Chế độ ăn uống cho người bị đau dạ dày được chuyên gia chia sẻ

Chế độ ăn cho người đau dạ dày như thế nào là hợp lý, khoa học, giúp hỗ trợ điều trị bệnh và ngăn bệnh quay lại?

Trước đây, bệnh dạ dày thường xem là bệnh nan y vì cơn đau thường xuyên tái phát và có những biến chứng nguy hiểm. Với sự tiến bộ của y học hiện đại, đã có nhiều biện pháp khắc phục bệnh hiệu quả. Tuy vậy, bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây thì chế độ ăn uống cũng quyết định thành công của công tác điều trị và giúp bệnh không có cơ hội quay lại. Chế độ ăn cho người đau dạ dày thế nào là hợp lý? Dưới đây, chuyên gia sẽ tư vấn cho người bệnh chế độ ăn uống hợp lý.

che do an cho nguoi dau da day
Chế độ ăn uống cho người bị đau dạ dày được chuyên gia chia sẻ

I. Chuyên gia tư vấn chế độ ăn cho người đau dạ dày

Theo bác sĩ Trương Ngọc Anh, Bệnh viện Nhân dân 115, TPHCM cho biết: Đau dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương được biểu hiện cụ thể bằng vùng sưng, viêm, loét ở niêm mạc. Có nhiều nguyên nhân khác nhau như: nhiễm khuẩn Hp, ngộ độc thực phẩm, do thói quen ăn uống không hợp lý, sinh hoạt không điều độ, căng thẳng, áp lực trong cuộc sống kéo dài đều làm tăng gánh nặng lên niêm mạc dạ dày, gây nên cơn đau.

chế độ ăn cho người viêm dạ dày
Người bị đau dạ dày cần bổ sung thực phẩm kháng axit, trung hòa axit, gia tăng lượng chất nhầy, tránh những thực phẩm kích ứng dạ dày tiết axit nhiều hơn.

Nếu không điều trị ngay từ khi những cơn đau cấp tính bùng phát, bệnh dễ chuyển sang mạn tính, bệnh nhân phải chung sống với bệnh chỉ còn là chuyện sớm muộn.

Đau dạ dày mãn tính mặc dù triệu chứng không dữ dội như đau cấp tính nhưng lại dễ tái phát, chỉ cần uống thuốc không đúng cách, uống thuốc bừa bãi, ăn uống và sinh hoạt không hợp lý thì niêm mạc dạ dày sẽ bị kích ứng, tái phát viêm bất kì lúc nào.

Nói như vậy để thấy được tầm quan trọng của chế độ ăn uống đến công tác phòng và điều trị bệnh như thế nào. Bệnh đau dạ dày liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống. Vậy, nên ăn gì, nên kiếng gì thì tốt?

Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Nguyễn Tường Vy (Giảng viên bộ môn Dinh dưỡng trường Đại học Y dược Hà Nội) cho biết: Trong dạ dày có chứa axit Hcl và pepsin có vai trò tiêu hóa thức ăn. Để tránh bị lớp axit bào mòn, niêm mạc dạ dày sẽ tiết chất nhầy để bảo vệ. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, dạ dày bị kích thích tăng tiết axit gây phản ứng ăn mòn. Dần dần, dưới sự tấn công của axit dư thừa, lớp chất nhầy ngày càng mỏng đi, gây viêm, loét…

Nắm được cơ chế trên, những người bệnh cần có chế độ ăn cho người đau dạ dày hợp lý, bổ sung cho cơ thể những thực phẩm có tác dụng kháng axit, trung hòa axit, gia tăng lượng chất nhầy để bảo vệ niêm mạc, tránh những thực phẩm giàu tính axit hay kích ứng dạ dày tiết axit nhiều hơn.

1. Đau dạ dày nên ăn gì?

Áp dụng nguyên tắc trên, bác sĩ Ngọc Anh cũng tư vấn đến người bệnh một số nhóm thực phẩm nên ăn. Cụ thể:

# Thực phẩm giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, trung hòa axit

Thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày có tác dụng như lớp đệm, bao bọc niêm mạc dạ dày, thấm hút axit bị tiết quá mức từ dạ dày.

Chế độ ăn cho người đau dạ dày
Người đau dạ dày nên ăn thực phẩm giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, trung hòa axit
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa và các sản phẩm từ sữa khá tốt cho người bị đau dạ dày. Nhiều người cho rằng sữa chua là thực phẩm lên men không tốt cho người bị bệnh dạ dày. Báo The Times of India  đã dẫn lời các chuyên gia Ấn Độ: “Sữa chua là nguồn  probiotic phong phú, rất tốt cho đường ruột và hệ tiêu hóa vì chúng có thể bổ sung vi khuẩn có lợi giúp hệ tiêu hóa làm việc trơn tru hơn. Người bệnh lưu ý nên chọn sữa đã tách béo, dùng sữa dê thay sữa bò vì chúng dễ tiêu hóa hơn.”
  • Các loại trà thảo dược: Người bị đau dạ dày nên dùng các loại trà thảo dược như: trà hoa cúc, trà gừng… Bạn có thể uống vào mỗi buổi sáng hoặc mỗi khi lên cơn đau để hạn chế tác động co thắt của dạ dày, trung hòa lượng axit và hạn chế axit dạ dày tiết nhiều hơn.
  • Thực phẩm giàu tinh bột: Những món thuộc nhóm này gồm:bánh xốp, bánh quy, yến mạch, bột sắn, bột gạo, khoai, gạo nếp. Chúng có tác dụng như một “miếng thấm hút” axit trong dạ dày, hạn chế phản ứng ăn mòn của axit dạ dày.
  • Các lại trái cây và rau củ có tính kiềm: Các loại trái cây bao gồm: chuối, đủ đủ, dưa hấu, dưa gang, táo; Các loại rau: rau chân vịt, cần tây; Các loại củ: cà rốt, khoai tây, khoai lang, bí ngô.

# Thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa

Dạ dày khi bị tỏn thương, hiệu suất làm việc ít nhiều bị suy giảm. Để tránh gia tăng áp lực, khiến dạ dày co bóp mạnh và làm việc lâu hơn, người bệnh nên bổ sung một số thực phẩm mềm, các loại đạm dễ tiêu.

Đau dạ dày nên ăn gì
Người bệnh nên bổ sung một số thực phẩm mềm, các loại đạm dễ tiêu.

Thực phẩm chứa đạm dễ tiêu hóa có nhiều trong thịt gà (không có da), thịt vịt, lòng trắng trứng gà, thịt chim cút, thịt nạc heo, các loại hải sản như cá, tôm, hến,…

Bên cạnh đó, người bệnh nên ăn đồ ăn mềm như cháo, súp để quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn.

# Thực phẩm giúp giảm tiết axit dạ dày, làm lành vết loét

Một số thực phẩm thuộc nhóm này gồm:

đau dạ dày nên ăn gì cho hết đau
Thực phẩm giúp giảm tiết axit dạ dày, làm lành vết loét – tốt cho người bị đau dạ dày
  • Gừng: Gừng có vị cay, tính ấm, được dùng làm gia vị trong bữa ăn hằng ngày. Bên cạnh đó, gừng còn được xem là chất kháng sinh tự nhiên vì chứa nhiều chất flavonoid có tác dụng kháng viêm, giảm đau, bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Hạt thì là: Trong thì lá chứa nhiều anethole – chất có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả. Đó là là lí do tại sao người Ấn Độ có thói quen nhai loại hạt trên sau mỗi bữa ăn.
  • Mật ong: Tương tự như gừng, mật ong cũng được xem là vị thuốc tự nhiên hỗ trợ điều trị đau dạ dày do viêm, loét hiệu quả nhờ thành phần kháng khuẩn, chống viêm flavonoid.
  • Bắp cải: nhiều nghiên cứu khoa học chủ ra rằng, bắp cải rất tốt cho người bị đau đạ dày, nhất là phụ nữ mang thai phải chịu cơn co thắt từ dạ dày nhưng không dám dùng thuốc điều trị. Trong bắp cải có nhiều thành phần tốt cho niêm mạc dạ dày, nhất là vitamin U trong loại rau này giúp làm lành vết loét, giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh đau dạ dày.
  • Nha đam: Nha đam có khả năng trị chứng ợ nóng, ợ chua do trào ngược dạ dày hiệu quả. Nhan đam cũng có tác dụng giảm tiết axit trong dạ dày, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung thêm một số loại thực phẩm thuộc nhóm trên như: việt quất, tỏi, nghệ, hạt chia, hạnh nhân, óc chó…

2. Đau dạ dày nên kiêng gì?

Bên cạnh việc bổ sung một số thực phẩm tốt cho người đau đạu dạ dày, một số món ăn sau bạn nên tránh gồm:

# Thức ăn khó tiêu

Những thực phẩm khó tiêu bạn nên tránh gồm:

Đau dạ dày nên kiêng gì
Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, các loại đạm khó tiêu không tốt cho người bệnh dạ dày
  • Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo

Các món chiên xào, rán không tốt cho sức khỏe và nhất là dạ dày vì chúng gia tăng áp lực lên hệ tiêu hóa, khiến cho dạ dày phải hoạt động lâu hơn để tiêu hóa hết phân tử chất béo phức tạp.

  • Đạm khó tiêu

Chất đạm là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, người bị đau dạ dày nên hạn chế một số loại đạm khó tiêu. Đạm khó tiêu có nhiều trong sữa bò. Do đó, khi dùng sữa bò, tình trạng bệnh dạ dày của nhiều người trở nên tồi tệ hơn vì triệu chứng ợ hơi, ợ chua, khó tiêu xuất hiện đều đều sau mỗi lần uống sữa.

Các loại thịt đỏ cũng được các chuyên gia khuyến khích không nên ăn thường xuyên.

# Thức ăn tăng tiết dịch vị axit

Khi dùng những thực phẩm thuộc nhóm này, dạ dày sẽ bị kích ứng khiến cho axit dạ dày tiết ra nhiều, dạ dày co bóp, làm việc vất vả hơn.

đang đau dạ dày nên ăn gì
Tránh ăn thực phẩm thuộc nhóm thức ăn tăng tiết dịch vị axit để tránh cơn đau dạ dày
  • Thức ăn cay, nóng

Chỉ cần tối hôm trước ăn đồ cay nóng, sáng hôm sau cơn đau dạ dày sẽ “đến thăm” bạn ngay. Trong đồ ăn cay chứa habaneros, jalapenos, capsaicin, và poblanos – có nhiều trong tỏi, tiêu, ớt… Những chất này khi tiếp xúc với dạ dày sẽ kích thích dạ dày tăng tiết axit, kích thích vào vết viêm, loét khiến chúng càng trầm trọng.

Có thể hình dung đơn giản: khi ớt bị dính lên mắt, mắt sẽ bỏng rát và chảy nhiều nước. Khi chà xát ớt lên tay, da đỏ ửng. Tương tự, khi tiếp xúc với dạ dày và khu vực viêm loét, khu vực trên sẽ bị kích thích mạnh.

  • Thực phẩm chứa chất kích thích

Đồ uống chứa nhiều chất kích thích như: rượu, bia, đồ uống có ga, cà phê, socola… cần được cấm tiệt trong thực đơn của người bị đau dạ dày. Những chất này khi đưa vào cơ thể sẽ ức chế quá trình tạo lớp màng nhầy khiến lớp bảo vệ dạ dày bị yếu đi. Lúc này, axit sẽ thừa cơ tấn công khiến bệnh nặng càng nặng hơn.

Những người thường xuyên uống đồ uống có ga cũng cần loại bỏ. Đồ uống có ga chứa nhiều đường fructose khó hấp thu trong dạ dày, uống nhiều sễ gây khó chịu, bụng cồn cào.

Người bệnh cũng không được phép hút thuốc lá vì chất nicotin trong khói thuốc sẽ kích thích dạ dày tăng tiết axit, điều này hoàn toàn không có lợi.

  • Thức ăn chứa nhiều axit

Để tránh gia tăng lượng axit trong dạ dày, người bệnh cần hạn chế một số thực phẩm chứa nhiều axit có trong một số loại trái cây như cam, quýt, bưởi…

Những món ăn lên men, chứa giấm như dưa cà muối, cải muối…cũng cần được hạn chế trong thực đơn của người bị bệnh dạ dày vì chúng chứa nhiều axit. Lượng vốn đã dư thừa, nay lại được gia tăng thêm gây nhiễu loạn đường tiêu hóa, bào mòn dạ dày, thành ruột.

Bên cạnh xây dựng cho mình chế độ ăn cho người đau dạ dày phù hợp, người bệnh hình thành và duy trì một số thói quen trong ăn uống như: ăn đúng giờ giấc, tuyệt đối không bỏ bữa, không ăn quá no, có thể chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, không vận động mạnh sau khi ăn hoặc nằm ngay sau khi ăn. Có như vậy, bệnh mới mau chóng thuyên giảm.

II. Các món ăn tốt cho người bị đau dạ dày

Để giúp bạn đỡ suy nghĩ: “Hôm nay ăn gì?”, 4 món ăn dưới đây được chuyên gia khuyên bổ sung vào chế độ ăn cho người đau dạ dày để giúp đẩy lui được bệnh.

1. Món cháo hạt kê

Áp theo nguyên tắc ăn uống dành cho người bệnh vừa trình bày bên trên, người bị đau dạ dày nên dùng thường xuyên các món cháo lỏng, súp bởi chúng dễ tiêu hóa, giảm thiểu nhanh triệu chứng đau dạ dày như đầy bụng, khó tiêu,…

Cách thực hiện món cháo hạt kê không hề khó, chỉ với hạt kê, đậu đỏ, lạc theo ti lệ: đậu đỏ bằng một nữa hạt kê và lạc.

 

đau dạ dày nên ăn gì để giảm đau
Cháo hạt kê – món ăn bổ dưỡng dành cho người đau dạ dày

+) Hướng dẫn cách thực hiện:

  • Ngâm các loại hath trên trong bát nước, để qua đêm
  • Vớt những nguyên liệu trên ra, cho vào nòi, đổ nước vào lượng vừa đủ rồi ninh nhừ.
  • Khi cháo hạt kê đã chín, bạn cho đường phèn với lượng vừa đủ vào. Khi nào đường tan hết thì tắt bếp.
  • Dùng cháo hạt kê khi còn ấm, không để qua hôm sau.

+) Công dụng của cháo hạt kê:

Theo bác sĩ Trương Ngọc Anh, món ăn trên có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thích hợp với những bệnh nhân tị vị kém. Dùng món trên thường xuyên giúp đẩy lùi triệu chứng đầy bụng, đau bụng do bệnh dạ dày gây nên.

2. Món dạ dày lợn hấp tiêu

Dân gian có câu “ăn gì bổ nấy”. Ăn dạ dày lợn để bổ dạ dày là lý do món ăn trên được ra đời.

đau dạ dày nên kiêng gì
Món dạ dày lợn hấp tiêu – ăn mỗi tuần để giảm đau dạ dày

+) Hướng dẫn cách thực hiện hiệu quả:

  • Dạ dày lợn đem chà sát với muối cho sạch chất bẩn, rửa đi rửa lại nhiều lần rồi cho têu, gia vị ướp.
  • hầm dạ dày lợn cho đến khi nào nhừ.
  • Ăn khi nóng. Mỗi tuần ăn món trên từ 1 – 2 lần để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

3. Cháo hạt sen

Nhắc đến hạt sen, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến việc chữa bệnh mất ngủ, khó ngủ Bên cạnh đó, hạt sen cũng rất tốt cho tì vị, mạnh dạ dày, thư giãn tinh thần, bệnh chậm phát triển.

đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì
Cháo hạt sen cũng rất tốt cho tì vị, mạnh dạ dày, thư giãn tinh thần, bệnh chậm phát triển.

+) Hướng dẫn cách thực hiện hiệu quả:

  • Giống như cách nấu những loại cháo khác, bạn cho hạt sen, gạo, nước vào ninh đến khi nhừ.
  • Thêm một ít khiếm thực để nâng cao hiệu quả.
  • Nêm nếm đường, muối cho vừa khẩu vị.

4. Thịt nạc hầm nấm

Trong nấm chứa nhiều axit amin tốt cho sứ khỏe con người. Thịt nạc hầm nấm rơm có tác dụng tiêu thực, ngừa ung thư, tốt cho bệnh nhân đau dạ dày.

đau dạ dày nên ăn gì vào buổi sáng
Thịt nạc hầm nấm rơm có tác dụng tiêu thực, ngừa ung thư, tốt cho bệnh nhân đau dạ dày.

+) Chuẩn bị:

  • 1 lạng thịt nạc
  • 100 gam nấm rơm

+) Hướng dẫn cách thực hiện hiệu quả

  • Thịt thái miến nhỏ, ướp gia vị cho thấm
  • Cho thịt và gào vào nồi ninh nhừ, đến khi cháo mềm thì cho nấm đã rửa sạch, thái nhỏ vào, ninh thêm 10 phút nữa rồi tắt bếp.
  • Món ăn trên chỉ nên ăn 1-2 lần trong tuần, không nên dùng liên tục.

Kết hợp chế độ ăn cho người đau dạ dày được chuyên gia tư vấn trên cùng với việc điều chỉnh thói quen ăn uống sinh hoạt và dùng thuốc điều trị, bệnh đau dạ dày sẽ nhanh chóng thuyên giảm và khó có cơ hội quay lại làm phiền bạn.

Chúc bạn chóng khỏi bệnh!

Yến Nhi

Thông tin hữu ích khác: 

Ẩn

Bình luận

  1. hay nhưng không biết sao cho hết bệnh viện lét dạ dày đấy mình bị hơn 1 năm rùi và kèm theo là táo bón , mình đang khổ với căn bệnh này , mìh rất mệt mỏi , xin mọi người ai có cách chữa trị mau khỏi mình xin cảm ơn.

  2. Xuân Trả lời

    Bạn có thể tới trung tâm để được khám và tư vấn cách chữa trị nhá, bạn mình đã khỏi rồi đó

    Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc
    số 132 Ô Chợ dừa, quận Đống Đa, HN

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *