúp trung hòa axit dạ dày, món ăn bảo vệ niêm mạc dạ dày. Ưu tiên những món ăn chứa nhiều tinh bột, có khả năng thấm hút để bảo vệ niêm mạc dạ dày như bánh mì, nánh nếp, bột năng, cơm, bánh quy…
  • Tranh dùng những món ăn cứng, thô, nhiều chất xơ như đậu đỗ, gạo lứt, rau trái… trong thời gian đầu bị đau dạ dày cấp tính/
  • Người bệnh nên hạn chế ăn một số món cay, nóng, đồ ăn lên men, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chết béo vì chúng gây kích ứng niêm mạc dạ dày, khiến cho dạ dày tiết nhiều axit hơn.
  • Tránh một số thực phẩm chứa nhiều chất kích thích gây kích ứng niêm mạc dạ dày như: rượu, bia, cà phê, socola…
  • Không hút thuốc lá vì chúng có thể làm tăng axit dạ dày, khiến cho tình trạng viêm ngày càng nghiêm trọng hơn.

Xem thêmBệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì? Bác sĩ tư vấn!

2. Thiết lập thói quen ăn uống khoa học

  • Nên ăn đúng bữa, đều đặn, không ăn quá no hay để bụng quá đói. Nên chia bữa ăn thành nhiều bõ nhỏ để giảm áp lực cho dạ dày.
  • Sau khi ăn, người bệnh không nên nằm ngay hoặc vận động mà mà người bệnh nên vận động bằng những động tác nhẹ nhàng.

3. Sinh hoạt lành mạnh

  • Người bệnh cần tránh căng thẳng, lo âu. Nếu như gặp những trở ngại tâm lý, nên tìm những hình thức giải tỏa như: yoga, thiền, gặp gỡ trò chuyện với bạn bè…
  • Người bị viêm dạ dày nên thường xuyên tậ thể dục để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể nói chung và dạ dày nói riêng.

Trên đây là một số thông tin giúp người đọc hiểu hơn về bệnh viêm niêm mạc dạ dày cấp tính. Mặc dù đây chỉ là giai đoạn sơ khai, nhẹ nhất của bệnh dạ dày nhưng nếu chủ quan, không sớm chữa trị có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn. Chúc bạn nhanh chóng cải thiện được bệnh.

Biên soạn: Hoàng Yến

Bạn đọc có thể tham khảo thêm: 

Ẩn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *