Khi nhận kết quả xét nghiệm Hp+, nhiều người hoang mang không biết vi khuẩn Hp có gây hại gì không? Nên làm gì khi phát hiện mình bị nhiễm khuẩn Hp?
Vi khuẩn Hp có tên khoa học là Helicobacter pylori, là loại xoắn khuẩn nguy hiểm, sinh sống và phát triển bằng cách bám lên lớp nhầy của niêm mạc dạ dày. Theo nhiều cứ liệu cho rằng, vi khuẩn Hp là nguyên nhân chính gây môt số bệnh nguy hiểm ở dạ dày như viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày… Để hiểu rõ hơn tác hại mà vi khuẩn này gây ra và tìm được cho mình một số giải pháp đối phó kịp thời, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.
I. Làm sao để biết bị nhiễm vi khuẩn HP+
Hiện nay, tỉ lệ người mắc bệnh dạ dày do khuẩn Hp gây ra lên đến 60%. Hp là loại vi khuẩn có gram âm, sinh sống và phát triển trong môi trường có nồng độ axit đậm đặc như dạ dày. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ trú ngụ dưới lớp lót niêm mạc dạ dày và sản sinh urease tấn công niêm mạc, gây nên các bệnh lý về dạ dày, xét nghiệm cho ra kết quả nhiễm khuẩn Hp dương tính (Hp+).
Hầu hết những trường hợp bị nhiễm khuẩn Hp hầu như không có triệu chứng cụ thể, rõ ràng. Chỉ đến khi Hp gây nhiễm trùng dẫn đến viêm, loét dạ dày, người bệnh mới nhận thấy được các biểu hiện:
- Đau vùng thượng vị: Cơn đau thường kéo đến âm ủ hoặc gặm nhấm, có khi đau thắt, dữ dội. Thông thường, tình trạng trên kéo dài vài giờ, cơn đau đến rồi đi.
- Chướng bụng, ợ hơi, ợ nóng: Vi khuẩn Hp hoạt động khiến cho người bệnh có cảm giác đầy hơi, chướng bụng mặc dù bụng rỗng. Triệu chứng trên xuất hiện vào thời điểm sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Cảm giác trên sẽ càng rõ ràng hơn khi người bệnh ăn một số thực phẩm cay, nóng, chất kích thích… Khí chướng tích tụ gây áp lực lên dạ dày. Để giảm áp lực trên, dạ dày phản ứng bằng cơ chế ợ hơi hoặc ợ nóng.
- Nôn và buồn nôn: Khi dạ dày không được khỏe, hoạt động tiêu hóa diễn ra kém khiến người bệnh có cảm giác đầy bụng, khó tiêu. Để giảm bớt áp lực, dạ dày đẩy khí lên khiến cho người bệnh có cảm giác buồn nôn, nôn để tống bớt thức ăn ra ngoài. Có khi dịch nôn chủ yếu là nước và chất dịch bên trong dạ dày.
- Rối loạn tiêu hóa: Ảnh hưởng của vi khuẩn Hp lên đường tiêu háo gây tình trạng rối loạn tiêu hóa. Người bệnh có thể vị táo bón do vi khuẩn Hp làm ngưng trệ quá trình sản sinh axit để tiêu hóa thức ăn hoặc bị tiêu chảy khi lượng nước thừa được bài tiết vào ruột.
- Mệt mỏi, suy nhược cơ thể: Vi khuẩn Hp gây bệnh cho dạ dày khiến bệnh nhân trở nên chán ăn, mệt mỏi, tiêu hóa kém, giảm cân không chủ ý.
- Phân đổi màu: Màu sắc của phân phản ánh phần nào thể trạng của người bệnh. Vi khuẩn Hp có thể gây xuất huyết dạ dày dẫn đến phân có lẫn thêm máu hoặc phân có màu đen.
✪ Cách chính xác giúp nhận biết bị Hp+
Các triệu chứng trên cũng có thể là biểu hiện của các loại bệnh lý dạ dày thông thường không do vi khuẩn Hp gây ra. Để chắc chắn, bạn nên đến bệnh viện để làm một số xét nghiệm kiểm tra vi khuẩn Hp dạ dày. Tại đây, bác sĩ sẽ thực hiện một số thao tác để kiểm tra vi khuẩn Hp trong dạ dày bằng cách:
- Xét nghiệm máu
Đây là cách đơn giản nhất giúp kiểm tra vi khuẩn Hp trong cơ thể của bạn. Bác sĩ sẽ trích một ít máu ở cánh tay bạn làm mẫu, gởi đến phòng thí nghiệm để phân tích và tìm kháng thể chống vi khuẩn Hp. Tuy nhiên, hình thức trên chỉ phù hợp với những đối tượng chưa từng điều trị vi khuẩn Hp.
- Kiểm tra hơi thở
Người bệnh sẽ được yêu cầu nuốt 1 chế phẩm chứa hoạt chất ure. Nếu như trong dạ dày bạn tồn tại vi khuẩn Hp, chúng sẽ phóng ra lượng enzym phá vỡ kết hợp trên. Theo đó, một hợp chất carbon dioxit cũng sẽ được giải phóng. Chuyên gia y tế sẽ dùng thiết bị chuyên dụng để nhận biết.
- Nội soi
Nội soi là dùng một dụng cụ dài, mỏng có gắn thiết bị ghi hình. Bác sĩ lòn dụng cụ này vào thực quản, xuống dạ dày. Kết quả trên máy ghi hình sẽ trả về máy tính. Dựa vào hình ảnh, bác sĩ sẽ quan sát được mức độ thương tổn của dạ dày. Khi nội soi, bác sĩ sẽ thực hiện thêm một số thao tác khác để lấy mẫu và phân tích.
- Kiểm tra phân
Đây cũng là một cách để biết bạn có bị dương tính với vi khuẩn Hp+ hay không. Trước khi áp dụng biện pháp này, người bệnh bắt buộc phải tạm ngưng các thuốc bơm proton (PPI) trong một thời gian dài.
II. Một số bệnh dạ dày nguy hiểm do HP+ gây ra
Nhiễm khuẩn Hp nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, chúng có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng con người. Người có kết quả xét nghiệm Hp+ thường có nguy cơ đối mặt với những biến chứng sau:
1. Viêm niêm mạc dạ dày
Viêm niêm mạc dạ dày là tình trạng khí huyết không lưu thông khiến niêm mạc dạ dày bị kích ứng quá mức, mạch máu bị giãn nở nhiều gây sưng, đỏ tại vị trí viêm, kết quả nội soi sẽ cho thấy rất rõ.
Lúc đầu, tình trạng viêm dạ dày chỉ ở giai đoạn cấp tính với những biểu hiện đau bụng, buồn nôn, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu… Nếu người bệnh chủ quan hoặc không có biện pháp chữa trị đúng đắn, bệnh sẽ chuyển sang mạn tính, công tác khắc phục hậu quả sẽ càng khó khăn hơn.
2. Viêm loét dạ dày tá tràng
Sau một thời gian trú ngụ dưới lớp màng nhầy của dạ dày, vi khuẩn Hp thường xuyên tiết urease, cytokin gây viêm, bào mỏng lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc. Dạ dày mất đi lớp “áo giáp” bảo vệ, lại chịu sự tấn công trực diện của axit dạ dày nên hình thành ổ loét.
Loét dạ dày tá tràng thường gặp ở đối tượng trên 40 tuổi. Hiện nay, căn bệnh này càng “trẻ hóa”. Vị trí ổ loét thường nằm ở phía bờ cong nhỏ, nhất là vùng nối giữa hang vị và thân vị.
Biến chứng nguy hiểm mà loét dạ dày tá tràng gây ra là bệnh nhân mất máu, chảy máu trong. Tình trạng chảy máu nếu không kiểm soát kịp thời sẽ gây thiếu máu, suy tim. Những vết viêm loét nếu không được điều trị, chúng sẽ hình thành sâu hơn và gây thủng dạ dày.
3. Ung thư dạ dày
Nhiễm khuẩn Hp gây tình trạng viêm mãn tính tại niêm mạc dạ dày. Viêm sưng lâu ngày làm giảm và mất tuyến bình thường của dạ dày, thay vào đó là các tổ chức xơ (còn gọi là viêm teo), niêm mạc bình thường bị thay thế bởi các biểu mô niêm mạc ruột, còn được gọi là dị sản ruột.
Tình trạng dị sản ruột và teo niêm mạc thường gặp ở 50% đối tượng nhiễm Hp+. Chính dị sản ruột và viêm teo mãn tính lan rộng dẫn đến ung thư dạ dày.
Ung thư dạ dày không có triệu chứng nhận diện rõ rệt. Khi các triệu chứng được biểu hiện ra bên ngoài cơ thể cũng là lúc bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, khó cứu chữa.
III. Làm gì khi bị nhiễm vi khuẩn HP+
Hiểu được tác hại nghiêm trọng mà vi khuẩn Hp gây ra, không ít bệnh nhân lúng túng, hoang mang không biết nên làm gì khi nhận được kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn Hp+. Để giúp người đọc an tâm, dưới đây B.S Hồng Vân (Khoa tiêu hóa Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM) sẽ định hướng cho bạn những điều cần làm khi bị nhiễm khuẩn Hp.
1. Sử dụng phác đồ trị vi khuẩn Hp+
Khi xét nghiệm vi khuẩn Hp cho ra kết quả Hp+, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc theo phác đồ điều trị Hp để ngăn chặn bệnh và tiêu diệt vi khuẩn một cách hiệu quả. Nhóm thuốc được chỉ định điều trị khuẩn Hp gồm: thuốc ức chế bơm Proton, thuốc Bismuth và thuốc kháng sinh.
- Nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI)
Đây là loại thuốc không thể thiếu trong phác độ điều trị vi khuẩn Hp. Loại thuốc bơm ức chế proton có vai trò làm cân bằng nồng độ PH trong dạ dày, giúp dạ dày hạn chế tiết dịch vị và axit. Nhờ vào loại thuốc trên mà kháng sinh khi đi vào dạ dày sẽ phát huy hết tác dụng và không phá hủy niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra, PPI cũng tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn Hp nhân lên. Giai đoạn này, vi khuẩn Hp cực kì nhạy cảm với thuốc kháng sinh nên dễ bị tiêu diệt nhanh gọn.
Một số thuốc bớm ức chế proton được chỉ định gồm: Omeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole, Rabeprazole, Esomeprazole, Ranitidin…
- Nhóm thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh có tac dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp trú ngụ trong dạ dày, quyết định phần lớn hiệu quả của đợt điều trị.
Một số loại thuốc thuộc nhóm trên: Amoxicillin, Clarithoromycin, Metronidazole, Tinidazole, Tetracycline
- Thuốc Bismuth
Khi dùng thuốc Bismuth, dưới ảnh hưởng của axit dạ dày, thuốc kết tủa tạo thành màng bọc lên ổ loét giúp làm lành nhanh chóng tổn thương, giảm tác động trực tiếp của vi khuẩn lên niêm mạc dạ dày.
Theo nghiên cứu, sự phối hợp của thuốc kháng sinh, thuốc bơm proton, thuốc Bismuth giúp 95% bệnh nhân bị nhiễm khuẩn được chữa trị hoàn toàn, bệnh không tái phát.
Cuộc chiến vi khuẩn Hp không đơn thuần là cuộc chiến của bác sĩ mà cần có sự phối hợp của người bệnh. Chính vì vậy, cần tuân thủ phác đồ điều trị, dùng đúng liều lượng, đúng giờ. Tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc vì dễ gây hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc, lờn thuốc, việc điều trị bệnh càng khó khăn hơn.
2. Có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý
Bệnh cạnh dùng thuốc, một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh có giúp hỗ trợ quá trình điều trị khi khuẩn Hp, đồng thời, ngăn ngừa một số biến chứng nguy hiểm do vi khuẩn Hp dạ dày gây ra.
# Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, hỗ trợ điều trị bệnh
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nguyên tắc để xây dựng chế độ ăn uống phù hơp cho người bị viêm loét dạ dày đó là loại bỏ một số món ăn tổn hại cho dạ dày, đồng thời, bổ sung các chất dinh dưỡng có khả năng kháng khuẩn, gia tăng chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Bổ sung nhiều rau xanh, thực phẩm giàu vitamin C:
Những nghiên cứu của dịch tễ học chỉ ra rằng, ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin C và rau xanh, đồ ăn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn Hp và một số biến chứng do vi khuẩn Hp gây ra.
- Tránh một số đồ uống, chất kích thích có hại cho dạ dày
Rượu, bia, đồ uống có ga, chất kích thích như thuốc lá…là những thứ cấm kị cho người bị Hp+ nói riêng và người bị các bệnh lý dạ dày nói chung. Những chất trên khi đưa vào cơ thể thế kích thích niêm mạc dạ dày tăng tiết axit, khiến cho bệnh càng nghiêm trọng hơn.
- Tránh một số thực phẩm ủ, lên men:
Những món lên men như củ kiệu muối, cà pháo, dưa muối có chứa hàm lượng lớn vi sinh vật lên men và nồng độ axit cao nên người bị Hp+ không nên dùng quá nhiều. Những món đã ủ men khiến dạ dày tăng tiết axit, dung nạp thêm một số vi khuẩn gây hại, phá hủy niêm mạc dạ dày.
- Tránh một số loại thực phẩm chứa nhiều đường
Những thực phẩm thuộc nhóm trên gồm socola, cà phê, thịt đỏ, thực phẩm đóng hộp, sữa…Khi nạp những chất trên vào cơ thể, người bệnh có thể bị đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng.
- Bổ sung thực phẩm có khả năng kháng khuẩn Hp
Người bệnh nên bổ sung trong thực đơn một số loại thảo dược có khả năng tiêu diệt vi khuẩn Hp. Một số loại thảo dược nằm trong nhóm trên gồm: cam thảo bắc, mật ong, nghệ, quế, tỏi, đại hoàng, nhựa từ cây nhũ hương. Đây đều là những vị thuốc dân gian hỗ trợ điều trị vi khuẩn Hp rất tốt.
# Thiết lập thói quen ăn uống khoa học
- Vi khuẩn Hp có thể lây qua đường ăn uống, qua miệng do vi khuẩn Hp có thể theo dịch tiết của dạ dày đến miệng, trú tại các mảng bám trên răng. Do đó người bệnh cần ăn chín, uống sôi, không dùng chung bát đũa với người có kết quả xét hiệm Hp+, không hôn trực tiếp, mẹ nhai thức ăn mớm cho con. Xem thêm : Vi khuẩn hp lây qua đường nào?
- Ăn đúng giờ, không bỏ bữa hoặc ăn quá no, không ăn xong nằm liền hoặc vận động mạnh khi vừa ăn xong.
- Tập thể dục hằng ngày để nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh, chống chọi được tác nhân gây bệnh.
- Thư giãn sau mỗi giờ làm việc và học tập bằng nhiều hình thức khác nhau như: nghe nhạc, xem phim, tản bộ, du lịch… Tránh làm việc quá sức, lo âu, căng thẳng kéo dài.
- Không thức khuya.
- Không tự ý dùng thuốc mà cần có sự chỉ định của bác sĩ: Nhiều bệnh nhân tự ý dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, chống viêm tùy tiện và không tuân thủ theo phác đồ trị bệnh của bác sĩ dẫn đến tình trạng vi khuẩn Hp kháng thuốc, gây khó khăn trong điều trị.
Trên đây, bài viết vừa vừa giới thiệu đến các bạn một số cách nhận biết mình bị nhiễm Hp+, tác hại do vi khuẩn Hp gây ra và một số biện pháp đối phó. Hiểu được tác hại và tầm quan trọng của việc chữa bệnh, điều bạn cần làm là thăm khám để có biện pháp điều trị kịp thời. Trong quá trình trị bệnh, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ, ăn uống sinh hoạt điều độ để hỗ trợ trị.
Chúc bạn khỏe mạnh!
Biên tập Nhi Trương
Thông tin hữu ích khác: Chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Nam – Bác sĩ nói gì?
Bài Được quan tâm nhất
Phác đồ điều trị vi khuẩn HP dạ dày mới nhất của Bộ Y tế
Nhiễm vi khuẩn HP gây viêm đau dạ dày có thể chữa khỏi 100%
Bị bệnh dạ dày Hp dương tính kiêng ăn gì?
Vi khuẩn HP có lây không? 4 con đường lây nhiễm Hp phổ biến
Giải đáp: Kết quả xét nghiệm vi khuẩn Hp âm tính là sao?
Chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Nam – Bác sĩ nói gì?
Bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày nên ăn gì?
Vi khuẩn Hp có lây qua đường ăn uống không? Bác sĩ giải đáp
Nhiệt độ bao nhiêu thì vi khuẩn Hp mới chết? Chuyên gia giải đáp
Cách xử lý vi khuẩn Hp dạ dày khi mang thai
Bị dạ dày mà có vi khuẩn HP là rất khó điều trị. Tôi điều trị khá nhiều rồi mà sao vẫn không hết khuẩn Hp+
Thấy có nhiêu anh chị dùng thuốc của trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc khỏi rồi, có ai đang dùng không chia sẻ đi
Em cũng bị viêm dạ dày hp, em không biết phải kiêng những loại thức ăn gì vậy ạ
Tôi bị viêm dạ dày hp+ chữa ở bệnh viện hòa hảo 1 tháng là hết vi khuẩn hp